Chủ tịch công đoàn là ai

Tôi tham gia vào Ban chấp hành công đoàn cơ sở và được bầu chức kế toán công đoàn đã được 1 năm. Và hiện tại tôi được bầu làm Chủ tịch công đoàn cơ sở. Vậy tôi vừa là chủ tịch công đoàn vừa kiêm nhiệm chức vụ kế toán công đoàn được không?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định như sau:

"I. BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
1. Bộ máy quản lý tài chính
Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở gồm chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ.
Chủ tịch công đoàn cơ sở là chủ tài khoản. Đối với Công đoàn cơ sở có đông đoàn viên, người lao động Chủ tịch công đoàn cơ sở có thể phân công Phó Chủ tịch hoặc ủy viên thường vụ phụ trách công tác tài chính và ủy quyền chủ tài khoản.
Ban Chấp hành [Ban Thường vụ] công đoàn cơ sở phân công người có nghiệp vụ kế toán làm kiêm nhiệm kế toán, kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn [công đoàn cơ sở không được bố trí Chủ tài khoản kiêm kế toán; kế toán kiêm thủ quỹ]. Đối với công đoàn cơ sở có tổ chức bộ máy kế toán [có 2 kế toán viên trở lên], Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phân công người làm nhiệm vụ kế toán trưởng.
Công đoàn bộ phận phân công 01 ủy viên Ban chấp hành công đoàn bộ phận trực tiếp phụ trách công tác tài chính để tổ chức thu, nộp đoàn phí; thanh quyết toán các khoản chi tiêu với công đoàn cơ sở theo phân cấp của công đoàn cơ sở. [...]"

Theo đó, Chủ tịch công đoàn cơ sở hiện đang là chủ tài khoản của công đoàn nên không thể bố trí kiêm nhiệm vị trí kế toán của công đoàn cơ sở.

Công đoàn cơ sở

Quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt của công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục II Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định như sau:

"II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
[...] 5. Quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt
- Công đoàn cơ sở phải mở tài khoản tại kho bạc, ngân hàng để quản lý tiền gửi của công đoàn cơ sở. Kế toán công đoàn cơ sở phải ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ thu, chi qua kho bạc, ngân hàng vào sổ theo dõi tiền gửi kho bạc, ngân hàng [Mẫu số S12-H].
Trường hợp công đoàn cơ sở sử dụng tài khoản của chuyên môn để quản lý tài chính của công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn do kế toán của chuyên môn kiêm nhiệm. Chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định các khoản thu, chi của công đoàn cơ sở theo quy định của Tổng Liên đoàn. Các chứng từ thu, chi phải sao lục riêng làm căn cứ để ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán, lưu trữ và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
- Mỗi công đoàn cơ sở chỉ được tổ chức một quỹ tiền mặt để phục vụ thu, chi tài chính công đoàn và các khoản thu, chi khác của công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở có thể sử dụng thủ quỹ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn cơ sở.
Thủ quỹ công đoàn cơ sở có trách nhiệm quản lý thu, chi, tồn quỹ tiền mặt. Các khoản thu, chi phải lập phiếu thu, phiếu chi hợp pháp và được ghi đầy đủ, kịp thời vào sổ quỹ tiền mặt [Mẫu số S11 - H]. Cuối tháng phải lập báo cáo tồn quỹ. Số dư tồn quỹ tiền mặt tối đa theo Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở.
Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất công đoàn cơ sở phải kiểm kê tồn quỹ tiền mặt. Thủ quỹ làm thâm hụt, chi sai phải bồi thường hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật."

Trường hợp nào thì phải bàn giao tài chính trong công đoàn cơ sở?

Căn cứ theo tiết 2.6 tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định như sau:

"III. CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
[...] 2. Quy định cụ thể
[...] 2.6. Bàn giao tài chính.
a] Bàn giao tài chính khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ.
- Khi thay đổi Chủ tịch Công đoàn cơ sở [Chủ tài khoản] kế toán khóa sổ kế toán và lập biên bản bàn giao tài chính cho Chủ tịch công đoàn mới. Trong trường hợp cần thiết, UBKT công đoàn đồng cấp hoặc cấp trên xem xét, tổ chức kiểm tra quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở niên độ liền kề thời điểm thay đổi chủ tài khoản để làm cơ sở bàn giao.
- Khi thay đổi kế toán phải khóa sổ kế toán và lập biên bản bàn giao tài chính cho kế toán mới [bao gồm cả chứng từ, sổ kế toán, báo cáo, dự toán, quyết toán thu, chi].
- Khi thay đổi Thủ quỹ phải lập biên bản bàn giao quỹ cho Thủ quỹ mới.
b] Bàn giao tài chính khi Công đoàn cơ sở giải thể.
- Công đoàn cơ sở quyết toán thu, chi tài chính đến thời điểm kết thúc hoạt động.
- Nộp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính, tích lũy tài chính [Số dư các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Kho bạc, số còn phải nộp cấp trên, số cấp trên còn phải cấp] đến thời điểm kết thúc hoạt động, con dấu cho công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở [lập biên bản ký nhận của đại diện bên giao và bên nhận]. [...]"

Như vậy phải bàn giao tài chính trong công đoàn cơ sở khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ hoặc khi công đoàn cơ sở giải thể.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý

Công đoàn cơ sở và cán bộ công đoàn cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi chính đây là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; tham gia quản lý Nhà nước,...

Từ nhận thức và xác định tầm quan trọng đó, thời gian qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động TP. Hồng Ngự đã ban hành Hướng dẫn về khen thưởng “Cán bộ công đoàn cơ sở giỏi”, với đầy đủ các tiêu chí đề ra, để mỗi đồng chí cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là Chủ tịch CĐCS làm căn cứ phấn đấu thực hiện. Đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo các cấp công đoàn cơ sở triển khai quy trình chấm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ công đoàn, trên cơ sở đó làm căn cứ xét khen thưởng thi đua và bình chọn cán bộ công đoàn viên điển hình tiêu biểu, để biểu dương khen thưởng.

Chị LÝ KIM THẢO – Chủ tịch CĐCS phường An Lộc phát biểu: “Hàng năm, CĐCS phường luôn triển khai thực hiện tốt theo các kế hoạch, hướng dẫn của Công đoàn cấp trên, Trong đó, đáng chú ý là hướng dẫn về việc thi đua khen thưởng “Cán bộ công đoàn cơ sở giỏi”, để cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức nắm và phấn đấu thực hiện. Thì nhìn chung, nhờ làm tốt công tác này nên hàng năm, Công viên CĐCS phường luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là nhiều công viên đạt tiêu chuẩn Cán bộ công đoàn cơ sở giỏi, được Công đoàn cấp trên khen thưởng”.

Bên cạnh đó, các Chủ tịch công đoàn cơ sở cũng tích cực tham gia thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở; mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động. Nhiều Chủ tịch công đoàn cơ sở đã xác định được trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác công đoàn đề ra; chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách chủ động, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Điển hình như CĐCS xã Tân Hội, ngoài việc triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, Ban chấp hành Công đoàn luôn chủ động nắm bắt tâm tư, nguyên vọng của Công đoàn viên, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; thường xuyên thăm hỏi, tặng qùa đối với những Công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, để họ an tâm công tác; vận động các mạnh thường quân trong và ngoài xã, hỗ trợ vốn cho công đoàn viên, phát triển làm ăn; hỗ trợ xây cất nhà cho công đoàn viên nghèo,….

Anh NGUYỄN THANH XUÂN – Chủ tịch Công đoàn cơ sở xã Tân Hội nói: “Thời gian qua, hoạt động Công đoàn cơ sở xã luôn sâu sát, gần gủi với đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, là tích cực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Không thờ ơ, vô cảm khi tiếp xúc, giải quyết công việc của đoàn viên, người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn xã cũng thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình hoạt động của Công đoàn cấp trên, góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên, người lao động trên địa bàn xã.

Ngoài ra, trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, hàng năm các Chủ tịch Công đoàn cơ sở cũng đã kịp thời phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức tốt hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động, đảm bảo đúng trình tự, nội dung, từng bước nâng cao chất lượng; tổ chức tốt việc vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, Công đoàn cấp trên. Qua các mô hình và phong trào đã có nhiều tập thể và cá nhân công đoàn viên tiêu biểu được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Tỉnh tặng Bằng khen, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố tặng giấy khen. Điển hình như: phong trào thi đua xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và an toàn giao thông trong cán bộ công chức, viên chức; mô hình nuôi heo đất, hùn vốn xoay vòng không tín lãi,….

Ông BÙI THANH PHÁT – P. Chủ tịch LĐLĐ TP. Hồng Ngự phát biểu: “Từ khi triển khai thực hiện phong trào thi đua “Đoàn viên, người lao động TP. Hồng Ngự làm theo lời Bác”. Các Chủ tịch công đoàn cơ sở, đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình trên cương vị công tác được giao. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở luôn tích cực vận động, tổ chức thực hiện tốt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên đi vào cuộc sống tại cơ sở; điều hành hoạt động, giải quyết tốt các vấn đề, khi có chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ. Đặc biệt, luôn quan tâm gần gũi, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; tích cực tham gia cùng với người sử dụng lao động tìm giải pháp, để khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động”.

Để phong trào thi đua trong các tổ chức công đoàn được lan tỏa rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động hưởng ứng tham gia, trong thời gian tới, các cấp công đoàn Thành phố sẽ tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của đoàn viên, người lao động về mục đích, ý nghĩa phong trào thi đua “Đoàn viên, người lao động thi đua làm theo lời Bác”; tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; gắn thực hiện các phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động trong đoàn viên, người lao động.

Hoàng Phương

Video liên quan

Chủ Đề