Con ngươi số tối đa ở nhiệt độ bao nhiêu năm 2024

Là phần tiếp theo của một nghiên cứu năm 2021, các nhà khoa học đã tiến hành một loạt thử nghiệm tiếp theo để điều tra mức nhiệt độ cao nhất cơ thể con người có thể chịu đựng.

Họ đã phát hiện ra rằng giới hạn này nằm trong khoảng từ 40 đến 50 độ C, và tốc độ trao đổi chất bắt đầu tăng ở 40 độ C.

Con ngươi số tối đa ở nhiệt độ bao nhiêu năm 2024

Cơ thể con người có thể mất khả năng giải nhiệt và không hoạt động tối ưu khi nhiệt độ không khí vượt quá 40 độ C

Shutterstock

Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào?

Đối với nghiên cứu, các tác giả đã tuyển dụng 13 tình nguyện viên khỏe mạnh trong độ tuổi từ 23 đến 58. Mỗi người tham gia được tiếp xúc với 5 điều kiện nhiệt độ trong 1 giờ khi nghỉ ngơi. Các điều kiện bao gồm:

28 độ C và độ ẩm không khí tương đối là 50%; 40 độ C - 25%; 40 độ C - 50%; 50 độ C - 25%; 50 độ C - 50%.

Kết quả đã phát hiện ra rằng tỷ lệ trao đổi chất của người tham gia tăng 35% khi ở nhiệt độ 40 độ C - 25%, và tăng 48% khi ở 40 độ C - 50%.

Mặc dù ở nhiệt độ 50 độ C - 25%, tỷ lệ trao đổi chất không tăng so với 40 độ C và 25%, nhưng ở 50 độ C - 50%, tỷ lệ trao đổi chất tăng 56%.

Và ở 40 độ C - 25% nhiệt độ cốt lõi không tăng, trong khi ở 50 độ C - 50%, nhiệt độ lõi đã tăng 1 độ C.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng ở 50 độ C - 50%, việc đổ mồ hôi tăng 74% và nhịp tim tăng 64%. Đồng thời, ở điều kiện này, khối lượng công việc cơ tim cũng tăng lên, nghĩa là tim cần nhiều oxy hơn để duy trì chức năng tối ưu, theo Medical News Today.

Theo các nhà nghiên cứu, nhiệt độ tăng lên mức 35 độ C cùng độ ẩm cao đã bắt đầu đe dọa sức khỏe con người.

Theo Daily Mail, nhiều vùng của Ấn Độ đã trải qua những ngày nắng gay gắt. Chính quyền nước này cho biết hầu hết những trường hợp tử vong do sốc nhiệt và mất nước sống ở những bang phía nam. Tuy nhiên, nhiệt độ cao liên tục trong những ngày tới đã lan sang các bang ở miền Bắc.

Lịch sử đã từng ghi nhận nhiều cái nóng khủng khiếp như năm 1995 ở Chicago đã khiến 692 người thiệt mạng và 3.300 người phải cấp cứu. Hay mùa hè nóng bức năm 2013 ở Australia đạt mức kỷ lục khi nhiệt độ luôn ở mức trên 50 độ C.

Các nhà khoa học cho biết nắng nóng kéo dài cộng với nhiệt độ và độ ẩm cao có thể gây ra cháy rừng, bão lũ, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Con ngươi số tối đa ở nhiệt độ bao nhiêu năm 2024
Bảng nhiệt độ và độ ẩm tối đa mà con người có thể chịu đựng được khi thời tiết nắng nóng và lạnh giá. Ảnh: Livescience.

Nắng nóng ảnh hưởng như thế nào?

Theo Live Science, nhiệt độ của cơ thể hoạt động tốt nhất ở mức 36-37,5 độ C và thoát nhiệt bằng cách toát mồ hôi. Khi môi trường quá nóng hoặc quá ẩm, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, tăng nguy cơ mất nước.

Nếu nhiệt độ quá cao, cơ thể sẽ cố gắng làm mát, mất một lượng nước lớn dẫn đến kiệt sức hoặc say nắng. Nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể dẫn đến tử vong.

Theo các nhà nghiên cứu, khi nhiệt độ tăng lên mức 35 độ C cùng độ ẩm cao bắt đầu đe dọa tới sức khỏe con người, nguy hiểm hơn khi đạt mức 40 độ C. Nhiệt độ lên đến 50 độ C sẽ trở thành mối đe dọa đáng sợ.

Tuy nhiên, sự tác động của nhiệt độ lên cơ thể còn phụ thuộc vào thể trạng và sức khỏe của từng người. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh về hô hấp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi nhiệt độ thay đổi.

Làm gì khi nắng nóng?

- Uống nhiều nước

- Tránh tập thể dục, làm việc nặng nhọc

- Mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát

- Thận trọng khi sử dụng thuốc

- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

- Tránh ra ngoài quá lâu khi nhiệt độ cao

Phương Mai

sức khỏe nắng nóng nhiệt độ cao độ ẩm cao đe dọa tính mạng con người nhiệt độ tối đa

Liệu có thực sự là cơ thể đang “bình thường” khi ở mức thân nhiệt là 37 độ C không? Con số đó chỉ thể hiện ở mức độ trung bình của nhiệt độ cơ thể. Vì cơ thể con người có khả năng tự điều hòa thân nhiệt để thích nghi với môi trường và hoạt động sống của mình.

Yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể người

  • Tuổi tác

    Ở mỗi độ tuổi khác nhau, thân nhiệt thay đổi khác nhau. Thật vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với người lớn, do quá trình phát triển và trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn. Đối với trẻ sơ sinh thì thân nhiệt trung bình nằm ở 37,5 độ C.

    Người già có thân nhiệt thấp dần theo thời gian vì sự lão hóa, bị hạn chế vận động dần kém đi so với người trẻ nên nhu cầu chuyển hóa cũng như hấp thụ năng lượng giải phóng cũng thấp hơn, vì vậy thân nhiệt sẽ thấp hơn.

    Con ngươi số tối đa ở nhiệt độ bao nhiêu năm 2024

    Nhiệt độ cơ thể người theo tuổi tác

    • Giới tính

      Theo nghiên cứu tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng so với nam giới thì nhiệt độ cơ thể trung bình của phụ nữ cao hơn 0,2 độ C (36.5 độ C ở nữ so với 36.3 độ C ở nam). Do đó, hiện tượng cơ thể nam luôn tiết nhiều mồ hôi hơn nữ giới xảy ra.

      • Chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ

        Hàm lượng nội tiết tố của phụ nữ thay đổi khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn mang thai sẽ tác động đến nhiệt độ cơ thể làm nhiệt độ tăng khoảng từ 0,3 - 0,8 độ C. Đó là lý do tại sao phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và thai kỳ luôn cảm giác nóng bức và khó chịu trong người.

        • Vận động

          Khi bạn vận động mạnh, lao động thể lực nặng có thể thân nhiệt sẽ tăng cao do nhiệt độ trực tràng tăng lên.

          • Thời điểm trong ngày, thời tiết

            Nhiệt độ cơ thể người sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày (tăng nhẹ vào buổi sáng, đạt nhiệt độ tối đa vào buổi trưa và giảm nhẹ vào buổi tối). Ngoài ra, vào các mùa trong năm nhiệt độ cơ thể người cũng tăng giảm theo tỷ lệ thuận với nhiệt độ thời tiết.

            • Trạng thái tinh thần

              Nhiệt độ cơ thể thay đổi khi bạn nói dối hay căng thẳng gây ra khiến nhiệt độ của mũi giảm xuống và các vùng xung quanh trán tăng lên.

              Giải đáp nhiệt độ bao nhiêu thì được coi là sốt?

              Hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng tạm thời được coi là sốt và điều này thường do bệnh gây ra. Nhiệt độ trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương (trán) từ 38 độ C trở lên là biểu hiện cho thấy bạn đang bị sốt và sẽ giảm dần trong vài ngày.

              Nếu bị sốt bạn có thể gặp các triệu chứng đi kèm như: Ớn lạnh và rùng mình, đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ, ăn không ngon, dễ cáu gắt, mất nước, cơ thể mệt mỏi..

              Cơ thể người lớn và trẻ em có nhiệt độ sốt khác nhau. Đối với người lớn thì nếu nhiệt độ cơ thể đo được trên 39 độ C sẽ được coi là bị sốt.

              Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệt độ chỉ cao hơn bình thường một chút cũng có thể bị xem là bị sốt và nó có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Nếu bạn có con nhỏ bị sốt trên 38 độ C kèm theo cáo dấu hiệu trẻ cáu kỉnh, khó chịu, biếng ăn hoặc nặng hơn là dẫn đến co giật thì cần liên hệ ngay lập tức với bác sĩ.

              Con ngươi số tối đa ở nhiệt độ bao nhiêu năm 2024

              Nhiệt độ cơ thể con người khi sốt

              Bạn cần chuẩn bị dụng cụ đo nhiệt độ nào tại gia đình?

              Nhiệt kế đo thân nhiệt là dụng cụ y tế cần thiết giúp việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Dưới đây là 3 loại nhiệt kế phổ biến được sử dụng nhiều nhất:

              • Nhiệt kế thủy ngân: Độ chính xác cao,thường được được sử dụng rộng rãi và dễ sử dụng.
              • Nhiệt kế điện tử: Đây là loại nhiệt kế an toàn và thích hợp với mọi đối tượng. Bên cạnh đó, nó còn cho kết quả nhanh và chính xác.
              • Nhiệt kế hồng ngoại: Ngoài việc dễ sử dụng, nhiệt kế hồng ngoại còn được ưa chuộng bởi thời gian đo thân nhiệt chỉ mất khoảng 3 - 5 giây.

              Hướng dẫn đo nhiệt độ dễ dàng và hiệu quả

              • Đo bằng nhiệt kế thủy ngân

              Bước 1: Cầm chắc đuôi nhiệt kế, vẩy nhẹ để mức thủy ngân trong nhiệt kế giảm xuống dưới mức 35 độ C.

              Bước 2: Kẹp nhiệt kế thủy ngân vào phần nách và giữ từ 5 - 7 phút.

              Bước 3: Lấy nhiệt kế ra khỏi nách và đọc kết quả hiện phía trên.

              • Đo bằng nhiệt kế điện tử

              Bước 1: Khởi động nhiệt kế với phím On/Off, cài đặt đơn vị đo nhiệt độ phù hợp.

              Bước 2: Đưa đầu cảm biến của nhiệt kế vuông góc với trán và cách trán khoảng từ 1 - 3cm. Sau đó, hãy bấm nút Start để quá trình đo thân nhiệt được thực hiện.

              Bước 3: Chờ khoảng 3 - 5 giây và đọc kết quả đo được hiển thị trên màn hình.

              • Đo bằng nhiệt kế hồng ngoại

              Bước 1: Mở nắp đậy đầu đo nhiệt kế, sau đó ấn nút ON để khởi động máy.

              Bước 2: Đưa đầu đo của nhiệt kế vào vị trí cần đo, khoảng cách là từ 1 đến 3 cm.

              Bước 3: Ấn nút START, sau 1- 3 giây thì sẽ có 1 tiếng bíp dài báo hiệu quá trình đo đã được thực hiện xong.

              Bước 4: Lấy nhiệt kế ra và kiểm tra kết quả đo thân nhiệt được hiển thị phía trên.

              Thân nhiệt thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn nên nếu thấy thân nhiệt thay đổi bất thường thì cần theo dõi và liên hệ ngay với bác sĩ bạn nhé!