Chương trình đào tạo ngành Khoa học dữ liệu

Ngành Khoa học dữ liệu [Data Science] là ngành học lí tưởng cho những bạn học sinh, sinh viên đam mê công nghệ, dữ liệu và khám phá những điều mới lạ. Trong bài viết này, cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về ngành học và các cơ hội nghề nghiệp của ngành Khoa học dữ liệu nhé!

Ngành khoa học dữ liệu là gì?

Khoa học dữ liệu [Data science] là ngành khoa học về việc khai phá, quản trị và phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong tương lai và đưa ra các quyết định, chiến lược hành động. Khoa học dữ liệu [Data science] gồm ba phần chính: tạo và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu, và áp dụng kết quả phân tích thành những hành động có giá trị. Việc phân tích và sử dụng dữ liệu dựa vào ba nguồn tri thức: toán học [thống kê toán học - Mathematical Statistics], công nghệ thông tin [máy học - Machine Learning] và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

Số liệu lớn [Big Data] đã cách mạng hóa các công ty và đem lại cho họ một lợi thế cạnh tranh. Các công ty này cần những người chuyên môn, thành thạo trong việc xử lý, quản lý, phân tích và hiểu xu hướng trong dữ liệu. Chính vì thế mà ngành Khoa học dữ liệu [Data science] càng ngày càng trở thành xu hướng và được săn đón.

Ngành khoa học dữ liệu học gì?

Các nhóm kỹ năng cần thiết của một nhà khoa học dữ liệu bao gồm Phân tích [Analytics], Lập trình [Programming], và Kiến thức chuyên ngành [Domain Knowledge]. Chính vì thế, nếu bạn theo học ngành Khoa học dữ liệu, bạn sẽ được học một số các môn chuyên ngành như:

  • Thống kê áp dụng [Applied Statistics]
  • Nhập môn Khoa học máy tính [Introduction to Computer Science]
  • Lập trình cùng Python, R hay SQL [Programming with Python/R/SQL]
  • Trực quan hóa dữ liệu [Data Visualization]
  • Xác suất [Probability]
  • Khai phá dữ liệu [Data Mining]

Thêm vào đó, người học sẽ được yêu cầu tìm hiểu về những công cụ chính phục vụ cho việc phân tích dữ liệu như Công cụ lập trình [programming languages] - Python, R, Matlab, Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu - SQL, Công cụ thống kê - Microsoft Excel, Minitab, Hệ thống phân tích thống kê- SAS, Công cụ trực quan hóa dữ liệu - Tableau

Khoa học dữ liệu khác gì Phân tích dữ liệu?

Trong khi Khoa học dữ liệu tập trung vào việc tìm kiếm các mối tương quan có ý nghĩa giữa các tập dữ liệu lớn, thì Phân tích dữ liệu được thiết kế để khám phá các xu hướng chi tiết, cụ thể của thông tin được trích xuất. Nói cách khác, Phân tích dữ liệu là một nhánh của Khoa học dữ liệu tập trung vào các câu trả lời cụ thể hơn cho các câu hỏi mà Khoa học dữ liệu đưa ra.

Khoa học dữ liệu nhằm mục đích tìm ra các vấn đề mới, thú vị giúp các doanh nghiệp đổi mới. Mặt khác, phân tích dữ liệu cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này và quyết định cách chúng có thể được thực hiện trong một công ty để khuyến khích việc đổi mới dựa trên dữ liệu.

> Tìm hiểu ngành Phân tích dữ liệu

Bạn có phù hợp với ngành Khoa học dữ liệu?

Khoa học dữ liệu là một ngành học vô cùng tiềm năng, tuy nhiên cũng đòi hỏi nhiều phẩm chất và kỹ năng. Một số phẩm chất cần có khi theo học ngành khoa học dữ liệu bao gồm:

Tư duy phản biện

Theo học ngành Khoa học dữ liệu, bạn cần biết cách đưa ra những đánh giá công bằng và hiệu quả thông qua phân tích, đặt câu hỏi và đánh giá khách quan trước vấn đề. Nhà khoa học dữ liệu luôn phải tuân thủ thái độ "không coi câu trả lời ban đầu là cuối cùng", luôn đặt câu hỏi về mọi thứ họ nghe và đọc, tập trung vào các khía cạnh quan trọng của vấn đề và tránh những chi tiết không liên quan

Kiến thức về thống kê

Thống kê giúp các nhà khoa học dữ liệu có cái nhìn tổng quan về dữ liệu của họ trong bước tiền xử lý dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu của họ cho đồng nghiệp và khách hàng. Việc hiểu các công cụ và khái niệm này cho phép các nhà khoa học dữ liệu lựa chọn phương pháp tốt nhất cho vấn đề của họ. Số liệu thống kê có thể được sử dụng để giúp các bên liên quan đưa ra quyết định và thiết kế và đánh giá các thí nghiệm.

Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu

Trực quan hóa dữ liệu là một biểu diễn đồ họa của dữ liệu để truyền tải mối quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu. Đây là một phần quan trọng của khoa học dữ liệu, vì các nhà khoa học dữ liệu có thể giải thích kết quả của họ và truyền đạt chúng cho đồng nghiệp và khách hàng. Các nhà khoa học dữ liệu nên quen thuộc với một trong các thư viện như Matplotlib, ggplot, d3.js và Tableau.

Kỹ năng thuyết trình

Nhà khoa học dữ liệu cần có kỹ năng sử dụng dữ liệu để giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan. Họ là những người đứng ở giao điểm của kinh doanh, công nghệ và dữ liệu. Các phẩm chất như tài hùng biện và khả năng kể chuyện giúp họ truyền tải những thông tin kỹ thuật phức tạp thành câu chuyện đơn giản, dễ hiểu và chính xác đến đồng nghiệp hay những nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Học Khoa học dữ liệu ở đâu?

Du học ngành Khoa học dữ liệu tạo đem đến cho bạn cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục hàng đầu và các chuyên gia trong ngành. Cùng tham khảo một số trường đại học & khóa học uy tín đào tạo ngành trí tuệ nhân tạo trên thế giới:

  • Các khóa đào tạo ngành Khoa học dữ liệu ở Mỹ

  • Các khóa đào tạo ngành Khoa học dữ liệu ở Úc

  • Các khóa đào tạo ngành Khoa học dữ liệu ở Canada

  • Các khóa đào tạo ngành Khoa học dữ liệu ở Anh

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn trường phù hợp, hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học IDP để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Sinh viên ngành Khoa học dữ liệu làm gì khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu, người học sẽ có nhiều sự lựa chọn các công việc khác nhau. Sau đây là một số ngành nghề mà người học có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành học này:

  • Nhà Khoa học dữ liệu [Data Scientist]: cần có khả năng phân tích một lượng lớn thông tin và đưa ra xu hướng cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Nhà phân tích dữ liệu [Data Analyst]: chịu trách nhiệm chuyển đổi và thao tác các tập dữ liệu lớn để phù hợp với phân tích mong muốn cho các công ty. Họ cũng hỗ trợ quá trình ra quyết định bằng cách chuẩn bị các báo cáo cho các nhà lãnh đạo tổ chức để truyền đạt hiệu quả các xu hướng và hiểu biết sâu sắc thu thập được từ phân tích của họ.
  • Kỹ sư học máy [Machine Learning Engineer]: tạo kênh dữ liệu và cung cấp giải pháp phần mềm. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm chạy các bài kiểm tra và thử nghiệm để theo dõi hiệu suất và chức năng của các hệ thống đó.
  • Kỹ sư dữ liệu [Data Engineer]: chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các đường ống dẫn dữ liệu, tạo ra một hệ sinh thái dữ liệu mạnh mẽ và được kết nối với nhau trong một tổ chức, giúp các nhà khoa học dữ liệu có thể truy cập được thông tin.
  • Nhà phát triển Business Intelligence [BI]: Các nhà phát triển BI thiết kế và phát triển các chiến lược để hỗ trợ các phòng ban trong doanh nghiệp nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

Sự bùng nổ về dữ liệu lớn [big data] với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ điện toán đám mây [Cloud Computing], trí tuệ nhân tạo [Artificial Intelligence - AI], công nghệ chuỗi khối [Blockchain], thực tế tăng cường [Augmented Reality - AR], Internet vạn vật [Internet of Things - IoTs] cùng việc ứng dụng dụng hệ thống thông tin quản lý đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng thu thập, khai thác, phân tích và dự báo các hiện tượng kinh tế,… Chính vì vậy, ngành Khoa học dữ liệu rất phát triển trong kỷ nguyên số, trở thành ngành nghề triển vọng cho các bạn trẻ Gen Z, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và tập đoàn lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.

Chọn ngành học Khoa học dữ liệu – Chọn làm chủ cuộc đua công nghệ số

Khoa học dữ liệu là thuật ngữ đã bắt đầu quen thuộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đang dần trở thành xu hướng được các doanh nghiệp hướng tới để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhờ việc sử dụng những thông tin được phân tích do công nghệ này mang lại. Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, mọi quốc gia và doanh nghiệp đều phải dựa nhiều hơn vào khoa học công nghệ và dữ liệu. Trong cuộc chạy đua công nghệ số, người thắng cuộc chính là người làm chủ các nguồn dữ liệu lớn. Bằng cách phân tích dữ liệu hay dữ liệu lớn, con người có một lượng kiến thức và hiểu rõ hơn về các hoạt động trong quá khứ đã được ghi nhận lại và đưa ra những lời khuyên, kết luận cuối cùng cho tương lai.

Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng các chức danh nghề nghiệp liên quan đến khoa học dữ liệu trong các doanh nghiệp đang tăng lên nhanh chóng và dự báo sẽ trở nên cấp thiết trong các năm sắp tới. Trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là giai đoạn chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu trong hoạt động tác nghiệp và điều hành, nhất là đối với việc ra quyết định kinh doanh thông minh. Việc này đòi hỏi cần có đội ngũ nhân lực có khả năng phân tích và khai thác được sức mạnh của dữ liệu, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động tác nghiệp và hỗ trợ ra quyết định trong doanh nghiệp, cũng như các tổ chức kinh tế - xã hội.

Khoa học dữ liệu là khoa học về việc quản trị và phân tích dữ liệu để tìm ra các hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động. Khoa học dữ liệu gồm ba phần chính: Tạo và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu, và chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động. Việc phân tích và sử dụng các kết quả phân tích dựa vào ba nguồn tri thức: thống kê toán học, khoa học máy tính và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Các mảng kiến thức của khoa học dữ liệu gồm: Khai thác dữ liệu [Data mining], Thống kê [Statistic], Học máy [Machine learning], Phân tích [Analyze] và Lập trình [Programming].

Sáu ứng dụng hữu ích của Khoa học dữ liệu trong kinh tế-xã hội:

Ưu điểm nổi bật của ngành Khoa học dữ liệu tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh [UEH] - một trong 16 trường đại học trọng điểm quốc gia - với bề dày về thành tích và kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học bảo đảm sẽ đáp ứng đầy đủ về chương trình đào tạo, về chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ chuyên môn và năng lực cơ sở vật chất phục vụ cho ngành đào tạo. Hiện tại, UEH đang tổ chức đào tạo các ngành, chuyên ngành tiệm cận các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới với đủ các bậc từ cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh; và là một trong những trường đại học sớm có đào tạo ngành Khoa học dữ liệu. Chương trình đào tạo ngành Khoa học dữ liệu được xây dựng từ năm 2019 và đã chính thức tuyển sinh từ năm 2020.

Mục tiêu chương trình đào tạo cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực khoa học dữ liệu. Người học có đủ năng lực tham gia thực hiện các công việc liên quan đến dữ liệu, bao gồm việc lập kế hoạch, tiến hành thu thập, tiền xử lý dữ liệu [đặc biệt là dữ liệu lớn - big data], ứng dụng các mô hình quản trị dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp máy học, và các công cụ phân tích dữ liệu vào giải quyết các vấn đề kinh tế, kinh doanh và quản lý. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị khả năng ngoại ngữ, bổ sung các kiến thức nền tảng liên quan đến kinh tế, liên tục được cập nhật các tiêu chuẩn, các công nghệ dữ liệu mới nhất để nâng cao chất lượng, tăng khả năng hội nhập và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế số.

Một số hình ảnh sinh viên chuyên ngành Khoa học dữ liệu [DS]:

Giờ giải lao tại thư viện trường của lớp DS001 – K46

Sinh viên DS tham gia học kỳ quân sự

Câu lạc bộ Công nghệ kinh tế

Triển vọng nghề nghiệp rộng mở cùng mức lương đáng mơ ước

Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu, sinh viên sẽ có nhiều sự lựa chọn các công việc khác nhau như:

- Chuyên viên bộ phận phân tích dữ liệu [Data Analyst] ở các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại điện tử, marketing, tài chính ngân hàng, viễn thông,…;

- Chuyên viên xây dựng và quản trị dữ liệu [Data Engineer] tại các doanh nghiệp công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có bộ phận hoặc trung tâm dữ liệu;

- Chuyên viên hoặc quản lý các dự án khoa học dữ liệu [Data scientist];

- Chuyên viên nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học dữ liệu trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

Một số hình ảnh của Khoa CNTTKD và Doanh nghiệp:

Công ty Cổ phần Công nghệ Citek 

Công ty Cổ phần Base Enterprise

Công ty TNHH Think Next

Công ty CP Phần mềm Quản lý doanh nghiệp [FAST]

Công ty CP Phần mềm SS4U

Theo thống kê mới nhất của VietnamWorks, bạn có thể tham khảo mức lương trung bình của các công việc liên quan đến Khoa học dữ liệu như sau:

Vị trí công việc

Trung bình

Chuyên viên xây dựng dữ liệu [Data Engineer]

$1,352/tháng

Chuyên viên phân tích dữ liệu [Data Analyst]

$910/tháng

Chuyên gia khoa học dữ liệu [Data scientist]

$1,533/tháng

Để biết thêm thông tin về Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh và chương trình đào tạo, xin truy cập hoặc liên hệ tại các địa chỉ:

- Website: //bit.ueh.edu.vn/

- Fanpage: //vi-vn.facebook.com/htttkdueh

- Ban tư vấn ngành Công nghệ thông tin kinh doanh:

  • ThS. Nguyễn Mạnh Tuấn - Giám đốc chương trình đào tạo Khoa học dữ liệu: 0918.878.088
  • Cô Ngô Mai Thùy Quyên - Thư ký khoa học & hợp tác quốc tế: 0973.096.061

Tin, ảnh: Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh, Phòng Marketing - Truyền thông.

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề