Con cá lọc đến là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – Từ năm 2021 trở đi môn Vật Lý lớp 6 đã gộp với các môn Hóa học, Sinh học để trở thành môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức

Soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 và Giải bài tập KHTN lớp 6: Tại đây

Mở đầu bài Bài 23 Tổ chức cơ thể đa bào

Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đá một mình. Làm việc theo nhóm thường hiệu quả hơn làm việc cá nhân. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó. Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?

Trả lời:

Trong cơ thể đa bào, các tế bào được tổ chức và phối hợp qua một số cấp tổ chức [tế bào –> mô –> cơ quan –> hệ cơ quan] để tạo thành cơ thể.

I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

1. Quan sát hình 2.1 viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao

Hội Gia sư Đà Nẵng

2. Quan sát hình 2.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây

Hội Gia sư Đà Nẵng

a] Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A tới E cho phù hợp

b] Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình

Hướng dẫn soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 23 Tổ chức cơ thể đa bào

1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao

2. 

a] A. Tế bào

    B. Mô

    C. Cơ quan

    D. Cơ thể

    E. Quần thể

b] Tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình:

Với cá cóc: tim

Với cây sâm: lá, thân, củ

II. Từ tế bào tạo thành mô

Quan sát hình 2.3 và 2.4 nêu một số mô ở người và ở thực vật

Hội Gia sư Đà Nẵng

Hướng dẫn soạn bài Khoa học tự nhiên

Mô ở người gồm:

– Mô liên kết

– Mô cơ

– Mô biểu bì ở da

Mô ở thực vật gồm có:

– Mô mạch gỗ

– Mô mạch rây

– Mô biểu bì

III. Từ mô tạo thành cơ quan

1. Quan sát hình 2.5 và xác định vị trí một số cơ quan trong cơ thể người.

Hội Gia sư Đà Nẵng

2. Quan sát hình 2.6, hãy gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D, ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:

Hội Gia sư Đà Nẵng

1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.

2. Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể.

4. Tạo ra quả và hạt.

Trả lời câu hỏi lớp 6 bài 23 Tổ chức cơ thể đa bào

1. 

  • Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất.
  • Chức năng chính của phổi là giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu [hồng cầu]. Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng.
  • Thận là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp. Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài.
  • Dạ dày [còn gọi là bao tử] là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là: Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị. Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
  • Ruột có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.

2. 

A. Hoa

B. Lá

C. Thân

D. Rễ

Ghép: A – 4 ; B – 2 ; C – 1 ; D – 3

IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan

Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?

2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể.

Tìm hiểu về hệ tiêu hóa ở người.

Hướng dẫn giải bài tập KHTN lớp 6

1. Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường Tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa [lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật]. 

2. Hệ tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Chúng hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau làm nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài. Hoạt động tiêu hóa diễn ra hàng ngày và bao gồm nhiều bước khác nhau.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải KNTT lớp 6, KHTN 6 sách kết nối tri thức, giải KHTN 6 sách mới, bài 2: Tổ chức cơ thể đa bào, sách KNTT nxb giáo dục

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà NẵngTrung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.

Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo thuộc [Bài 20: Các cấp độ tỏ chức trong cơ thể đa bào trong CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:

  • Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô
  • Nhận xét về hình dạng cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô
  • Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô

Lời giải tham khảo:

  • Mối quan hệ từ tế bào đến mô là: các tế bào tập hợp lại thành một nhóm tạo thành mô.
  • Tế bào hình thành nên mỗi loại mô đều có hình dáng cấu tạo giống nhau.
  • Chức năng của các tế bào trong một mô là giống nhau.

Câu hỏi 2: Cơ thể con người được cấu tạo từ những loại mô nào? Cho ví dụ.

Lời giải tham khảo:

Cơ thể con người được cấu tạo nên từ những loại mô ví dụ như: mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì.

Một số ví dụ: mô biểu bì dạ dày; mô liên kết: mô mỡ, mô xương; mô thần kinh: nơron, tế bào thần kinh đệm; mô cơ: mô cơ tim, mô cơ tay.

II. TỪ MÔ ĐẾN CƠ QUAN

Câu hỏi 1: Quan sát hình 20.3a và cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào?

Lời giải tham khảo:

Quan sát hình 20.3a ta thấy lá cây được tạo nên từ những loại mô sau: mô biểu bì, mô giậu, mô mềm, mô dẫn.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 20.3b và cho biết dạ dày được cấu tạo từ những loại mô nào? 

Lời giải tham khảo:

Quan sát hình 20.3b ta thấy dạ dày được cấu tạo nên từ những loại mô sau: mô cơ, mô liên kết. mô thần kinh, mô biểu bì.

Câu hỏi 3: Mô và cơ quan có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Lời giải tham khảo:

Mối liên hệ giữa mô và cơ quan là: cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng nhất định bên trong cơ thể.

Câu hỏi 4: Hãy kể tên một số cơ quan trong cơ thể con người và cho biết tim được cấu tạo từ những loại mô nào?

Lời giải tham khảo:

Một số cơ quan bên trong cơ thể con người là: gan, thận, phổi, mật, ruột non, dạ dày, ruột già, tim,...

Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim

III. TỪ CƠ QUAN ĐẾN CƠ THỂ

Câu hỏi 1: Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi từ 7 đến 12.

a] Cho biết các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua.

b] Gọi tên các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi tương ứng với các số [1] đến [4] trong hình và nêu chức năng của mỗi cơ quan này.

c] Nêu chức năng của hệ rễ.

d] Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hoá ở người và gọi tên các số từ [5] đến [9].

e] Ở người có những hệ cơ quan nào? Nêu chức năng của hệ tiêu hoá,

f] Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động?

g] Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ?

Lời giải tham khảo:

a] Các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua là: hệ chồi và hệ rễ.

b] Các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi là:

  • [1] là thân cây: bộ phận chuyển tiếp giữa gốc rễ với cành lá, có chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất hữu cơ đi nuôi cây trên cơ thể thực vật, thân cây còn đảm nhiệm chức năng nâng đỡ cây và dự trữ các chất dinh dưỡng.
  • [2] là hoa: giữ vai trò sinh sản, tạo điều kiện thụ phấn chéo hoặc tự thụ phấn tạo ra quả và hạt.
  • [3] là quả: có chức năng bảo vệ hạt.
  • [4] là lá: giữ chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp; ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ các chất dinh dưỡng hoặc tự vệ ở thực vật.

c] Hệ rễ: có chức năng là bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp.

d] Một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa ở người là: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn.

  • [5] là miệng.  
  • [6] là thực quản.  
  • [7] là dạ dày.  
  • [8] là ruột.  
  • [9] là hậu môn. 

e] Ở người còn có những hệ cơ quan như: hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

Chức năng của hệ tiêu hóa là: vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài.

f] Nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống, không khí, khi đó con người sẽ chết.

g] Nếu cây cà chua bị mất hệ rễ thì cây cà chua đó sẽ không thể đứng bám vào lòng đất được và sẽ chết vì không có rễ để hút nước cũng như các dinh dưỡng có trong lòng đất để cung cấp cho các quá trình trao đổi chất trong cây. 

Câu hỏi 2: Vẽ bảng sau vào vở và hoàn thành theo mẫu sau:

Lời giải tham khảo:

Câu hỏi 3: Nêu tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào tương ứng với các số từ [1] đến [5] trong hình sau

Lời giải tham khảo:

[1]. tế bào.  

[2]. mô.  

[3]. cơ quan.  

[4]. hệ cơ quan.

[5]. cơ thể.

IV. BÀI TẬP

Câu hỏi 1: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là:

A. mô.         

B. tế bào.        

C. cơ quan.          

D. hệ cơ quan.

Lời giải tham khảo:

Đáp án chính xác: B. tế bào.        

Câu hỏi 2: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là

A. mô.         

B. tế bào.        

C. cơ quan.          

D. hệ cơ quan.

Lời giải tham khảo:

Đáp án chính xác: A. mô.         

Câu hỏi 3: Kể tên các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người và cho biết mối liên hệ về chức năng của các cơ quan.

Lời giải tham khảo:

Các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người là: Mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phổi,… 

Mối liên hệ về chức năng của các cơ quan là: mũi, hầu và thanh quản lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi cung cấp vào phổi. Sau đó khí quản và phổi tiếp nhận không khí đó thực hiện lọc và trao đổi khí.

Câu hỏi 4: Khi em tập thể dục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động?

Lời giải tham khảo: 

Khi tập thể dục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động là: hệ thần kinh điều khiển các hệ cơ hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, hệ hô hấp hoạt động thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn…

Video liên quan

Chủ Đề