Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức C3H7O2N

 

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức C3H7O2N

 

CÂU HỎI KHÁC VỀ AMINO AXIT

  • Cho α-aminoaxit mạch thẳng A có công thức H2NR(COOH)2 phản ứng hết với 0,1 mol NaOH tạo thành 9,55 gam muối.
  • Este X được điều chế từ aminoaxit Y và rượu Etylic. Tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 51,5.
  • X là một chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa
  • Trong các chất sau: Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/khí HCl. Axit aminoaxetic tác dụng được với những chất nào:
  • 1 mol α-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287% . Công thức cấu tạo của X là
  • Este A được điều chế từ ancol metylic và amino axit no
  • Cứ 0,01 mol aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M.
  • Chất A có % khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 32%, 6,67%, 42,66%, 18,67%
  • Cho 9,3g một amin no đơn chức, bậc I tác dụng với dd FeCl3 dư thu được 10,7g kết tủa. CTPT của amin là:
  • Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no đơn chức, bậc I, mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4:7. Tên gọi của amin là:

ADSENSE

ADMICRO

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức C3H7O2N

PHÂN LOẠI CÂU HỎI

Mã câu hỏi: 30539

Loại bài: Bài tập

Mức độ: Thông hiểu

Dạng bài: Amino axit

Chủ đề: Amin – Amino axit - Protein

Môn học: Hóa học

Bộ đề thi nổi bật

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức C3H7O2N

Nếu bạn đang băn khoăn có bao nhiêu amino axit có cùng CTPT C3H7O2N thì hãy theo dõi bài viết sau đây của Hocvn.

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức C3H7O2N
Có Bao Nhiêu Amino Axit Có Cùng CTPT C3H7O2N

Câu hỏi: có bao nhiêu amino axit có cùng ctpt C3H7O2N

A. 1 chất

B. 2 chất

C. 3 chất

D. 4 chất

Đáp án đúng là B. Có 2 chất là amino axit có cùng ctpt C3H7O2N

  • Các đồng phân là: NH2CH2CH2COOH và NH2-CH(CH3)COOH

có bao nhiêu amino axit có cùng ctpt C3H7O2N – Kiến thức liên quan

Amino axit là gì?

Amino axit hay amino acid, axit amin là một loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà trong phân tử có chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacbonxyl (-COOH) tương tác với nhau tạo ion lưỡng cực.

Công thức tổng quát của amino axit là:

  •  R(NH2)x(COOH)y
  • Hoặc C2H 2n+2-2k-x-y(NH2)x(COOH)y

Cấu tạo phân tử amino axit

Các nguyên tố chính cấu tạo axit amin là carbon (C), hydro (H), oxy (O), nito (N),… và một vài nguyên tố khác. Chúng liên kết với nhau theo các trình tự nhất định, các liên kết khác nhau sẽ tạo thành các phân tử khác nhau kể cả về thành phần lẫn tính chất.

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức C3H7O2N
Có Bao Nhiêu Amino Axit Có Cùng CTPT C3H7O2N

 Các dạng đồng phân của amino axit

Đa phần các amino axit đều có 2 dạng đồng phân lập thể, bao gồm D và L.

  • Dạng L: Amino axit có vai trò quan trọng có trong các protein.
  • Dạng D: Amino axit trong các protein có trong các sinh vật sống dưới nước. Đồng phân dạng D của aspartic axit có trong một số protein là kết quả của quá trình biến đổi sau dịch mã tự phát kết hợp với sự hóa già protein hoặc giống như một sản phẩm phụ của quá trình biến đổi enzyme được xúc tác bởi protein L-isoaspartyl methyltransferase.

Tính chất vật lý của amino axit

Những tính chất đặc trưng của các amino axit cần nhớ:

  • Amino axit là hóa chất dạng tinh thể không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước
  • Nhiệt độ nóng chảy cao bởi vì chúng là hợp chất ion
  • Dễ tan trong nước bởi vì chúng là dạng ion lưỡng cực

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức C3H7O2N
Có Bao Nhiêu Amino Axit Có Cùng CTPT C3H7O2N

tính chất hoá học

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức C3H7O2N
Có Bao Nhiêu Amino Axit Có Cùng CTPT C3H7O2N

1. Sự phân li trong dung dịch

H2N-CH2-COOH ↔ H3N+-CH­2-COO–
                                            (ion lưỡng cực)

2. Aminoaxit có tính lưỡng tính

a. Tính axit

Tác dụng với bazơ mạnh tạo ra muối và nước:                          

  • NH2-CH2-COOH + KOH → NH2-CH2-COOK + H2O

Chú ý sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng khi giải bài tập.

b. Tính bazơ

Tác dụng với axit mạnh tạo muối.

  • NH2-CH2-COOH + HCl → ClNH3 – CH2 – COOH

Chú ý sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật bảo toàn khối lượng khi giải bài tập.

3. Phản ứng trùng ngưng của aminoaxit

  • nNH2-CH2-COOH → (- NH-CH2-CO-)n + nH2O (H+)

– Phản ứng trùng ngưng của 6-aminohexanoic (axit ε-aminocaproic) hoặc axit 7-aminoheptanoic (axit ω-aminoenantoic) với xác tác tạo thành polime thuộc loại poliamit.
– Từ n aminoaxit khác nhau có thể tạo thành n! polipeptit chứa n gốc aminoaxit khác nhau; nn polipeptit chứa n gốc aminoaxit.

4. Phản ứng với HNO2

  • HOOC-R-NH2 + HNO2 → HOOC-R-OH + N2 + H2O

5. Phản ứng este hoá

  • NH2-CH2-COOH + ROH → NH2-CH2-COOR + H2O (khí HCl)

Chú ý:

– Aminoaxit có làm đổi màu quỳ tím hay không tùy thuộc vào quan hệ giữa số nhóm COOH và số nhóm NH2 có trong phân tử aminoaxit:

  • Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH = số nhóm NH2 → aminoaxit không làm đổi màu quỳ tím.
  • Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH > số nhóm NH2 → aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
  • Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH < số nhóm NH­2 → aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

– Các phản ứng do muối của aminoaxit tác dụng với dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm.

  • NH2-CH2-COOK + 2HCl → NH3Cl-CH2-COOH + KCl
  • NH­3Cl-CH2-COOH + 2KOH → NH2-CH2-COOK + KCl + H2O

Trên đây là giải đáp có bao nhiêu amino axit có cùng ctpt C3H7O2N, cùng với đó là kiến thức liên quan đến Aminoaxit được Hocvn tổng hợp, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!