Cơn gò chuyển dạ thật như thế nào

Đối với mọi bà bầu, đau bụng đẻ là một trải nghiệm rất khó khăn, đau đớn và không thể nào quên. Mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau đối với cơn đau đẻ nên không ai có thể diễn tả chính xác được cơn đau đẻ.  

Quá trình thay đổi tử cung để đưa thai nhi ra ngoài sẽ làm xuất hiện cơn đau bụng đẻ. Lúc này tử cung của phụ nữ sẽ diễn ra các hoạt động nhằm tạo ra những biến đổi phù hợp, thai nhi sẽ được sinh ra trong điều kiện tốt nhất.

Sự kết hợp cùng lúc của các cơn gò này sẽ tạo ra áp lực đẩy thai nhi. Nhưng mẹ cần lưu ý vào những tháng cuối thai kỳ sẽ xuất hiện một cơn gò khá giống với cơn đau đẻ nhưng lại không phải là cơn đau chuyển dạ thật sự [cơn đau đẻ giả], cần tránh nhầm lẫn.

Khi đến gần ngày sinh, sẽ cuất hiện 2 loại co thắt tử cung đó là: đau bụng đẻ giả [cơn gò sinh lý] và đau bụng đẻ thật.

Đau bụng đẻ giả [Braxton-Hick]

Các cơn co thắt xuất hiện không thường xuyên và không đều đặn sau mỗi lần co, cơn co có cường độ và mức độ khó chịu không thay đổi. Các cơn co cách nhau không đổi, không có máu hay hiện tượng tăng dịch tiết và không làm cho tử cung giãn ra. Sau đó, cơn đau có thể giảm và mất hẳn.

Đau bụng đẻ thật [cơn gò chuyển dạ]

Theo thời gian, cường độ cơn co thắt và mức độ khó chịu tăng dần, khoảng cách giữa các cơn co thắt cũng thu hẹp dần. Vùng lưng dưới và bụng là hai khu vực có cảm giác đau mạnh mẽ nhất. Sự tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu sẽ xảy ra cùng với cơn đau.

Mẹ bầu cẩn thận nhầm lẫn giữa đau bụng đẻ giả và thật

Cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện những dấu hiệu sắp chuyển dạ như âm đạo chảy nước, tiểu tiện tăng lên, tử cung co thắt nhiều lần, vỡ nước ối… trước khi cơn đau bụng đẻ xuất hiện. Trung bình thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài từ 16 – 20 giờ.

Với mẹ sinh con thứ hai, thời gian chuyển dạ sẽ ngắn hơn, kéo dài từ 8 – 12 giờ. Nếu kéo dài cuộc chuyển gạ trên 24 giờ được gọi là chuyển dạ kéo dài.

Nhiều bà bầu nghĩ rằng dấu hiệu duy nhất của quá trình chuyển dạ sinh là đau bụng đẻ nhưng trên thực tế sẽ có thểm nhiều dấu hiệu khác xuất hiện ở thời điểm trước đó. Mẹ bầu sẽ chủ động hơn trước khi bước vào cơn đau bụng đẻ nếu nhận biết sớm các dấu hiệu này.

Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sẽ bao gồm:

  • Bụng bị tụt xuống, sa bụng.
  • Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn.
  • Có thể bị tiêu chảy.
  • Ra nhớt hồng âm đạo.
  • Xuất hiện cơn gò tử cung.
  • Ra nước ối.

Sự thay đổi ở cổ tử cung sẽ được ghi nhận khi thăm khám âm đạo [dưới tác động của cơn gò cổ tử cung xóa và mở dần, có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung].

Giai đoạn 1: Giai đoạn cổ tử cung có sự xóa – mở

Ở trạng thái bình thường, cổ trong và cổ ngoài tử cung sẽ nhập lại với nhau tạo thành một phiên mỏng.

Cổ tử cung sẽ luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung trong thời gian mang thai.

Dưới tác dụng của cơn co tử cung khi sự chuyển dạ xảy ra, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu và một số mao mạch trên cổ tử cung tạo thành chất dịch nhầy màu hồng.

Trong giai đoạn 1 có thể chia ra làm 2 thời kỳ:

Bà bầu cảm nhận cơn đau bụng chuyển dạ nhẹ từng cơn, cơn co kéo dài trung bình khoảng 20 – 30 giây, nghỉ 2 phút đến 3 phút rồi lại tiếp tục cơn đau bụng chuyển dạ khác. Cổ tử cung sẽ mở khoảng 2 – 3 cm tại thời điểm này.

Các cơn đau bục ngày một nhiều hơn và tăng lên, cơ co tử cung trung bình sẽ kéo dài 35 – 45 giây, thời gian nghỉ ngắn dần, 1 phút 25 giây đến 1 phút 30 giây. Cổ tử cung của mẹ mở nhiều hơn 6 – 9cm.

Giai đoạn 2:  Giai đoạn thai nhi được đẩy ra ngoài

Ở giai đoạn 2, cổ tử cung của mẹ đã mở trọn [10cm], đầu thai nhi đã lọt thấp, túi ối đã vỡ. Dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ và hộ sinh, mẹ sẽ rặn sinh kết hợp với cơn co tử cung để đẩy thai nhi ra ngoài.

Giai đoạn 3: Giai đoạn xổ nhau

Cơn đau bụng mà mẹ cảm nhận được sẽ nhẹ hơn, tử cung co lại để nhau bong và xổ ra ngoài, để hạn chế tối đa lượng mất máu của mẹ, bác sĩ sẽ chủ động lấy nhau ra.

Ở những mẹ sinh con so, quá trình đau bụng đẻ sẽ kéo dài trung bình 12 tiếng và ở những mẹ sinh con rạ trung bình 8 tiếng.

Nếu trong lần sinh đầu tiên cơn chuyển dạ kéo dài hơn 12 tiếng và ở lần sinh kế tiếp cơn chuyển dạ kéo dài hơn 9 tiếng thì bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và có thể can thiệp.

Thay đổi của người mẹ

Song song với việc chịu đựng những cơn đau bụng đẻ, cơ thể bên trong của người mẹ còn có những thay đổi giãn nở để giúp em bé có thể chui ra ngoài một cách thuận lợi:

  • Sự xóa mở cổ tử cung: quá trình kéo dài từ khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ cho tới khi em bé chào đời. Thời điểm tử cung được xóa mở hoàn toàn là lúc mẹ đã sẵn sàng sinh em bé.
  • Thành đoạn dưới lập: đoạn dưới tử cung được hình thành do eo tử cung giãn rộng, kéo dài và to ra. Ban đầu đoạn này chỉ khoảng 0.5 – 1cm, nhưng sẽ cao lên đến 10cm khi đoạn dưới được thành lập hoàn toàn.
  • Đáy chậu thay đổi: Các cơn gò tử cung sẽ gây áp lực khi thai nhi đi xuống dần tiểu khung, khiến mẹ bầu đau mỏm xương cụt ra phía sau, đường mỏm cụt hạ vệ từ 9.5cm sẽ thành 11cm, bằng với đường kính mỏm cùng – hạ vệ. Cùng sức cản của các cơ ở tầng sinh môn, thai nhi sẽ đẩy hướng ra phía trước.
  • Tầng sinh môn thay đổi: Tầng sinh môn phồng lên, vùng hậu môn – âm họ dài ra [từ 3 -4 cm kéo dãn đến 12 – 15cm]. Tầng sinh môn sẽ bị kéo giãn dài ra, lỗ hậu môn mở rộng, âm hộ mở rộng và thay đổi hướng dần sang ngang do tác động của cơn gò tử cung và cơn co thành bụng để tạo đường đi thuận lợi cho thai nhi.

Thay đổi của thai nhi

Thai nhi cũng có sự thay đổi khi quá trình chuyển dạ và sinh nở diễn ra:

  • Có hiện tượng chồng xương sọ: để làm giảm bớt kích thước của hộp sọ thai nhi, các xương sọ sẽ chồng lên nhau. Hai xương đỉnh sẽ nằm chồng lên nhau, xương chẩm và xương trán sẽ chui xuống xương đỉnh. Hai xương trán cũng có thể xếp chồng lên nhau.
  • Bướu thanh huyết: là một hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da. Bướu huyết thanh sẽ có vị trí xuất hiện nằm ở phần ngôi thai thấp nhất, tức ở giữa lỗ mở cổ tử cung. Bướu huyết thanh thường chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối và mỗi ngôi thai sẽ có một vị trí riêng của bướu thanh huyết.

Cả mẹ và thai nhi đều có sự thay đổi trong quá trình chuyển dạ

Thực chất, tử cung là một dạng cơ, có thể co giãn một cách mạnh mẽ nhằm đẩy thai nhi ra ngoài và đây là nguồn gốc của những đau đớn khi mẹ chuyển dạ sinh con.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ của cơn đau bụng đẻ, bao gồm cả các cơn co thắt, kích thước và vị trí thai nhi trong khung xương chậu, ngôi thai và tốc độ cơn co chuyển dạ.

Ngoài ra, các cơ vùng bụng sẽ thắt chặt và gây sức ép lên toàn bộ thân mình, đáy chậu, lưng, bàng quang và ruột khi tử cung bị co thắt mạnh. Tất cả sự kết hợp này sẽ gây ra các cơn đau kinh khủng.

Bên cạnh đó, tâm lý khi sinh của chị em cũng làm tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi, từ đó khiến cho những cơn đau bụng đẻ càng thêm đau đớn.

Mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu không muốn chịu sự đau đớn của những cơn đau bụng đẻ, tuy nhiên việc dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ sau này nên khuyến cáo bà bầu cần lưu ý trước khi lựa chọn sử dụng. Để quá trình sinh đẻ diễn ra thành công mà không cần tới sự trợ giúp, các mẹ bầu tốt nhất nên có sự chuẩn bị về tâm lý và sức khỏe.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Dù có nhiều dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ, nhưng một trong những triệu chứng tin cậy nhất là những cơn gò tử cung xuất hiện. Vậy cơn gò tử cung là gì?

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, khi gần đến ngày dự sinh, bạn sẽ có nhiều cảm xúc như mong chờ hay bồn chồn lo lắng. Đây là điều rất bình thường, bạn sẽ thắc mắc liệu khi nào bạn sẽ chuyển dạ sinh con thực sự và cơn gò chuyển dạ thật sẽ như thế nào.

Trên thực tế là có nhiều cơn gò tử cung và hiện tượng khác nhau về cường độ, thời gian mà bạn có thể bối rối không nhận biết được. Dưới đây là những cơn gò tử cung bạn có thể gặp phải:

3 cơn gò tử cung khi mang thai mà mẹ bầu cần biết

1. Cơn gò Braxton-Hicks [cơn gò sinh lý]

Vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn có thể nhận thấy những cơn gò tử cung bất chợt xuất hiện trong ngày. Đây là cơn gò Braxton-Hicks, thường diễn ra không đều và không thường xuyên. Cơn gò sinh lý này là cách cơ thể hay tử cung bạn luyện tập cho ngày lâm bồn.

Đặc điểm của cơn gò:

  • Thường không đau, kéo dài khoảng 30 giây, không lặp lại đều và không tăng cường độ
  • Cảm giác căng tức vùng bụng dưới
  • Cảm giác tập trung tại bụng
  • Có thể khiến bạn khó chịu.

Cơn gò sinh lý không tăng dần theo thời gian cũng như đau nhiều hơn, không làm thay đổi cổ tử cung của bạn. Bạn có thể xuất hiện những cơn gò trên khi mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều. Cơn gò sinh lý thường sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi hay thư giãn, thay đổi tư thế.

Trước khi đi khám, bạn có thể thử các biện pháp sau để xem cơn gò có giảm hay biến mất không:

  • Uống nhiều nước
  • Thay đổi tư thế [như từ đứng thành ngồi]
  • Dừng việc bạn đang làm và nghỉ ngơi [nằm nghiêng bên trái].

Nếu đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò vẫn không mất hay xảy ra thường xuyên hơn, bạn nên đến bác sĩ khám ngay vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sinh non.

2. Cơn gò tử cung sinh non

Cơn gò tử cung khi mang thai xảy ra thường xuyên trước khi thai nhi đạt 37 tuần có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh non. Cơn gò tử cung xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian, chẳng hạn như cơn gò diễn ra mỗi 10 đến 12 phút trong hơn 1 giờ, bạn có thể sắp sinh non.

Trong quá trình gò tử cung, cả bụng bạn sẽ cứng hơn khi bạn sờ vào. Ngoài ra, cùng với cảm giác căng chặt ở tử cung, bạn có thể cảm thấy:

  • Đau âm ỉ
  • Áp lực ở khung chậu
  • Áp lực ở bụng
  • Co thắt hay chuột rút.

Mẹ bầu nên đến bác sĩ hay bệnh viện khám ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, đặc biệt là nếu có kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước chảy ra từ âm đạo [vỡ ối].

Một vài nguy cơ sinh non bao gồm:

  • Mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Đã từng có tiền sử sinh non
  • Mang đa thai [sinh đôi, sinh ba]
  • Thiếu cân hay béo phì trước khi mang thai
  • Không khám thai hay chăm sóc thai đúng cách
  • Sự bất thường về tử cung, cổ tử cung hay nhau thai
  • Căng thẳng quá mức, không dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.

Bạn cần phải lưu ý đến khoảng cách giữa những lần gò tử cung khi mang thai hay tần số gò cũng như những triệu chứng khác kèm theo để thông báo cho bác sĩ để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Cơn gò tử cung chuyển dạ

Không giống như cơn gò Braxton-Hicks, khi cơn gò tử cung khi mang thai báo hiệu quá trình chuyển dạ sắp sinh thực sự xảy ra, chúng sẽ không giảm đi và biến mất với những biện pháp đơn giản như uống nước hay nghỉ ngơi.

Vậy cơn gò chuyển dạ diễn ra như thế nào? Những cơn gò này sẽ ngày càng tăng lên về cường độ cũng như thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò. Tất cả những cơn gò tử cung chuyển dạ này giúp cổ tử cung mở rộng và chuẩn bị cho em bé chào đời.

Giai đoạn sớm trước chuyển dạ

Những cơn gò tử cung khi mang thai trong giai đoạn này vẫn còn nhẹ nhàng. Bạn sẽ cảm giác căng chặt tử cung hay đau bụng dưới, sờ thấy bụng gò cứng, kéo dài từ 30 – 90 giây. Những cơn gò này sẽ xuất hiện tăng dần đều về khoảng cách và cường độ. Ban đầu có thể còn cách nhau khá xa, nhưng càng đến lúc chuyển dạ, mỗi cơn gò có thể xuất hiện sau 5 phút.

Trong giai đoạn sớm trước chuyển dạ, bạn cũng nên lưu ý đến những dấu hiệu giúp nhận biết chuyển dạ thực sự như: xuất hiện chất nhầy hồng từ cổ tử cung do cổ tử cung mở rộng dần. Thậm chí có thể vỡ ối, dịch ối có thể chảy thành tia rỉ rả hay thành dòng lớn từ âm đạo của bạn.

Chuyển dạ thực sự

Cơn gò chuyển dạ thật sẽ ngày càng đau nhiều hơn và thường xuyên hơn so với cơn gò trong giai đoạn sớm. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ mở rộng từ 4 đến 10cm, chuẩn bị để em bé được ra ngoài.

Bạn sẽ cảm thấy cơn gò tử cung này lan ra từ lưng đến phần trước bụng. Bạn còn có thể bị chuột rút ở chân và đau. Nếu nhận thấy mình thực sự chuyển dạ, bạn cần đến bệnh viện ngay, những cơn gò có thể kéo dài 45 – 60 giây, sau 3 – 5 phút.

Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung mở rộng từ 7 – 10cm, cơn gò tử cung sẽ kéo dài từ 60 – 90 giây và khoảng cách giữa mỗi cơn gò là 30 giây hay 2 phút. Các cơn gò thậm chí có thể “chồng lên nhau” để đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, cảm nhận về cơn gò tử cung ở các mẹ bầu sẽ khác nhau. Đau đầu và buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi các cơn gò khi chuyển dạ diễn ra. Bạn cũng có thể cảm thấy:

  • Nôn ói
  • Ớn lạnh
  • Nóng ran
  • Đầy bụng, ợ hơi, xì hơi.

Mách mẹ bầu các biện pháp giảm đau do cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung sẽ diễn ra mạnh nhất lúc bạn chuyển dạ. Vì thế, bạn sẽ đau đớn nhiều và khó chịu. Có nhiều biện pháp giúp bạn đối phó với các cơn đau, có thể dùng thuốc hay không dùng thuốc.

Biện pháp không dùng thuốc

Nếu áp dụng các cách giảm đau không dùng thuốc, bạn có thể:

  • Massage
  • Ngồi thiền
  • Nghe nhạc
  • Tắm vòi sen hay ngâm bồn
  • Thực hiện các bài yoga cho bà bầu nhẹ nhàng
  • Đi bộ hoặc thay đổi vị trí làm việc thường xuyên
  • Đánh lạc hướng để tạm quên cơn đau như chơi game, xem phim.

Biện pháp dùng thuốc

Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng. Việc này sẽ giúp bạn không cảm thấy đau đớn nữa cũng như không có cảm giác về sự co thắt cơ.

Những thuốc này đều hiệu quả, mỗi loại đều có những nguy cơ và tác dụng phụ riêng. Vì thế, bạn nên tìm hiểu trước khi quyết định sử dụng biện pháp nào nhé.

Khi nào bà bầu cần nhập viện?

Bạn sẽ bối rối không biết đâu là dấu hiệu thực sự để nhập viện. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu bạn lo lắng và băn khoăn về tình trạng của mình. Hãy đi bệnh viện nếu cơn gò của bạn có các đặc điểm sau:

  • Xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ
  • Khoảng cách giữa các cơn gò là 5 phút
  • Xảy ra thường xuyên, cho dù không gây đau
  • Tăng dần đều về thời gian, khoảng cách và cường độ
  • Không giảm khi bạn uống nước, nghỉ ngơi hay thay đổi vị trí
  • Kèm theo đau đớn nhiều, chảy máu, vỡ ối hay rỉ ối và những dấu hiệu lâm bồn khác.

Sẽ khá khó khăn khi đây là lần đầu bạn làm mẹ để xác định cơn gò nào là chuyển dạ thực sự. Khi nghi ngờ, tốt nhất là bạn nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Bạn nên lưu ý về thời gian của các cơn gò tử cung và những dấu hiệu khác để thông báo cho bác sĩ khi khám nhé.

Khi đến lúc chuyển dạ và chuẩn bị chào đón em bé ra đời, bạn nên nhớ rằng những đau đớn bạn phải chịu đựng là điều thiêng liêng và chỉ xảy ra tạm thời. Đến khi em bé chào đời, mọi chuyện sẽ ổn thôi. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về cơn gò tử cung là gì để có thể đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề