Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là gì năm 2024
Nhiều mô hình chuyển đổi thành công đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Hiệu quả chương trình đã tạo sức lan tỏa, nhân rộng trên khắp cả nước. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới.Bắt đầu từ chủ trương lớn Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho bà con tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu... Tại quê lúa - tỉnh Thái Bình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xác định một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2015 đến nay, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện việc chuyển đổi khá hiệu quả, khai thác khá tốt tiềm năng, ổn định sản xuất cho người dân. Đã có nhiều mô hình chuyển đổi thành công, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, khá tốt cao và là những địa chỉ để nông dân trong và ngoài tỉnh học tập, mạnh dạn làm theo. Cụ thể như mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau màu các loại, hình thành vùng chuyên canh tập trung ở xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ). 5 năm qua chuyển đổi được 170 ha cấy lúa kém hiệu quả, hình thành vùng chuyên canh rau màu lớn của tỉnh. Mỗi năm, vùng chuyên canh rau màu của Quỳnh Hải sản xuất, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng chục nghìn tấn rau màu các loại. Vụ đông năm 2020, toàn xã có 260ha trồng cây màu các loại như: su hào, cải bắp, súp lơ, hành lá..., đạt doanh thu khoảng 600 - 800 triệu đồng/ha. Từ những mảnh ruộng cấy 1 vụ lúa, thậm chí bỏ hoang nhiều vụ, nay chuyển đổi sang cây trồng mới, thay đổi tư duy sản xuất đã mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng cho ông Phạm Văn Toản, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ. Mô hình trồng bí xanh tại xã Tân Phong (Vũ Thư) với thời gian sinh trưởng ngắn, quay vòng vốn nhanh, mỗi vụ cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha… Trang trại Surfam là một trong những điển hình tích tụ, tập trung ruộng đất, trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao tại Thái Bình. Trên diện tích 5,5ha, trang trại Surfam của gia đình anh Trần Văn Thưởng (xã Hồng An, huyện Hưng Hà) trồng hàng nghìn cây ăn quả (táo lê, ổi lê, cam Vinh, cam Đường canh,...) theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài trồng cây ăn quả, anh còn nuôi gà thịt, tận dụng nguồn phân ủ mục bón cho cây trồng. Trừ chi phí, lợi nhuận thu về của trang trại Surfam vào khoảng 1,5 tỷ đồng/năm. 3ha hầu hết là ruộng bỏ hoang, ruộng lúa năng suất thấp hiện được anh Nguyễn Duy Dự ở xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy) trồng khoảng 600 cây mít Thái siêu sớm và hàng trăm cây táo, bưởi, cam, chanh các loại. Riêng cây mít một năm cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng. Chủ động “dành thắng lợi”, lan tỏa mô hình thành công Nhờ được cảnh báo sớm về tình trạng hạn hán có thể xảy ra, tỉnh Bình Thuận đã chủ động cắt giảm gần 14.000ha cây trồng (lúa 13.218ha, bắp - ngô 770ha) vụ đông xuân năm 2019-2020. Đồng thời, đẩy mạnh trồng cây ngắn ngày, cây chịu hạn để thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Để thích ứng với khô hạn, tỉnh Ninh Thuận đã chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng nho.Bình Thuận là một trong những địa phương có kiểu khí hậu khô nóng, diện tích đất khô cằn lớn, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Bình Thuận đã sớm có định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với khô hạn. Trong năm 2019, địa phương ven biển này đã chuyển đổi hơn 3.000ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn có giá trị cao. Cùng với đó, diện tích trồng thanh long cũng đang được khoanh vùng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, phương thức sản xuất được chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang hình thức liên kết sản xuất. Nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, khô hạn ngày càng kéo dài và mở rộng, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt, phun sương, đào hố trữ nước tưới. Bình Thuận cũng đã triển khai khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bắc Bình với diện tích khoảng 2.000ha. Tại đây trồng các loại cây có khả năng chịu hạn, có giá trị kinh tế cao, sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ, ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăm sóc, sử dụng nước tưới tiết kiệm. Giống như Bình Thuận, Ninh Thuận là tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn. Bài toán khó nhất đối với Ninh Thuận trong phát triển nông nghiệp vẫn là nguồn nước mỗi khi đến mùa khô hạn. Để thích ứng với tình hình, Ninh Thuận đã chuyển đổi diện tích trồng lúa, cây trồng kém hiệu quả, yêu cầu nhiều nước sang trồng các loại cây có khả năng chịu khô hạn, có giá trị kinh tế cao như nho, táo, bưởi, măng tây, nha đam, dưa lưới. Đến nay, Ninh Thuận đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như: Vùng trồng nho, táo và măng tây xanh ở huyện Ninh Phước, vùng trồng cây ăn quả ở huyện Ninh Sơn, vùng trồng bưởi da xanh ở huyện Thuận Bắc, vùng chăn nuôi ở huyện Bác Ái. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận, hết năm 2020, địa phương đã phát triển 4 điểm sản xuất cây ăn quả (nho, táo...) ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 700ha; 1 vùng sản xuất rau an toàn gồm 12 địa điểm sản xuất, với tổng diện tích 1.640ha và 4 điểm chăn nuôi gia súc có sừng với tổng diện tích 500ha, được thực hiện tại 4 huyện Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Nam và Ninh Sơn; 3 vùng nuôi thủy sản thương phẩm công nghệ cao, với tổng diện tích 200ha, tập trung ở các huyện Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam... Từ đầu năm 2020 đến nay, diện tích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa tại ĐBSCL tăng nhanh, trong đó cây trồng hằng năm đạt 54.213ha, cây lâu năm 12.736ha, nuôi trồng thủy sản 1.011ha. Hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đều đạt kết quả tốt trong những năm qua. Điển hình năm 2019, kết quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả của toàn vùng như sau: cây trồng hằng năm có doanh thu đạt 178,10 triệu đồng/ha, lợi nhuận 113,49 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng lúa 99,76 triệu đồng/ha. Đối với nuôi trồng thủy sản: lợi nhuận thu được đạt 40,73 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng lúa 13,27 triệu đồng/ha… Nhằm thích ứng với tình hình khô hạn, thiếu nước, TP Cần Thơ đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa. Qua đó, hơn 9 tháng năm 2020, diện tích rau màu và đậu các loại được gieo trồng trên đất lúa đạt 17.400ha, vượt 32,73% so với kế hoạch (trong đó, có 12.009ha cho thu hoạch). Ước sản lượng thu hoạch cả năm là 192.916 tấn, vượt 41% kế hoạch năm. Diện tích cây ăn trái toàn thành phố trong 9 tháng 2020 đạt 21.798ha, tăng 2.429ha so cùng kỳ năm 2019, vượt 7,7% kế hoạch năm; sản lượng thu hoạch đạt 112.804 tấn, vượt 2,96% kế hoạch. Bà Trần Thị Nhung Em, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), cho biết: “Địa phương thực hiện các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, như: mô hình chuyển đổi trồng rau màu, cây ăn trái (cam, quýt, xoài…), mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên ruộng lúa ở các xã Thới Hưng, Đông Thắng và Thới Xuân... cho hiệu quả khá cao và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”. Hình thành vùng nông nghiệp tập trung Ghi nhận tại Tân Yên (Bắc Giang), với mục tiêu từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đến hết năm 2019, giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác của huyện đạt 152 triệu đồng/ha, tăng gấp đôi so với năm 2015. Người dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn khởi thu hoạch vải thiều.Tìm hiểu thực tế trên địa bàn huyện thấy, tùy vào đặc điểm, thế mạnh, các địa phương trong huyện đều lựa chọn hướng đi, mô hình phù hợp. Điển hình như tại xã Lan Giới, để nâng cao giá trị sản xuất, địa phương đã lựa chọn ba cây trồng chủ lực: Dưa bao tử, ngô ngọt và khoai tây thay cho cây lúa. Đến nay, cơ bản diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã được phủ xanh bởi các loại cây trồng này với giá trị mang lại cao hơn nhiều lần so với cấy lúa. Trong khi đó, phát huy thế mạnh của dải đất ven sông, xã Hợp Đức cũng tập trung chuyển đổi hơn 50% diện tích đất nông nghiệp sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Vải thiều sớm, ổi, nhãn, bưởi, vú sữa... Ngoài ra, huyện Tân Yên còn xây dựng 24 cánh đồng mẫu, duy trì 78 vùng sản xuất hàng hóa tập trung, 37 mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, hoa trong nhà màng, nhà lưới; hình thành 98 vùng sản xuất cây ăn quả tập trung... cho hiệu quả kinh tế cao. Vùng rau quả chế biến, sản xuất tập trung tại 33 vùng với diện tích 631ha, sản phẩm được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, giá trị thu nhập bình quân từ 120 - 150 triệu đồng/ha/vụ... Tương tự, huyện Việt Yên cũng đang thực hiện kế hoạch chuyển đổi 1.349ha đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, trong 5 năm (từ 2021-2025), Việt Yên sẽ chuyển đổi 775ha đất trồng lúa hai vụ; 574ha đất trồng lúa một vụ sang trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm. Hay như tại Lục Ngạn, sau nhiều năm chuyển đổi, huyện đã trở thành “thủ phủ” cây ăn trái của miền Bắc. Trong đó, vải thiều có 15.290ha, cây có múi 6.740ha; còn lại là ổi, táo và những cây trồng khác. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 200.000 tấn, riêng vải thiều đạt 80.000-120.000 tấn. Đặc biệt, năm 2020 là năm đầu tiên vải thiều được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Nhật Bản. Vì vậy, giá trị mang lại từ cây ăn quả rất lớn, góp phần giảm nghèo nhanh, số hộ có thu nhập tiền tỷ liên tục tăng. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung là hướng đi đúng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả từ những điểm sáng vùng chuyên canh cho thấy không chỉ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập mà còn bảo đảm khai thác, tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Giải pháp để bứt phá: Áp dụng KHCN, thay đổi tập quán sản xuất Để thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương cần quan tâm thực hiện một số giải pháp, như: tăng cường tuyên truyền, vận động và phổ biến rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Trong quá trình thực hiện cần lựa chọn giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái, giống có khả năng chống chịu được sâu, bệnh tốt; tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật từng loại cây trồng, vật nuôi chuyển đổi cho các hộ dân ứng dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất; lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện các mô hình trình diễn hiệu quả nhằm giúp các hộ dân học hỏi áp dụng; kết nối và mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, cung ứng giống tốt và bao tiêu sản phẩm ổn định cho nông dân sản xuất… Tại Bắc Giang, xác định khoa học công nghệ (KHCN) là một trong những giải pháp chính để tạo đột phá năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị và phát triển bền vững, tỉnh đã dành hàng chục tỷ đồng mỗi năm để hỗ trợ nghiên cứu, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Nhờ vậy, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng thành công 246 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt giá trị gia tăng gấp 2-3 lần so với cách làm cũ. Về giống, ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành khảo nghiệm, bổ sung vào cơ cấu mùa vụ được nhiều giống cây trồng năng suất, chất lượng cao như, lúa lai; lạc; khoai tây, rau măng tây xanh, dưa chuột bao tử; các giống cây ăn quả như bưởi Diễn, bưởi đỏ Hòa Bình; cam đường Canh, cam V2, ổi; nhãn; bơ MC7, chè... Theo TS. Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa kém hiệu quả phải bố trí cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai và năng lực sản xuất của nông dân; cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải pháp công nghệ mới vào sản xuất cây trồng cạn mới nâng cao được năng suất, cho hiệu quả kinh tế cao”. Cũng theo TS Hồ Huy Cường, chuyển đổi cây trồng cạn gồm các loại rau, màu, đậu đỗ trên đất lúa phải được quy hoạch cụ thể theo vùng, gắn với hệ thống thủy lợi; gắn với các giải pháp mùa vụ, cây trồng, công thức luân canh xen canh phù hợp với từng chân đất, tập quán canh tác để phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Đặc biệt, chuyển đổi phải gắn kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích, trách nhiệm giữa doanh nghiệp với nông dân. Nhà nước, cơ quan khuyến nông, nhà khoa học là đầu mối chuyển giao, tư vấn kỹ thuật giúp nông dân tiếp cận và thay đổi tập quán. “Trong công cuộc chuyển đổi cần áp dụng tối đa cơ giới hóa để giảm công lao động, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành, tăng hiệu quả sản xuất. Nông dân thường e ngại việc chuyển đổi, do phần lớn lao động nông thôn hiện đều lớn tuổi, canh tác lúa đã quen, rất ngại thay đổi. Bên cạnh đó, do thiếu hụt lực lượng lao động, nông dân thích làm lúa hơn để đỡ tốn công”, TS Hồ Huy Cường chia sẻ. TS Hồ Huy Cường cho rằng, để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thuyết phục được nông dân, các địa phương cần gắn công tác chuyển đổi với thị trường để đảm bảo đầu ra cho nông sản và có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, công nghệ để việc chuyển đổi có thể triển khai trên diện rộng và bền vững. Để được vậy cần sự nhập cuộc đồng bộ từ các cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo sự đồng thuận trong tổ chức, triển khai, chỉ đạo thực hiện và phải được hộ nông dân thảo luận bàn bạc cụ thể. Ngày 11/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, điều kiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúc kết hợp nuôi trồng thủy sản quy định như sau: |