Chứng minh luật hành chính Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp điều chỉnh quyền uy phục tùng

Chứng minh rằng phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phươngpháp mệnh lệnh đơn phương bắt buộcXuất phát từ khái niệm về luật hành chính là một ngành luật trong hệ thốngpháp luật nước ta bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quuan hệ xãhội phát sinh trong quá trình hoạt động qủan lý hành chính nhà nước của các cơquan hành chính nhà nước. Trong nội bộ cơ uan hành chính nhà nước và trong quátrình các cá nhân hay tổ chức được trao quyền hay tổ chức thực hiện tổ chức quảnlý hành chính nhà nước đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định. Mặy khácphương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung là cách thức tác động củangành luật ấy nên đối tượng của nó. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hànhchính là cách thức mà luật hành chính tác động đến các nhóm đối tượng của luậthành chính.Vậy thực tiễn nhất phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là do xuấtphát từ việc thực hiện chấp hành, điều hành nên phương pháp điều chỉnh của luậthành chính là mệnh lệnh, đơn phương được hình thành từ quan hệ “ Quyền lựcphục tùng ” giưã một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắtbuộc thi hành đối với một bên có nghĩa vụ, phục tùng các mệnh lệnh đó. Chínhquan hệ này đã thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lýhành chính nhà nước .Những biểu hiện sau đây làm sáng tỏ thêm phương pháp điều chỉnh của luậthành chính là phương pháp bất bình đẳng về ý chí :- chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình nênđối tượng quản lý. Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đặt ý chí của chủ thểquản lý nên đối tượng quản lý cũng được thực hiện trong nhiều trường hợp khác :+ Hoặc bên có thẩm quyền đơn phương ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt racác quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra thực hiện chúng. phía bên kiaphải thực hiện các mệnh lệnh, các quy định đó. Ví dụ : Chính phủ ra mệnh lệnhcho các cấp, các ngành phải tích cực phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão đồngthời kiểm tra đôn đốc việc thực hiện này đối với các cấp, các ngành, Chính phủ đặtra các quy định về xử phạt vi phạm hành chính ...Các đối tượng quản lý có liênquan phải tuân thủ và thực hiện các mệnh lệnh và những quy định đó .+ Hoặc bên có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đáp ứng hay bác bỏ yêucầu, kiến nghị của đối tượng quản lý. Trong trường hợp này quyền quyết định vẫnthuộc về cơ quan có thẩm quyền, Vì vây nếu có sự trùng hợp ý chí .Ví dụ : Côngdân có quyền làm đơn yêu cầu UBND huyện cấp giấy sử dụng đất hay giấy xâydựng nhà ở ,UBND huyện có thể chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu này của công dân.+ Hoặc cả 2 bên đều có quyền hạn nhất định nhưng ở bên này quyết điều gìphải được bên kia cho phép hay phê chuẩn cùng phối hợp quyết định. Khi đó phảicó sự phối hợp giữa nhiều chủ thể nhân danh nhà nước mới thực hiện việc áp đặt ýchí đối với đối tượng uản lý. Ví dụ : cơ quan công an cần bắt giữ đối tượng quảnlý phải có sự phối hợp đồng ý của cơ quan Viện kiểm sát, lệnh bắt phải có sự phêchuẩn của Viện trưởng viện kiếm sát nhân dân thì mới được áp dụng .- biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng còn thể hiện ở chỗ một bên cóthể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm buộc đối tượng quản lýphải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quanhệ quản lý hành chính nhà nước luôn biểu hiện rõ nét không phụ thuộc vào cácquan hệ đó. Sự không bình đẳng giữa các bên là cơ quan hành chính nhà nước vớicác tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, công dân và các đối tượng quản lý khác khôngbắt nguồn từ quan hệ tổ chức mà bắt nguồn từ quan hệ “ phục tùng ”trong các quanhệ đó cơ quan hành chính nhà nước, nhân danh nhà nứơc để thực hiện chức năngchấp hành - điều hành đối với đối tượng quản lý, các đối tượng quản lý phải phụctùng ý chí của nhà nước mà người đại diện là cơ quan hành chính.Sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước cònthể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương bắt buộc của các quyết định hành chínhnhà nước và các chủ thể quản lý hành chính đưa vào thẩm quyền của mình trên cơsở phân tích đánh giá tình hình, có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biệnpháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng là cưỡng chế màcòn dựa vào các biện pháp khác như giáo dục thuyết phục không có hiệu quả mớidùng đến cưỡng chế.Kết luận : Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương phápmệnh lệnh đơn phương bắt nguồn từ quan hệ “ quyền lợi- phục tùng”. Phươngpháp này được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản sau :+ Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia qquan hệ hành chính,một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các bênquyết định hành chính còn bên kia phải phục tùng các quyết định đó .+ Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyếtđịnh công việc một cách đơn phương xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, củaxã hội trong phạm vi quyền hạn của mình để chấp hành pháp luật.+ Quyết định đơn phương cử bên sử dụng quyền lực nhà nước co hiệu lựcbắt buộc thi hành đối với bên hữu quan và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡngchế nhà nước.

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “ quyền lực – phục tùng ” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính được quy định như thế nào 

Đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật . Nhưng cũng có những trường hợp cùng với đối tượng điều chỉnh còn phải sử dụng phương pháp điều chỉnh thì mới có thể phân biệt rõ ràng .

– Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “ quyền lực – phục tùng ” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó . Chính mối quan hệ “ quyển lực – phục tùng ” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước . Sự không bình đẳng đó là sự không bình đẳng về ý chí và thể hiện rõ nét ở những điểm sau :

– Trước hết , sự không bình đẳng trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ chủ thể quản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lí . Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đặt ý chí của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí trong những trường hợp khác nhau được thực hiện dưới những hình thức khác nhau: + Hoặc một bên có quyển ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định , mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền . Ví dụ điển hình cho trường hợp này là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới , giữa thủ trưởng với nhân viên .

+ Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó. Ví dụ : Công dân có quyền yêu cầu [ cùng với những giấy tờ nhất định ] công an quận, huyện giải quyết cho di chuyển hỗ khẩu . Công an quận , huyện xem xét và có thể chấp nhận yêu cầu [ nếu hồ sơ của công dân đó là hợp lệ ] hoặc không chấp nhận [ nếu hồ sơ không đầy đủ , không hợp lệ ] .

+ Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định. Ví dụ : Quan hệ giữa Bộ giáo dục và đào tạo và các bộ khác về việc quyết định hình thức , quy mô đào tạo . Việc các bộ khác quyết định hình thức , quy mô đào tạo phải được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép hay phê chuẩn

Xem thêm: Phân biệt luật hành chính với một số ngành luật khác

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

– Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lí phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Các trường hợp này được pháp luật quy định cụ thể nội dung và giới hạn. Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó. Sự không bình đẳng giữa các bên là các cơ quan trong bộ máy nhà nước bắt nguồn từ quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong tổ chức của bộ máy nhà nước . Sự không bình đẳng giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội , đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân khác không bắt nguồn từ quan hệ tổ chức mà từ quan hệ quyền lực – phục tùng “.

Trong các quan hệ đó , cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành – điều hành trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Do vậy , các đối tượng phục tùng ý chí của Nhà nước mà người đại diện là cơ quan trên phải hành chính nhà nước , Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính. Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lí hành chính khác , dựa vào thẩm quyền của mình , trên cơ sở phân tích , đánh giá tình hình có quyển ra những mệnh lệnh hoặc để ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể . Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định .

Trong thực tiễn quản lí có những trường hợp cơ quan hành chính nhà nước ra quyết định do yêu cầu của cơ quan cấp dưới , đơn vị trực thuộc hay của cá nhân. Cũng có nhiều trường hợp trước khi ra quyết định các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tổ chức trao đổi, thảo luận về nội dung quyết định với sự tham gia của đại diện cho cơ quan cấp dưới , đơn vị trực thuộc hoặc những đối tượng có liên quan.

Ngay cả trong những trường hợp này quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn có tính chất đơn phương bởi vì yêu cầu của các đối tượng có liên quan , của cấp dưới hoặc ý kiến đóng góp trong các cuộc thảo luận không có tính chất quyết định mà chỉ là những ý kiến để chủ thể quản lý hành chính nhà nước nghiên cứu , xem xét , tham khảo trước khi ra quyết định

Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối tượng quản lí. Tính chất bắt buộc thi hành của các quyết định hành chính được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên, các quyết định hành chính đơn phương không phải bao giờ cũng được thực hiện trên cơ sở cưỡng chế mà được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục.

Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương . Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc :

– Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước : một bên được nhân danh nhà nước , sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính , còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy .

– Bên nhân danh Nhà nước , sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước , của xã hội . Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước.

 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật tố tụng được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề