Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 14 đạo Phật đóng vai trò như thế nào trong đời sống tư tưởng của người Việt

Tóm tắt mục I. Tư tưởng, tôn giáo. Bước sang thời độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

Mục 1

Ở thời kỳ độc lập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

1. Nho giáo

- Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị [những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ], chi phối nội dung giáo dục thi cử. Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

- Thời Lê sơ:

+ Nho giáo chính thức được nâng lên vị trí độc tôn đến cuối thế kỉ XIX, số người theo Phật giáo và Đạo giáo giảm bớt.

+ Nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội Nho giáo trong nhân dân.

+ Sự phát triển của giáo dục Nho học củng cố sự phát triển của Nho giáo.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

I. Tư tưởng, tôn giáo

- Ở thời kỳ độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử. Tuy nhiên từ thế kỉ X – XIV, Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

- Đạo Phật giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến, các nhà sư có lúc còn tham gia bàn việc nước, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian.

- Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần, thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn đến thế kỉ XIX. Nhà nước phong kiến hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của nho giáo trong nhân dân.

II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật

1. Giáo dục.

- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

- Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành.

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.

- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi Hội chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ.

- Giáo dục góp phần đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí nhưng giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Văn học.

- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo, từ thời nhà Trần, văn học ngày càng phát triển. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo…

- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm [được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII] đều phát triển, xuất hiện hàng loạt tập thơ ca ngợi đất nước.

3. Nghệ thuật.

- Từ thế kỉ X – XIV, nhiều công trình Phật giáo được xây dựng như chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh.

- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc điển hình như thành nhà Hồ, tháp Chăm…

- Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen…

- Nghệ thuật sân khấu mang đậm tính dân gian truyền thống như chèo, tuồng, múa rối… ngày càng phát triển.

- Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn tranh, chiêng đồng…

4. Khoa học kỹ thuật.

- Thời Trần, bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu [bộ sử chính thống thời Trần] được biên soạn; nhiều bộ sử khác như Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư [Ngô Sĩ Liên] được soạn thảo.

- Địa lý có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Quân sự có Binh thư yếu lược.

- Thiết chế chính trị có Thiên Nam dư hạ.

- Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

- Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

Page 2

SureLRN

Từ thế kỉ X – XV, đạo Phật còn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 23

30 điểm

NguyenChiHieu

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, đạo Phật đóng vai trò như thế nào trong đời sống tư tưởng của người Việt? A. hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến. B. hình thành những nguyên tắc cơ bản trong các mối quan hệ xã hội. C. giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến.

D. là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục và thi cử.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án cần chọn là: C. giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến. Từ thế kỉ X – XV, đạo Phật còn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là A. Vương quốc phát triển đến đỉnh cao B. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng, phía Bắc đến tận sông Gianh [Quảng Bình], phía Nam đến sông Dinh [Bình Thuận] C. Việc buôn bán với nước ngoài trở nên nhộn nhịp, sầm uất D. Bước vào giai đoạn suy thoái, rồi dần dần hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
  • Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam? A. Nghệ An. B. Thanh Hóa. C. Cao Bằng. D. Lạng Sơn.
  • Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xác định giai cấp vô sản có vai trò như thế nào? A. Cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền vô sản. B. Lãnh đạo cuộc đấu tranh, nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng chuyên chính vô sản C. Lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ, thiết lập chính phủ lâm thời. D. Lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thiết lập chính phủ lâm thời.
  • Phong trào nào đánh dấu lần đầu tiên giai cấp công nhân Pháp bước lên vũ đài chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù của mình là giai cấp tư sản bằng biện pháp bạo lực? A. Cuộc khởi nghĩa Lyông lần thứ nhất và lần thứ hai. B. Phong trào của công nhân dệt Sơ-lê-din. C. Cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri [1848]. D. Phong trào Hiến chương.
  • Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Mĩ là A. G.Oasinhtơn B. A.Lincôn C. B.Phranklin D. T.Giépphécxơn
  • Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức là gì? A. Lật đổ được nền quân chủ ở Đức B. Thống nhất thị trường dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển C. Góp phần hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu D. Có ảnh hưởng đến khuynh hướng quân phiệt của nước Đức sau này
  • Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải thời kì cổ đại là A. Nô lệ B. Sắt C. Lương thực D. Hàng thủ công
  • Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông? A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện. C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
  • Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”? A. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên giai cấp tư sản chống thế lực phong kiến suy tàn. B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới. C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
  • Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của A. văn hóa đá cũ. B. văn hóa đá mới. C. văn hóa sơ kì đồ đồng. D. văn hóa sơ kì đá mới

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề