Tại sao gọi là hoa gạo

Cây Hoa Gạo còn gọi là Hoa Mộc Miên. Là giống cây rất quen thuộc đối với người dân nước ta, nhất là ở những vùng nông thôn miền Bắc.

  • Tên gọi khác: Cây hoa gạo còn được gọi là Mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ…
  • Tên khoa học là Gossampinus malabarica [DC]. Merr., thuộc họ Gạo [Bombaceae].
  • Hoa nở: Tháng 3
  • Phân bố: Miền bắc Việt Nam.
Cây Hoa Gạo hay còn gọi là Mộc Miên

Mô tả dược liệu Mộc Miên – Hoa Gạo

Cây hoa gạo có thể cao tới 15m hoặc hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, lá kép chân vịt với 5 – 8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài chừng 9-15, rộng 4-5cm.

Vào mùa xuân, lá gạo rụng hết, hoa bắt đầu nở đỏ tươi trên những cành nhỏ trước khi có mầm và lá non, khiến cả cây gạo bừng lên một sắc màu tươi thắm hết sức ấn tượng. Người ta yêu cây gạo không những vì vẻ đẹp của nó, mà còn vì các bộ phận của cây như hoa, vỏ thân và rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Vỏ thân chứa nhiều chất nhầy; Hoa chứa 85,66% nước, 1,38% chất đạm, 11,95% chất đường, 1,09% chất khoáng; Hạt chứa 25% tinh dầu.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh hơn so với Chloromycetine và Berberine.

Theo y học cổ truyền

Vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật đả…

  • Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị tiết tả [đi lỏng], lỵ tật [kiết lỵ], băng huyết, sang độc [viêm loét, nhọt độc], xuất huyết do chấn thương…
  • Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ huyết [giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu và thu sáp, băng se vết thương], thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, xích lỵ [kiết lỵ phân có máu], loa lịch [lao hạch], sản hậu nhũ thũng [sưng vú sau khi sinh con], tổn thương do trật đả.
  • Trong các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Sinh thảo dược tính bị yếu, Lĩnh nam thái dược lục, Hồng nghĩa giác tư y thư, Hải Thượng y tông tâm lĩnh…, các bộ phận của cây gạo đều được sử dụng để làm thuốc với những kiến giải khá độc đáo.
Mỗi độ tháng 3 về Hoa Gạo nở đỏ rực là bao cô gái lại thèm muốn có một tấm hình xinh tươi bên Mộc Miên

Bài thuốc với Cây Hoa Gạo – Mộc Miên

Viêm khí phế quản cấp tính:

Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt:

  • hoa gạo 15g, ngư tinh thảo [rau diếp cá] 15g, tang bạch bì 10g, sắc uống.

Nôn ra máu:

  • hoa gạo 14 bông, thịt lợn nạc 100g. Hoa gạo rửa sạch, thái nhỏ. Thịt lợn thái miếng. Hai thứ nấu canh ăn.

Ho ra máu:

  • hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

Viêm loét dạ dày:

  • rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15-30g, sắc uống. Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30g, rễ cây lưỡng diện châm [Zanthoxylum nitidum] 6g, sắc uống.

Lỵ trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đi lỏng, đại tiện ra máu:

Có 03 cách sau:

  1. hoa gạo 60g, sắc kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
  2. Hoa gạo 15g, kim ngân hoa 15g, phượng vĩ thảo [cỏ seo gà] 15g, sắc uống.
  3. Hoa gạo 15-30g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày.

Sưng đau vú sau khi sinh con:

  • hạt cây gạo 10g, sao vàng sắc uống.

Trẻ em sốt cao vào mùa hè:

  • hoa gạo 6g, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính:

  • rễ gạo 30-60g, sắc hoặc ngâm rượu uống. Hoặc vỏ thân cây gạo 15g, sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày.

Tiểu tiện không thông:

  • Chất gôm cây gạo 10g, kim ngân dây 20g, hạ khô thảo 20g, sắc với 750ml nước, cô còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày.

Sưng nề do chấn thương:

  • Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.

Ngứa vùng hậu môn sinh dục:

  • vỏ thân cây gạo sắc lấy nước ngâm rửa nơi bị bệnh.

Chữa Trĩ xuất huyết:

  • hoa gạo 20g, quyển bá 10g, hòe hoa 15g, sắc uống.

Cách dùng hoa gạo chữa bong gân:

  1. vỏ cây gạo 16g [cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu], lá lốt 16g [sao vàng], sắc với 750ml nước, cô đặc còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày.
  2. Lá náng, quả đu đủ non và vỏ thân cây gạo, ba thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhuyễn, băng tổn thương.
  3. Rau má tươi, vỏ thân cây gạo tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào nơi bị bệnh. [4] Lá náng 1 phần, vỏ thân cây gạo gọt bỏ vỏ cứng thái nhỏ 1 phần, dọc cây đu đủ 1 phần. Ba thứ giã nát, sao với một ít rượu và nước tiểu trẻ em rồi chườm vào tổn thương.

Gãy xương:

  • sau khi nắn chỉnh ổ gãy, dùng vỏ rễ cây gạo tươi rửa sạch, giã nát, bó vào vị trí gãy xương, 2 ngày thay 1 lần.

Vết thương chảy máu và băng huyết:

  • hoa gạo lượng vừa đủ, đốt thành than uống.

Đau răng:

  • vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.

P/s:

Cây gạo luôn gắn liền với đời sống người nông dân, với làng quê Việt Nam. Nên hoa gạo rất đỗi đời thường, mộc mạc nhưng cũng rất uy nghi… Hình ảnh cây hoa gạo, cùng với cây đa luôn gắn với hình ảnh đầu làng…thân thương

Tháng ba hoa gạo nở
Đưa chị đi lấy chồng
Con đò thương úp mặt
Mưa ướt một triền sông…

Ngoài vẻ đẹp của Hoa Gạo đỏ rực trời khi tháng 3 về. Bông hoa gạo, thân cây,.. được dùng chữa một số bệnh theo bài thuốc dân gian. Bông của hoa gạo còn được dùng làm bông nệm ấm chăn gối !

Thân cây đa, ma cây Gạo… là câu nói phản ánh sự thân thuộc của hình ảnh cây gạo trong đời sống làng quê Việt Nam.

Nghe đến tên hoa Gạo, người ta thường liên tưởng đến hình ảnh làng quê Việt Nam vào mùa thu hoạch lúa mà nông dân thường rất háo hức. Giữa đồng, cây hoa Gạo đỏ thẫm, người làm nông hăng hái với những bông lúa vàng tươi vào mùa gặt, tạo nên bức tranh sặc sỡ khiến thời tiết vào đông ở các tình miền Bắc thêm ấm áp bội phần. Hoa Gạo mang sức hút riêng của một sự thật thà, chất phát, dù sinh ra ở làng quê, nhưng nét đẹp chẳng bao giờ quê mùa.

Ý nghĩa hoa Gạo

Cây gạo, thuộc họ Bombax, ở Trung Quốc hay được gọi là Mộc Miên hay Hồng Miên, nhưng Việt Nam ta chỉ duy nhất một tên đó là Hoa Gạo. Truyền thuyết kể lại rằng, Hoa Gạo là hoá thân của một người con gái chờ đợi người yêu trở về từ Thiên Đình, sau khi chàng trai hỏi ý kiến Ngọc Hoàng về việc mưa nắng thất thường dưới hạ giới, chàng được Ngọc Hoàng giữ lại làm thần mưa, và cho phép người yêu chàng trở thành loài hoa đỏ thắm mang tên Hoa Gạo.

Ý nghĩa hoa Gạo

Hoa Gạo là loài hoa biểu trưng cho các vùng như Quảng Châu, Cao Hùng [Đài Loan] và miền quê Nam Định [Việt Nam].

Ý nghĩa hoa Gạo.

Đa phần các loài hoa đều mang chung một ý nghĩa về tình yêu theo nhiều khía cạnh. Hoa Gạo cũng không ngoại lệ khi nó nói về những cảm xúc mãnh liệt, chung thuỷ và kiên trì trong tình yêu lứa đôi. Màu sắc đỏ thắm của hoa Gạo khiến con người nhớ đến câu chuyện buồn mà cô gái trong truyền thuyết đã gieo mình để hoá thân thành, vì muốn người yêu luôn nhận ra mình, cô đã chọn màu hoa giống như màu khăn mà người yêu trao tặng.

Hoa Gạo – tuy là loài hoa của miền quê, mang vẻ thật thà, chất phát, không kiêu sa mxy miều nhưng lại có sức hút đến kỳ lạ. Vẻ đẹp của hoa Gạo là vẻ đẹp toát lên nơi chính tâm hồn con người, thể hiện trong bản chất hiền lành, cam chịu, khiêm tốn của đất mẹ.

Ý nghĩa hoa Gạo

Dân gian thường bảo: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề” là mang một ý nghĩa của các thế lực siêu nhiên. Cây Gạo là nơi ẩn náu của ma quỷ, chúng canh giữ ma quỷ để không quấy rối cuộc sống con người.

Cây hoa Gạo được yêu quý một phần vì vẻ đẹp tâm hồn, một phần khác vì hoa, vỏ thân và rễ đều là những nhân tố đắc lực trong y học, hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp tính, nôn ra máu, nhiều đờm, viêm loét dạ dày, lỵ trực khuẩn, sốt ở trẻ em, …

Video liên quan

Chủ Đề