Chứng chỉ là loại hình đào tạo gì năm 2024

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định Luật Giáo dục 2019.

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

+ Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

+ Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

+ Bằng tốt nghiệp trung cấp;

+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng;

+ Bằng cử nhân;

+ Bằng thạc sĩ;

+ Bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

2. Chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ có thể được hiểu là văn bằng chính thức chứng nhận do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý lâu dài.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

3. Hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

- Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

- Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

+ Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

+ Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

+ Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

+ Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

4. Điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

Điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT như sau:

- Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.

- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT như sau:

[1] Thẩm quyền cấp văn bằng được quy định như sau:

- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;

- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;

- Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;

- Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;

- Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc [trừ các trường đại học thành viên].

[2] Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.

6. Thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

- Người có thẩm quyền quy định tại [1] mục 5 có trách nhiệm cấp văn bằng cho người học trong thời hạn sau:

+ 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ.

- Người có thẩm quyền quy định tại [2] mục 5 có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc dự thi lấy chứng chỉ.

- Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp được cơ sở giáo dục nơi đã theo học cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn;

Người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và văn bằng giáo dục đại học.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Hình thức đào tạo các chứng chỉ là gì?

- Hình thức đào tạo chứng chỉ [Diploma] là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

Loại hình đào tạo là gì?

Loại hình đào tạo nghĩa là trường đại học, cao đẳng đó có đào tạo những hệ đào tạo gì. Loại hình đào tạo bao gồm một số hệ dưới đây: – Loại hình đào tạo hệ trung cấp chính quy. – Loại hình đào tạo hệ trung cấp tại chức.

Chứng chỉ đào tạo khác chứng chỉ sơ cấp như thế nào?

- Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có 100% các kết quả kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu. - Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại.

Giấy chứng nhận và chứng chỉ khác nhau như thế nào?

Chứng nhận được trao khi hoàn thành một khóa đào tạo, đánh giá về quá trình học tập. Chứng chỉ được trao cho một cá nhân cụ thể dựa trên đánh giá của bên thứ ba về năng lực của ứng viên. Chứng chỉ được cấp khi học viên hoàn thành một khóa đào tạo. Chứng nhận được cấp thông thường, không phải gia hạn liên tục.

Chủ Đề