Con chim bị giật điện chết trong trường hợp nào

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tại sao chim đậu trên dây điện cao thế lại không bị nguy hiểm? Chim bị giật chết khi đậu trên đường dây tải điện trong trường hợp nào?

Với những con chim đậu trên dây điện các bạn quan sát để ý kỹ sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật.

Trên các trụ điện cao thế hàng ngàn vôn, các chú chim vẫn có thể bình thản đậu trên dây mà không hề có hiện tượng bị giật điện. Phải chăng chúng có “khả năng siêu nhiên” nào đó nên không bị điện giật?

Trên thân các cột trụ điện cao thế luôn có biển cảnh báo: “ĐIỆN CAO THẾ NGUY HIỂM! – KHÔNG PHẬN SỰ CẤM ĐẾN GẦN” nhằm tránh những tai nạn không đáng có cho người và động vật.

Những cột điện nối tiếp nhau cùng với dây điện, điện thoại khiến lũ chim nhầm tưởng rằng đó cũng là những cái cây bình thường và dây điện chính là cành cây. Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều chim đậu trên dây điện, đặc biệt là trên cả điện trung thế và cao thế nhưng không bị giật. Nếu con người làm điều đó thì bị nướng cho cháy đen rồi nhưng lũ chim lại không hề hấn hấn gì khi đậu trên dây điện như vậy.

Con chim bị giật điện chết trong trường hợp nào
Lũ chim đậu trên dây điện giống như những nốt nhạc trên khuôn nhạc. (Ảnh: blog.livedoor.jp)

Nguyên nhân từ đâu mà ra?

Trước hết chúng ta cần hiểu qua sự giật điện là như thế nào. Về cơ bản, con người chúng ta và động vật bị điện giật là do dòng điện có cường độ lớn chạy qua cơ thể khi có sự chênh lệch về điện thế đủ lớn và gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Những con chim đậu trên dây điện trần, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện được, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật.

Thực ra, khi chạm vào dây trần có dòng điện thì dòng điện sẽ chạy qua cơ thể người hoặc chim nhưng còn tùy thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua lớn hay bé mà người hoặc chim có thể bị giật hay không. Theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó.

Người ta tính được rằng, khi chim đứng trên dây trần tải điện, hai chân của chim cùng bấu trên một đường dây dẫn cách nhau khoảng 5cm thì điện trở của dây cáp nhôm trong khoảng này cỡ 1,63.10-5W, hiệu điện thế giữa hai chân của chim chỉ vào khoảng 5,3.10-3V , còn điện trở của cơ thể chim khoảng 10000W.

Điện trở của cơ thể chim và điện trở của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim là mắc song song, với số liệu đó thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể chim chỉ khoảng 5,3.10-7A, dòng điện yếu như vậy khi chạy qua cơ thể chim không hề nguy hiểm gì cho chim cả.

Con chim bị giật điện chết trong trường hợp nào
Khi cả hai chân của chim cùng đậu trên cùng một dây điện, điện trở của chim nhỏ lớn hơn điện trở của dây điện rất nhiều. (Ảnh: Google Plus)

Phần lớn dòng điện chỉ chạy qua dây dẫn, phép tính cho thấy cường độ dòng điện này vào khoảng 325A.

Khi con người đứng dưới đất, cơ thể của chúng ta tiếp xúc với dây điện dương của nguồn điện và tạo thành mạch điện. Lúc đó dòng điện sẽ truyền từ cư thể xuống đất khiến chúng ta bị giật tê người. Nhưng nếu chúng ta đứng trên mộ miếng gỗ cách điện hay đi giầy dép có đế bằng cao su thì dù có sờ vào đây điện dương cũng sẽ không sợ bị giật điện.

Trạng thái lúc đó của bạn cũng giống như một con chim đang đậu trên dây điện vậy. Và những người thợ điện nắm chắc nguyên lý này để thao tác đấu nối hay sửa chữa đây điện an toàn dù cho trên dây có thể vẫn có điện.

Bài viết giải thích cũng không sai, thứ nhất lớp sừng ở chân chim là vật cách điện khá tốt với điện trở cỡ Mega Ohm trở lên, thứ 2 điện là một thứ rất lười nó ưu tiên đi qua thứ có điện trở nhỏ nhất hoặc đường dẫn đến nơi có điện thế thấp gần nhất, nên khi chim đứng trên dây điện thì nó đúng là bị dòng điện bỏ qua. Nhưng đó là đối với điện hạ thế mà thôi, chứ điện cao thế thì bản thân không khí cũng bị coi là chất đẫn điện rồi, khi chim đến đủ gần thì hiện tượng phóng sét sẽ xẩy ra đảm bảo có món chim nướng thành than ngay. Nên đừng nghe bài viết tào lao là con người hay động vật khác đứng trên dây điện cũng không sao.

Đáng buồn là 1 năm có rất nhiều nhân viên điện lực chết do bị điện giựt trên lưới điện dù bảo hộ full giáp 😩

@luyenbichtaKhi thay thế, sữa chưa đường dây người ta cắt điện hết ông ơi. Đó là lý do vì sao chúng ta bị cúp điện. Cũng có trường hợp tử vong nhưng lý do là:

“Một công nhân điện lực ở Nghệ An đang sửa chữa lưới điện thì bị điện giật tử vong, dù đã cắt điện trước khi sửa chữa. Nguyên nhân nghi do nguồn điện từ máy phát của người dân tải ngược lên đường dây.”

@Hoang Long.Tui từng công tác ở công ty điện lực nên cái bạn nói chỉ là kiến thức ở nhà trường phổ thông thôi bạn. Cám ơn đã nói 😏

@luyenbichtaForum này chỉ mỗi mình ông làm công ty điện lực chắc

Cứ liên quan đến chim đậu dây điện là lại nhớ đến con bm này =))

ủa cái này là do điện áp bước phải không nhỉ? Hồi trước e học là do điện áp bước mới đúng

m thấy mấy thợ điện có câu mạch sống , lúc đó điện đang hoạt động bình thường luôn. vậy làm sao họ có thể an toàn vậy ae ha?

có lần mình hỏi mà mí ổng không chỉ

cái này trên google có hơn 1 triệu kết quả rồi, web của điện lực cũng có giải thích rất rõ ràng khoa học, đăng lên đây chi nữa? bài giải thích thì ko nêu cơ sở định luật nào xảy ra trong hiện tượng, nói chung chung thế kia giống như giải thích cho con nít tiểu học vậy. ông mod thì ko hiểu hiện tượng nó như nào, "không bị giật là bởi vì cơ thể của chim không phải là vật dẫn điện tốt nếu so với dây điện"????? câu này bản chất là sai, con chim đậu 2 chân trên sợi dây điện, điện thế ở 2 chân là bằng nhau thì dòng điện ở đâu sinh ra mà dẫn? đăng bài lên học sinh cấp 2 nó cười cho đấy, bản chất bài viết tiếng anh cũng k đến nỗi mà dịch ra chẳng đâu vào đâu