Có nên cho trẻ đi học thêm không

LTS: Chỉ ra nguyên nhân và giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng dạy thêm học thêm hè của các em học sinh, tác giả Đỗ Quyên gửi đến độc giả bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Khá nhiều phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng nghỉ hè chỉ muốn cho con nghỉ ngơi, thư giãn và không muốn cho con đi học thêm nhưng cuối cùng cũng phải “tặc lưỡi” ép trẻ phải đi học thêm học kì 3.

Người không rõ chuyện nói rằng, cha mẹ ham thành tích đày đọa con.

Người hiểu chuyện thì thấu hiểu và cảm thông “không đi học như thế, con trẻ sẽ đuối và không thể theo kịp bạn vào năm học. Và như thế thì còn tội con gấp hàng chục lần”.

Hình ảnh một lớp học thêm hè tại nhà của giáo viên [[Ảnh: P.L]. 

Liên hệ với một số đồng nghiệp đang giảng dạy ở vùng ấy thì được biết “tụi mình cũng chẳng ép buộc học sinh phải đi học hè nhưng khá nhiều phụ huynh có con sẽ học lớp mình năm tới, họ tình nguyện gửi con đi học trước. Dạy theo nhu cầu của họ là sai sao?”.

Dù là người trong nghề nhưng nghe đồng nghiệp nói “phụ huynh có con sẽ học lớp mình năm tới…” tôi cũng hoàn toàn bất ngờ vì ngay địa phương nơi tôi giảng dạy, phải vào năm học mới thầy cô mới biết được mình sẽ dạy lớp nào.

Vậy mà phụ huynh nơi đồng nghiệp tôi công tác đã có thể biết con mình năm tới sẽ học với chính thầy cô ấy là vì sao?

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thông tư số: 30/2014/TT-BGDĐT

Điều 15 Thông tư 30 quy định rõ việc nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

1. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học hoặc cuối cấp học và đảm bảo trách nhiệm của giáo viên dạy lớp năm học trước và giáo viên nhận lớp ở năm học sau.

Giúp giáo viên nhận lớp trong năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết về quá trình và kết quả học tập, mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.

- Bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy định này; trao đổi các nhận xét về những nét nổi bật hoặc hạn chế cần khắc phục về mức độ nhận thức, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; ghi biên bản nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

Chưa nghỉ, con đã biết sẽ chẳng có mùa hè đâu

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thông tư 30, nhiều trường tiểu học ở các địa phương đã thực hiện bàn giao chất lượng học sinh giữa hai giáo viên lớp cũ và lớp mới ngay thời điểm kết thúc năm học.

Bởi thế, giáo viên đã chắc chắn mình sẽ dạy lớp ấy. Và phụ huynh cũng biết giáo viên ấy chính là thầy cô giáo của con mình sang năm học mới.

Với học sinh lớp 1, sau khi chiêu sinh xong nhà trường cũng tiến hành phân lớp ngay.

Vì thế dù chưa vào năm học, nhưng phụ huynh vẫn biết con mình sang năm học với ai.

Không thể không cho con đi học thêm

Đây là câu nói của một số phụ huynh khi tôi có dịp tiếp xúc. Họ nói rằng khi biết sang năm thầy cô ấy chủ nhiệm lớp con thì ngay đầu hè đã cho con đến nhà giáo viên để học.

Trước chỉ vài em, sau thì gần như cả lớp.

Một số người có nhu cầu thực sự nhưng không ít phụ huynh lại buộc phải làm theo. Bởi, họ sợ con mình qua năm không thể theo nổi khi những điều cô đã dạy rồi sẽ dạy lại sơ sơ.

Chẳng hạn, lớp có 45 học sinh năm nay vào lớp 1 nhưng các em đi học hè hơn ba chục em.

Giáo viên đã dạy âm, vần, đọc trơn, nghe viết…sang năm học mới, chỉ còn vài em chưa biết gì.

Phần đông học sinh trong lớp đã đọc thông viết thạo thì thầy cô không thể dạy lại từng âm, vần, từng tiếng mà dạy theo kiểu nâng cao tránh cho các em nhàm chán.

Hè chưa về phụ huynh đã nháo nhác tìm lớp học cho con

Những học sinh chưa biết đọc, viết sẽ học theo kiểu kèm riêng nên khá thiệt thòi cho những em không đi học trước.

Điều này lý giải vì sao nhiều học sinh học lớp 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa, mới vào năm học được gần một tháng nhưng đã biết đọc câu, biết viết được chính tả nghe đọc.

Trong khi yêu cầu này phải cuối năm học lớp 1 các em mới có đủ kiến thức, kĩ năng để viết.

Đã từng có không ít phụ huynh phản ánh, lớp 1 mới học âm vần nhưng vào năm học chưa lâu cô giáo cứ nói rằng “cháu học quá chậm, viết bài quá yếu” là vì vậy.

Hạn chế bằng cách nào?

Việc chấm dứt tình trạng dạy thêm học thêm không thể thực hiện đơn lẻ mà phải có sự phối kết hợp của nhà trường, của giáo viên và chính phụ huynh mới thực sự đem lại kết quả.

Về phía nhà trường, việc thực hiện bàn giao chất lượng học sinh giữa giáo viên cũ và giáo viên mới theo đúng sự chỉ đạo của Thông tư 30 không nhất thiết phải thực hiện ngay thời điểm cuối năm học như một số địa phương đang làm hiện nay.

Việc này, có thể thực hiện vào đầu mỗi năm học. Nhờ đó, phụ huynh không thể biết sang năm ai dạy con mình để mang nặng áp lực buộc các em đi học trước.

Bạn có mua nổi cho con một mùa hè?

Về phía phụ huynh [với học sinh tiểu học] hãy để cho các em chơi, thư giãn trong 2 tháng hè.

Hàng ngày, ba mẹ có thể dành cho con từ 1 đến 2 tiếng để trẻ đọc, viết và làm vài phép tính cơ bản trong sách để khỏi quên kiến thức đã là đủ rồi.

Tránh hiệu ứng thấy con người ta đi học, bằng mọi giá con mình cũng phải đua theo. Được thế, việc học thêm với học sinh bậc tiểu học chắc chắn sẽ được giảm thiểu rất nhiều. 

Đỗ Quyên

Đặc biệt trong cuộc sống hiện nay, bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con em mình được tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt nhất để có thể phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Chính vì nhu cầu của phụ huynh mà nhiều trường có cho tổ chức học các lớp năng khiếu tại trường, sau các giờ học tập tại trường, nhưng câu hỏi đặt ra, liệu rằng các lớp dạy năng khiếu ở trường thực sự có ích cho con hay không?

Tại sao bố mẹ lại cho con đi học năng khiếu, khi con mình chưa bộc lộ những sở thích đặc trưng nào? Năng khiếu hiện nay rất đa dạng, thậm chí ở tại nhiều trường mầm non như : Múa, võ, vẽ bơi lội, tiếng Anh… Lớp học năng khiếu ở trường, thường được tổ chức gộp rất nhiều các em ở các độ tuổi khác nhau, và mỗi buổi học kéo dài 30 phút, một tuần trẻ sẽ được tham gia hai đến ba buổi. Với lượng thời gian học như thế, liệu năng khiếu của trẻ có được cải thiện đúng theo phụ huynh sau một hai ngày. Và với số học phí bổ thêm ra cho việc học năng khiếu của con có thực sự phù hợp cho việc phát triển như mong muốn của bậc phụ huynh. Giải đáp điều này, chúng tôi đã lấy rất nhiều ý kiến từ các bậc phụ huynh.

Chị Lê Trà My ở Kim Mã Phượng – quận Ba Đình, hiện đang có bé 4 tuổi và tham gia lớp học mầm non tư thục. Bé được mẹ cho tham gia học tập tại trường và học thêm lớp năng khiếu do trường tổ chức là lớp múa và vẽ, ban đầu bé rất hứng thú nhưng sau khoảng vài tháng học tập, bé lại đòi  mẹ nghỉ học. Đi tìm nguyên nhân cho việc bé muốn nghỉ học, chị Ly đã tìm đến giáo viên dạy năng khiếu cho bé và trò chuyện, biết được rằng trong quá trình học bé luôn bị nhắc nhở, hướng dẫn lại do không theo kịp bài học so với nhiều anh chị. Nhưng đành rằng là bé không muốn học, nhưng mẹ vẫn động viên con học, chỉ vì không muốn con ngồi ở lớp cùng với các bạn để xem phim hoạt hình. Rất nhiều bản thân phụ huynh có suy nghĩ và sợ con mình thua kém so với nhiều bạn bè trong lớp, chính vì thế vô tình làm cho trẻ có tổn thương và áp lực.

Có những trẻ không cần luyện tập chăm chỉ mà có những thiên phú và có thể tự bộc phát tài năng nhất định mà không cần phải luyện tập thường xuyên. Nhiều bố mẹ không thường xuyên quan sát trẻ mà chỉ xem xét rằng bạn không tốt ở điểm nào, thua kém các bạn khác ở điểm nào, chính vì thế mà khiến thui chột, giảm đi tài năng thực sự của trẻ và bắt ép trẻ học theo những năng khiếu đang thịnh hành. Mặc dù khi được người khác khen “ Con chị giỏi quá” hay “ Bé nhà mình thông minh thật” cũng thích nhưng không có nghĩa phụ huynh có quyền cướp đoạt việc học năng khiếu theo sở thích của con, bởi biết đâu, năng khiếu trở thành một nghề của con trong tương lai.

Việc học được thêm các năng khiếu cho trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay thực sự quan trọng và có phần mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Với mỗi loại hình nghệ thuật hay một năng khiếu nhất định sẽ mang lại những lợi ích phù hợp nhất. Ví dụ năng khiếu hát và chơi các nhạc cụ sẽ khiến tâm hồn bé trở nên dạt dào, có nhiều cảm xúc, khả năng tưởng tượng sẽ được nâng cao đồng thời rất tích cực cho trẻ phát triển trí não, năng lượng nhận thức.

Thực tế cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc có khả năng học tốt các môn có liên quan đến suy luận và khả năng sáng tạo trong mọi tình huống và giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, đồng thời cũng  ý thức hơn về thành tích học tập. Nhiều học sinh tại các trường mầm non, đặc biệt là các bạn nữ thường được mẹ cho tham gia lớp năng khiếu học múa, bởi có lẽ múa là môn thể thao giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai cân đối, vừa giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì, chịu khó, tỉ mỉ và khả năng làm việc nhóm khá cao. Cũng như múa, vẽ là lớp năng khiếu được số lượng trẻ em đi học nhiều trong trường, bởi đây là môn nghệ thuật giúp trẻ có thể phát triển trí tưởng tượng trong thế giới quan riêng của bé. Học vẽ cũng giúp bé rèn luyện được khả năng quan sát, mô tả sự vật hiện tượng, chắc chắn khả năng tập trung cao khi làm bất kỳ việc gì, giúp trẻ hoàn thành tốt về mặt tâm hồn, và điều đặc biệt là trẻ có thể nhìn cam nhạy cảm trước cái đẹp.

Và có nhiều đứa trẻ được bắp ép hay có thể thấy thích khi học tiếng Anh, nhưng đây là môn  nặng hơn về thành tích, chính vì thế mà khi học bậc phụ huynh hay đặt áp lực vào chính con em mình. Nhưng việc học ngoại ngữ thực sự tốt cho trẻ, bởi khi còn nhỏ, bé chưa phải học nhiều môn học và khả năng tiếp thu ngoại ngữ rất nhanh, đặc biệt là khả năng nghe và nói. Võ thuật cũng như múa là môn thể thao rèn luyện sức khỏe tốt cho trẻ. Học võ đặc biệt rèn cho khả năng tự tin trong mọi hoàn cảnh, không dễ bị bắt nạt và có thể xử lý thông minh những tình huống cấp bách xấu xảy ra.

Học bất kỳ kỹ năng nào thì bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến thiên hướng của trẻ. Việc học năng khiếu tại trường cho trẻ không phải là bắt buộc phụ huynh cho trẻ tham gia mà hoàn toàn là tự nguyện. Các môn năng khiếu ở trường học chủ yếu nâng cao thể chất cho trẻ và giúp trẻ có được sự tự tin và vui vẻ mỗi ngày tham gia lớp học ở trường. Vì thế việc áp đặt năng lực, thành thích khi học ở các lớp năng khiếu của các em học sinh là không đúng, và nhiều lúc gây rất nhiều tác dụng phụ cho trẻ.Và mỗi trẻ cho học từ 1 đến 2 năng khiếu, để trẻ có thời gian được chơi đùa cùng các bạn và đặc biệt không khiến cho trẻ cảm thấy áp lực.

Thời gian từ 3 đến 5 tuổi là thời điểm vàng cho việc học năng khiếu của trẻ nhưng không được vì thế phụ huynh không được theo trào lưu mà cho con mình đi học năng khiếu đó mà thực sự con không hề thích hay hứng thú với năng khiếu này. Để có thể chọn được năng khiếu học cho phù hợp, thì phụ huynh cần thời gian để quan sát các bé, và có thể cho bé tham gia thử một chút các năng khiếu nếu có cơ hội. Những đứa trẻ hướng ngoại nên cho các môn hoạt động với cộng đồng như bơi lội, hay các môn thể thao khỏe khoắn như bơi lội. Còn với những trẻ hướng nội nên chọn những nhạc cục ho trẻ học giúp trẻ  hào hứng hơn trong cuộc sống. Bác sĩ tâm lý Hoàng Cẩm Tú đã chia sẻ rằng, giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi là thời điểm hoàn hảo nhất để trẻ học các kỹ năng, nhưng cần phải khơi đúng và trúng những năng khiếu riêng biệt ở từng trẻ.

Nhiều phụ huynh cần kết hợp với nhiều giáo viên trong trường nhờ có thể quan sát và đưa ra nhận định con mình muốn học năng khiếu gì rồi quyết định cho con học lớp năng khiếu , chứ không nhận định sai lại khiến cho con sợ sệt ái ngại việc đi học. Và trong quá trình học, nhiều lúc thấy con thua kém bạn bè thì nhớ ủng hộ, khuyến khích động viên các bé học tập thì không nên tạo thêm áp lực cho trẻ. Việc học năng khiếu tại trường mầm non không phải chú trọng trẻ học nhiều mà là môi trường cho trẻ tự tin phát triển, học tập chính vì thế mà không nên cho trẻ học năng khiếu theo phong trào. Chúc các mẹ có thể cho con chọn lựa được môn năng khiếu phù hợp với sở thích và đam mê của con em mình.

Nguồn: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề