Chuyển phôi ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ

Thai kỳ sau chuyển phôi về cơ bản được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Việc theo dõi thai kỳ đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu cán đích an toàn.

Quá trình chuyển phôi thường phụ thuộc vào chất lượng hay độ dày của niêm mạc để đưa ra thời điểm chuyển phôi phù hợp.

Vậy nên các bác sĩ sẽ dựa vào chu kỳ kinh bình thường và mức độ đáp ứng của niêm mạc tử cung với thuốc chuẩn bị để lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để chuyển phôi.

Đối với những chị em có vòng kinh ổn định thì giai đoạn niêm mạc tử cung sẵn sàng đón nhận phôi thường ở mốc từ ngày 19-23 của kỳ kinh.

>>> Tìm hiểu thêm về Nên chuyển phôi số lượng bao nhiêu trong một chu kỳ IVF

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 3 thì phôi sẽ tiếp tục quá trình phát triển lên phôi nang và có hiện tượng phôi thoát màng, bắt đầu quá trình làm tổ của phôi. Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi.

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.

Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG [thường gọi tắt là đo beta] thì thường vào khoảng 14 ngày sau khi chuyển phôi.

Với những trường hợp thực hiện thụ tinh nhân tạo thì tuổi thai hoàn toàn có thể được tính theo những cách ở trên. Tuy nhiên, do ngày chuyển phôi được bác sĩ chỉ định và điều chỉnh cá thể hóa sao cho phù hợp với từng bệnh nhân nên nếu sử dụng phương pháp tính ngày đầu kỳ kinh cuối có thể gây ra sai số trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, trong trường hợp chuyển phôi thì ta nên tính tuổi thai theo công thức:

Với phôi ngày 3: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 3 ngày.

Với phôi ngày 5: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 5 ngày.

Việc tính tuổi thai theo công thức này sẽ đánh giá chính xác được sự phát triển thai nhi.

>>> Tìm hiểu thêm về Tại sao tuổi thai lại tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối?

Nhìn chung thai kỳ sau chuyển phôi được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Theo đó, các cột mốc quan trọng mà các mẹ bầu cần nắm rõ, bao gồm:

  1. Khoảng 2-3 tuần chính là thời điểm chuyển phôi.
  2. Thử thai dương tính ở mốc 4 tuần tương đương với 2 tuần sau khi chuyển phôi.
  3. Mốc khám, siêu âm thai đầu tiên là 5 tuần tương đương sau chuyển phôi 3 tuần: xác định vị trí và số lượng phôi thai.
  4. 12 tuần đầu: thăm khám và siêu âm 1-2 tuần một lần, đánh giá chính xác tuổi thai và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  5. Mốc khám thai quan trọng 12 tuần: Thực hiện sàng lọc dị bội double test, phát hiện các dị tật lớn, sàng lọc tiền sản giật.
  6. Tuần 16-18: Thực hiện Triple test [nếu 12 tuần không thực hiện xét nghiệm double test].
  7. Mốc khám thai quan trọng 22 tuần: Siêu âm đánh giá các chỉ số, các dị tật bẩm sinh, đánh giá phần phụ.
  8. Tuần 24-28: Sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
  9. Tuần 27-32: Điều trị dự phòng cho bệnh nhân Rh âm tính.
  10. Mốc khám thai quan trọng 32 tuần: Đánh giá bánh rau, sự hoàn thiện các hệ cơ quan, các chỉ số thai nhi.
  11. Từ tuần 36 trở đi: Kiểm tra monitor hàng tuần cho đến thời gian sinh.
  12. Tuần thứ 40: em bé được sinh ra.

>> Tìm hiểu về Sàng lọc trước sinh và những điều cần biết

———————–

Để biết thêm thông tin về chương trình xin vui lòng liên hệ:

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +[84-24] 3927 5568 ext 6820/6825

Email:

  • 16:52 18/02/2022
  • Xếp hạng 4.92/5 với 20216 phiếu bầu

Hỏi

Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi nên chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu trong chu kỳ làm IVF để tỷ lệ thành công cao nhất? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

Minh Dũng, 1989

Trả lời

Chào bạn. Bác sĩ xin trả lời câu hỏi: “Nên chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu trong chu kỳ làm IVF để tỷ lệ thành công cao nhất?” của bạn như sau:


Không có ngày cụ thể nào quyết định tỷ lệ thành công trong suốt chu kỳ làm IVF. Vì điều này còn tùy thuộc vào chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ? Tuổi phôi ngày 5 hay ngày 3? Niêm mạc tử cung như thế nào?

  • Phôi tươi được chuyển ngay sau kích buồng trứng
  • Phôi trữ là phôi được trữ đông và chuyển ở chu kỳ sau

Phôi tươi sẽ được chuyển vào ngày 3 hoặc ngày 5 sau chọc hút trứng. Chuyển phôi trữ sẽ tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Tùy thuộc vào phương pháp và bệnh nhân sẽ lựa chọn ngày chuyển phôi hợp lý nhất.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Thạc sỹ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tâm Lý - Bác sĩ lâm sàng - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Chuyển phôi được xem là thủ thuật vô cùng quan trọng trong thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] nhằm đưa phôi thai vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Vậy quy trình này là gì và diễn ra như thế nào, mẹ cần chuẩn bị gì để tăng tỷ lệ thành công?

Chuyển phôi là một thủ thuật nằm trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm [In vitro fertilization – IVF], trong đó phôi thai sau khi nuôi cấy được đưa vào tử cung của người mẹ. Phôi này được nuôi đến ngày 3, ngày 5; có thể là phôi tươi, hoặc phôi trữ lạnh đã được tạo ra ở chu kỳ trước đó. [1]

Quá trình chuyển phôi IVF sẽ được thực hiện vào khoảng ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt khi niêm mạc tử cung của người mẹ đạt độ dày chuẩn [9 – 10mm] và sức khỏe của người mẹ tốt, sẵn sàng cho việc mang thai. [2]

Thủ thuật này xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1984. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học thế giới cũng như sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, quy trình chuyển phôi không còn gây đau đớn và tác động nhiều lên tử cung người mẹ.

Sau khi chuẩn bị nội mạc và những điều kiện cần thiết cho phôi làm tổ, bác sĩ sẽ tiến hành đưa vào buồng tử cung. Đây được xem là thủ thuật quan trọng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm – được áp dụng trong các trường hợp: [3]

  • Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
  • Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
  • Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch
  • Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
  • Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
  • Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
  • Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.

Quy trình được chia thành 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyển phôi [4]. Cụ thể như sau:

Trước khi bắt đầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Estrogen từ ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian chuẩn bị trước chuyển phôi khoảng 2 – 3 tuần. Estrogen có thể sử dụng qua đường uống, đường tiêm, đặt âm đạo hoặc dán qua da nhằm kích thích nội mạc tử cung phát triển, ngăn việc rụng trứng ở chu kỳ tự nhiên. Khoảng 1 tuần sau dùng Estrogen, bạn được siêu âm tử cung để theo dõi sự phát triển của lớp niêm mạc.

Khi lớp niêm mạc tử cung đạt độ dày tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Progesterone nhằm tăng nội tiết tố cho phôi thai làm tổ. Thuốc này sẽ được đặt vào âm đạo trước chuyển phôi từ 2 – 5 ngày.

Khi sức khỏe của bạn đã sẵn sàng cho việc mang thai bác sĩ sẽ hướng dẫn chọn ngày thích hợp

Đến khi sức khỏe bạn sẵn sàng cho việc đặt phôi và mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn ngày thích hợp chuyển phôi, chất lượng phôi cũng số lượng phôi chuyển để đạt tỷ lệ thành công cao nhất, hạn chế tối đa nguy cơ mang đa thai.

Ở giai đoạn này, bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ đúng phác đồ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Bạn có thể ăn uống bình thường vào ngày chuyển phôi.
  • Nên nhịn tiểu trước giờ thực hiện khoảng 60 phút.
  • Không đeo nữ trang, không trang điểm và sử dụng nước hoa khi vào phòng thủ thuật.
  • Bạn được bác sĩ yêu cầu nhịn tiểu, nằm trên bàn trong tư thế sản khoa. Bác sĩ sử dụng găng tay khử khuẩn, vệ sinh tử cung của bạn bằng cách đặt mỏ vịt, lau cổ tử cung bằng cách dùng tăm bông, tạo môi trường nuôi cấy IVF.
  • Thông qua hình ảnh siêu âm đường bụng, bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc buồng tử cung, cổ tử cung, tử cung, góc cổ tử cung cũng như tư thế tử cung để đưa catheter ngoài có nòng kim loại vào buồng tử cung, xác định vị trí đặt phôi. Khi catheter ngoài vào tới buồng tử cung, bác sĩ sẽ cố định catheter ngoài và rút nòng kim loại ra để chuẩn bị cho việc đưa catheter có chứa phôi vào trong buồng tử cung.

Qua hình ảnh siêu âm đường bụng, bác sĩ xác định vị trí và tư thế tử cung để đưa catheter ngoài có nòng kim loại vào buồng tử cung

  • Cùng thời điểm đó tại phòng nuôi cấy phôi, chuyên viên nuôi cấy sẽ đưa phôi vào catheter trong bằng cách tráng syringe 1ml trong môi trường IVF, sau đó hút 0,7ml môi trường IVF, tiến hành lắp catheter vào syringe rồi bơm hết môi trường ra bên ngoài để tráng catheter. Quá trình hút phôi vào catheter sẽ diễn ra theo thứ tự lần lượt: môi trường IVF – cột không khí – môi trường IVF có chứa phôi 5μl – không khí – môi trường IVF có 2μl. Catheter chứa phôi này sẽ được chuyển đến bác sĩ.
  • Bác sĩ đưa catheter trong có chứa phôi nhẹ nhàng vào buồng tử cung thông qua catheter ngoài. Tiến hành bơm từ từ phôi vào trong buồng tử cung.
  • Catheter trong được rút ra ngoài và tiến hành làm sạch máu, nhầy và kiểm tra độ sót phôi.
  • Bác sĩ chuyển phôi rút catheter ngoài, tháo mỏ vịt, hoàn tất quá trình.
  • Phôi thai được đưa vào tử cung của mẹ bằng catheter chuyên dụng

Sau chuyển phôi bạn có thể nằm nghỉ khoảng 1 – 2 giờ để theo dõi, khi mọi thứ ổn định bạn có thể về nhà. Bạn có thể vận động, đi lại bình thường.

Những triệu chứng bạn có thể gặp phải sau bao gồm:

  • Cảm thấy co thắt và nặng vùng bụng;
  • Cảm thấy buồn nôn, trong trường hợp này bạn hãy thử uống nước lọc và ăn thức ăn nhẹ [bánh quy].

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn sử dụng trong 14 ngày sau chuyển phôi. Bạn nên tuân thủ đúng liều lượng dùng thuốc mà bác sĩ hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kèm các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Sau chuyển phôi bạn cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định

Bạn nên đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nhẹ nhàng, hạn chế việc đi cầu thang, tránh vận động mạnh và các hoạt động thể lực có cường độ cao như chạy bộ, aerobic cho đến khi bạn thử thai. Tuy nhiên, không nên nằm yên một chỗ, nên tập các bài tập nhẹ nhàng để phòng ngừa nguy cơ hình thành các huyết khối tĩnh mạch.

Bạn không nên quan hệ vợ chồng cho đến khi thử thai. Nếu thử thai dương tính, bạn nên kiêng quan hệ cho đến khi xác định có thai bằng siêu âm.

Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau, bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được tư vấn và can thiệp kịp thời:

  • Khó thở;
  • Đau bụng;
  • Tiểu ít;
  • Tăng cân nhanh;
  • Ra huyết âm đạo;
  • Sốt trên 38.3 độ C;
  • Buồn nôn, nôn kéo dài trên 24 giờ.

Trong thụ tinh ống nghiệm [IVF], phôi thai được tạo thành sau khi nuôi cấy và chuyển vào tử cung người mẹ được gọi là chuyển phôi tươi. Còn phôi sau khi tạo thành được trữ lạnh, sau đó mới chuyển vào tử cung người mẹ được gọi là chuyển phôi đông lạnh.

Hiệu quả mang thai giữa hai phương pháp chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh là như nhau. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng điều trị hiếm muộn thường ủng hộ sử dụng phôi đông lạnh hơn vì nhiều ưu điểm sau:

  • Sau kích thích buồng trứng, nội tiết bên trong cơ thể bạn sẽ tăng cao hơn so với bình thường, không đủ điều kiện làm tổ của phôi thai. Do đó, phôi đông lạnh sẽ là giải pháp cho các trường hợp cơ thể bạn chưa hồi phục do lo lắng, sợ hãi, tâm lý chưa ổn định sau chọc hút trứng.
  • Các trường hợp bị quá kích buồng trứng, dịch trong buồng tử cung hoặc kết quả xét nghiệm Progesterone ngày trigger lớn hơn 1,5ng/ml… thì buộc phải dùng phôi đông lạnh.
  • Việc đông lạnh phôi sẽ mở ra nhiều cơ hội đậu thai hơn với số phôi còn dư.
  • Kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh giúp tiết kiệm chi phí điều trị, hạn chế tối đa số lần tiến hành kích thích buồng trứng, sức khỏe của bạn được đảm bảo hơn. Với số phôi trữ lạnh, các cặp đôi có thêm thời gian thu xếp công việc cũng như tài chính để chuẩn bị điều trị.

Với phương pháp chuyển phôi đông lạnh, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị lớp niêm mạc tử cung đạt độ dày chuẩn nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho phôi làm tổ.

Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể cũng như sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ có tư vấn nên chọn phương án tốt nhất.

Tinh trùng và trứng thụ tinh tạo thành phôi thai, sau đó phôi được nuôi cấy trong tủ nuôi cấy phôi. Sau 3 – 5 ngày, phôi phát triển và phân tách lên khoảng 8-10 phôi bào, lúc này có thể được chuyển vào tử cung của người mẹ.

Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi tiến hành chuyển phôi ngày 5 sẽ cao hơn ngày 3 khoảng 1,35 lần. Phôi ngày 5 sẽ có nhiều thời gian hơn để theo dõi sự hình thành và phát triển, việc sàng lọc phôi ở ngày 5 cũng cho phép bác sĩ chọn lựa những phôi khỏe mạnh nhất, có khả năng làm tổ cao nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh lý di truyền ở thai nhi. Thêm vào đó, phôi ở ngày 5 chỉ lựa chọn 1-2 phôi để chuyển, hạn chế tối đa tỷ lệ mang đa thai.

Phôi ngày 5 phải là những phôi có sức sống tốt và có đủ điều kiện để phát triển tốt nhất. Do đó, tùy vào quá trình theo dõi sự phát triển của phôi thai mà bác sĩ và các chuyên viên phôi học sẽ tư vấn cho bạn phôi có đủ điều kiện để nuôi tiếp đến ngày 5 hay không.

Rủi ro có thể gặp phải khi chuyển phôi là rất thấp. Những rủi ro này hầu hết có liên quan đến việc tăng kích thích nội tiết tố bên trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch làm tắc nghẽn mạch máu.

Bạn có thể bị chảy máu âm đạo, thay đổi dịch tiết âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Nguy cơ sảy thai tương tự giống như trong thụ thai tự nhiên.

Khi xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới, ra máu âm đạo… bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời

Rủi ro lớn nhất khi chuyển nhiều phôi chính là khả năng mang đa thai. Theo thống kê, tỷ lệ mang đa thai [từ 2 thai trở lên] trong thụ tinh ống nghiệm là khoảng 25%, cao gấp 20 lần so với tỷ lệ mang đa thai ở các ca thụ thai tự nhiên. Việc mang đa thai sẽ gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Do đó, chủ động giảm số phôi ở mỗi lần chuyển phôi sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mang đa thai.

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh [IVFTA] được đầu tư xây dựng khang trang, quy tụ đội ngũ bác sĩ và chuyên viên phôi học là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam, thường xuyên cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất để áp dụng vào thực tiễn điều trị tại bệnh viện. Để chuyển ít phôi nhưng vẫn đảm bảo cơ hội đậu thai cao đòi hỏi những kỹ thuật nuôi cấy phôi tiên tiến, chuẩn bị môi trường làm tổ cho phôi tối ưu, áp dụng các kỹ thuật hiện đại nâng cao chất lượng phôi đang triển khai tại IVFTA như:

  • Kỹ thuật trưởng thành trứng non [IVM] tạo ra trứng có chất lượng tốt nhất.
  • Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn [ICSI] cho phép chọn tinh trùng khỏe nhất tiêm thẳng vào tế bào trứng tốt nhất để tạo thành phôi tốt nhất.
  • Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng [AH] nâng cao tỷ lệ làm tổ thành công của phôi trong tử cung.
  • Kỹ thuật nuôi cấy phôi ngày 5 để chọn lựa phôi chất lượng.

Các kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ PGS, kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới [NGS], chẩn đoán di truyền tiền làm tổ [PGT]… để chọn ra phôi có chất lượng tốt về mặt di truyền, giúp thai nhi khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai cũng như trẻ sinh ra mắc các dị tật di truyền…

Thêm vào đó, IVFTA còn nhập khẩu đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại từ các quốc gia có nền y học tiên tiến như Mỹ, Đức, Đan Mạch…; xây dựng phòng Lab tiêu chuẩn ISO5, hệ thống nuôi cấy phôi thế hệ mới…. để nuôi phôi chất lượng tốt nhất, tăng tỷ lệ thành công trong điều trị. Nhờ đó, tỷ lệ thành công trong điều trị IVF tại IVFTA luôn ở mức cao nhất nước.

IVFTA trang bị hệ thống nuôi cấy phôi hiện đại ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tăng khả năng chuyển phôi thành công

Để được tư vấn và đặt lịch hẹn với các chuyên gia Hỗ trợ sinh sản hàng đầu, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Chuyển phôi là phương pháp hỗ trợ sinh sản mang lại hy vọng được làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng không may bị vô sinh hiếm muộn. Bên cạnh tập trung cho việc thực hiện chuyển phôi, bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công ngay lần đầu tiên.

Video liên quan

Chủ Đề