Có nên cho cháu gái vợ ở cùng nhà

Mới đây, người bà 95 tuổi ở Trung Quốc đã gây bão mạng xã hội với câu trả lời thẳng thắn và hiện đại khi được cháu gái xin lời khuyên "nên kết hôn vì tình hay vì tiền?".

Cụ thể một phụ nữ giấu tên đến từ tỉnh Quảng Tây (miền Nam Trung Quốc) đã quay video hỏi bà ngoại 95 tuổi của mình, Chen Guixiao, về việc phụ nữ nên kết hôn vì tình hay vì tiền? Bà Chen đáp: "Hãy cưới người cháu yêu". Câu trả lời của bà khiến cô cháu gái tỏ ra ngạc nhiên, nói không ngờ bà ngoại lại có thái độ cởi mở như vậy.

Có nên cho cháu gái vợ ở cùng nhà

Ảnh minh hoạ

Người cháu hỏi tiếp rằng: "Tại sao không nên kết hôn vì tiền?". Bà Chen giải thích: "Nếu chồng không yêu cháu, cháu sẽ chẳng cầm được tiền của anh ta đâu. Mọi thứ chỉ đúng khi người đó yêu và sẵn sàng chia sẻ với cháu thôi".

Đoạn clip sau khi được chia sẻ đã được cư dân mạng truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt. Nhiều bình luận cho rằng câu nói của cụ bà 95 tuổi được ủng hộ như vậy bởi nó chạm đến vấn đề nhức nhối khi nói đến các cuộc hôn nhân ở đất nước tỷ dân, đó là gánh nặng tiền bạc.

- "Bà thật sáng suốt"

- "Tôi hoàn toàn đồng ý với bà. Ít nhất nếu tương lai bạn hối hận về sự lựa chọn tình yêu của mình, thì vẫn có thể giữ lại một số kỷ niệm đẹp"

- "Sự thật là hầu hết mọi người không thể kết hôn vì tình yêu hay vì tiền bạc. Điều đáng tin cậy hơn, là dựa vào chính mình"

Chuyện sính lễ vẫn luôn là đề tài được đưa ra bàn luận thường xuyên. Đây là phong tục quan trọng và lâu đời ở Trung Quốc, trong đó nhà trai phải đưa cho gia đình cô dâu vì lý do "chuyển giao quyền kiểm soát cơ thể và sức lao động của phụ nữ".

Có một thực tế tồn tại rằng không có tiền nghĩa là khó có thể kết hôn. Một người đàn ông họ Qin đã phải chia tay bạn gái sau vài năm hẹn hò vì không thể trả được mức giá cô dâu 300.000 nhân dân tệ.

Không ít ý kiến chỉ ra rằng hôn nhân ở Trung Quốc đang đặt ra một tình thế khó xử đối với nhiều phụ nữ, những người thường cảm thấy không có lựa chọn nào tốt cho họ.

Tại nhiều góc mai mối cuối tuần ở các công viên đô thị của Trung Quốc, người ta dễ dàng bắt gặp những bậc cha mẹ liệt kê công việc, thu nhập và nhà ở của con trai hoặc con gái mình để giúp con tăng cơ hội tìm được người phù hợp trong thị trường hôn nhân cạnh tranh.

Có nên cho cháu gái vợ ở cùng nhà

Ảnh minh hoạ

Trong các cuộc phỏng vấn, phóng viên nhận thấy rằng chi phí cho hẹn hò và kết hôn ngày càng cao đang khiến nhiều người trẻ nản lòng. Một nam giới được phỏng vấn cho biết quá tốn kém khi bắt đầu từ việc hẹn hò, ăn uống, xem phim, đi du lịch, các lễ hội, ngày kỷ niệm, đến chuyện cưới xin, nhà lầu, xe hơi.

Một người khác cho biết có một cô gái đã thầm yêu anh nhiều năm, cô nàng cũng tỏ ra ân cần nhưng anh chưa bao giờ tỏ tình. "Tôi yêu em ấy rất nhiều, nhưng tôi không thể tặng 80.000 nhân dân tệ như một món quà", anh chàng nói về khoản sính lễ quá cao nếu kết hôn.

Theo The Paper, năm 2020, số lượng đăng ký kết hôn ở Trung Quốc là 8,131 triệu người, chỉ bằng 60% so với năm 2013 và là mức thấp kỷ lục kể từ năm 2003.

Shen Yifei, một nhà nghiên cứu tại Khoa Xã hội học và Trung tâm Nghiên cứu Gia đình của Đại học Fudan, cho biết: "Mai mối là một cách phổ biến để mọi người kết hôn ở Trung Quốc. Khi hôn nhân trở thành cuộc cạnh tranh khốc liệt, việc bị người ta gán mác là điều khó tránh khỏi. Họ đang tìm kiếm một nửa dựa trên điều kiện chứ không phải tình yêu".

Trong những năm gần đây, sự lo lắng về hôn nhân đã khiến nhiều người tham gia vào các sự kiện mai mối mà không có cha mẹ của họ. Một số thậm chí còn tiết lộ tình trạng tài chính của các ứng cử viên tiềm năng trên mạng xã hội và xin lời khuyên nên chọn ai.

Có nên cho cháu gái vợ ở cùng nhà
Lừa vợ đang lái xe khi ở với nhân tình, chồng "hết hồn" khi vợ bảo nhìn gương chiếu hậu

GĐXH - Hẹn hò với bồ ở quán nhưng lại lừa vợ là đang lái xe trên đường, anh chồng gặp cái kết không thể choáng hơn.

Ngân vừa gọi ly sữa chua trái cây, cuộc hẹn hò cũng chỉ mới bắt đầu thì điện thoại đổ chuông dồn dập.

Thấy số điện thoại của chị gái, Ngân không muốn nghe, nhưng anh bạn trai tinh ý nhìn thấy nên nhắc: “Em nghe điện thoại đi, lỡ có việc gấp”.

Vừa mở máy lên, chị gái vừa thở gấp gáp vừa nói: “Em đang ở đâu đấy, về gấp phụ chị đưa bé Tôm đi bệnh viện”.

Ngân hoảng hốt, lắp bắp xin lỗi bạn trai rồi vội vàng lấy xe chạy về. Về đến nhà, thấy bé Tôm đang chơi lắp ghép, trên đầu có một vết băng bó nhỏ, chị gái cô đang lau dọn sàn nhà, Ngân không biết chuyện gì đã xảy ra. Nghe chị kể, con trai leo cửa sổ bị ngã vào chậu cây, bé bị chảy máu trên đầu nhưng đã cầm được rồi.

Có nên cho cháu gái vợ ở cùng nhà
Ở cùng chị gái, Ngân bao hết việc nhà kể cả chăm sóc các cháu (Ảnh minh họa)

Ngân thở dài, định về phòng nghỉ ngơi thì chị bảo: “Em trông Tôm nhé, chị đi gội đầu một chút”. Tự nhiên Ngân thấy hụt hẫng, rõ ràng chị biết hôm nay cô có buổi hẹn quan trọng, việc đó chị có thể xử lý được, sao lại gọi cô về làm gì. Cuộc hẹn hò với bao chờ đợi cũng tan thành mây khói.

Năm nay, Ngân 28 tuổi, đang ở cùng gia đình chị gái. Nhiều lần, cô muốn ra ở trọ để được sống tự do nhưng mẹ cô không đồng ý. Anh rể đi làm xa nên từ khi học đại học, Ngân đã từ quê ra thành phố ở cùng chị. Mẹ luôn nhắc cô phải đỡ đần chị việc nhà cửa, chăm sóc các cháu.

Ngân biết bổn phận của mình, sau giờ học luôn từ chối các cuộc đi chơi cùng bạn bè để về nhà sớm. Vì có Ngân ở cùng nên chị gái đâm ra ỷ lại, mọi việc trong nhà kể cả chăm sóc con cũng giao hết cho em. Ngân như một bà mẹ nuôi con mọn, đi đâu cũng gấp gáp để kịp giờ về đón cháu, tắm rửa, cho ăn.

Suốt mấy năm đại học, Ngân từng hẹn hò với vài người, nhưng họ đều thấy cô bận việc gia đình quá nên dần dần lảng ra. Người yêu cũ của Ngân từng giận dỗi nói: “Em không có thời gian riêng dành cho anh thì lời yêu thương cũng vô nghĩa”. Ngân cũng chẳng trách anh được, những cuộc hẹn hò đều phải đem cháu đi cùng hoặc đến nhà ngồi nói chuyện thì còn gì là riêng tư. 

Đến khi tốt nghiệp, Ngân tìm được việc làm ưng ý, cách xa nhà chị gái nên định ra ở trọ. Nhưng lúc đó chị gái lại mang bầu đứa con thứ hai, mẹ Ngân phản đối quyết liệt chuyện Ngân ra ở riêng.

Chị gái xin cho Ngân một công việc gần nhà, mức lương vừa phải để tiện đưa đón cháu đi học. Đến khi chị sinh con, Ngân phải xin nghỉ làm để chăm sóc vì không thuê được người, mẹ lại ốm không lên được.

Có nên cho cháu gái vợ ở cùng nhà
Trong khi chị gái rảnh rang phấn đấu cho sự nghiệp thì với Ngân sắp xếp một cuộc hẹn hò cũng khó vì không có thời gian (Ảnh minh họa)

Điều khiến Ngân buồn nhất là chị tỏ ra khó chịu khi cô đi chơi với bạn, cứ tìm cách gọi về sớm. Cuối tuần anh rể về, chị lại bày ra nấu nướng mời khách, Ngân phải ở nhà phụ giúp. Nhiều lần Ngân than vãn nhưng mẹ cô đều bảo: “Sống phải có trước có sau, ở với chị không tốn tiền thuê nhà thì phải biết đỡ đần”. 

Mỗi lần Ngân định ra ở riêng, chị lại năn nỉ: “Gắng giúp chị một thời gian nữa, để cháu cứng cáp đã”. Mọi chuyện cứ lặp đi lặp lại, khi đứa con thứ hai đi học mẫu giáo, chị lại lấy cớ mình đang đi học cao học để nhờ Ngân giúp đỡ. Đến nay, con đã vào lớp Một, Ngân xin ra riêng, chị lại bảo: “Đợi một thời gian nữa, anh rể chuyển công tác về gần nhà rồi em đi cũng chưa muộn”.    

Chuyện của buổi hẹn hôm nay khiến Ngân rất buồn, cô quyết định sẽ đi tìm phòng trọ để ra ở riêng dù chị gái có nói gì đi nữa. Gần 10 năm sống cùng chị, Ngân đã làm tròn bổn phận. Có lẽ mẹ sẽ khóc, chị gái sẽ giận nhưng nếu không dứt khoát, Ngân không thể nào thoát khỏi vòng luẩn quẩn này.