Công chúa ngọc hoa là ai

Ngoài hợp tác giữa chính phủ, nhân dân hai nước, hợp tác giữa Việt Nam và các địa phương Nhật Bản ngày càng đi vào thực chất, đóng góp cho sự phát triển chung. Nhiều địa phương từ lịch sử cho đến hiện tại, có những gắn kết chặt chẽ với Việt Nam trong đó nổi bật là tỉnh Nagasaki.

Phó Thống đốc Nagasaki trả lời phỏng vấn VOV.

Hợp tác giữa Việt Nam và Nagasaki có những dấu ấn đặc biệt, trở thành tài sản quí báu của hai bên. Nhân dịp Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide chuẩn bị thăm chính thức Việt Nam, ông Hirata Ken, Phó Thống đốc tỉnh Nagasaki đã có những đánh giá rất sâu sát về quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.

PV: Xin ông cho biết khái quát về lịch sử giao lưu giữa Việt Nam và Tỉnh Nagasaki?
Ông Hirata Ken:  Đầu thế kỷ 17, Nhật Bản đã tiến hành giao thương với nước ngoài bằng thuyền có tên gọi là Châu Ấn, và cảng Nagasaki là cảng duy nhất lúc bấy giờ được cho phép tham gia vào hoạt động giao thương này. Trong đó, một thương nhân của Nagasaki là ông Araki Sotaro thông qua Châu Ấn thuyền đã tăng cường giao thương với nước An Nam [nay là Việt Nam], đóng góp vào phát triển quan hệ hai nước và tạo được sự tin tưởng từ Chúa Nguyễn. Với lý do đó, Araki Sotaro đã được Chúa Nguyễn gả con gái nuôi là Công chúa Ngọc Hoa làm vợ. Sau đó Công chúa Ngọc Hoa đã chuyển về Nagasaki, sinh sống cùng chồng và được người dân địa phương gọi với cái tên trìu mến là “Nàng Anio”.

Hiện nay, hình ảnh Công chúa Ngọc Hoa hàng năm được tái hiện trong Lễ hội Nagasaki Kunchi. Hơn thế nữa, mộ của Công chúa và chồng bà là thương nhân Araki Sotaro được người dân địa phương gìn giữ, trở thành dấu ấn quan trọng cho quan hệ hai nước.

Nhằm tăng cường lịch sử tốt đẹp, tháng 6/2017, tỉnh Nagasaki đã thiết lập quan hệ giao lưu hữu nghị với tỉnh Quảng Nam, tập trung vào nhiều hoạt động như giao lưu văn hóa, con người…Cùng năm đó vào tháng 11/2020, nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC được tổ chức tại Việt Nam, tỉnh Nagasaki đã tặng mô hình Châu Ấn thuyền cho tỉnh Quảng Nam dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Mô hình này đã được trưng bày tại đường Nguyễn Thị Minh Khai của Phố cổ Hội An.

PV: Hiện tại Tỉnh Nagasaki đang tiến hành những hoạt động giao lưu nào đối với Việt Nam?

Ông Hirata Ken: Tỉnh Nagasaki thường xuyên có những hoạt động giao lưu đối với Việt Nam như tham gia vào Lễ hội Hội An-Nhật Bản, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại Đà Nẵng diễn ra hàng năm, hay hoạt động quảng bá tiềm năng du lịch, văn hóa, cơ hội du học của tỉnh tại Việt Nam…

Ngoài ra, tỉnh cũng quan tâm tới việc quảng bá, khuyến khích du học sinh Việt Nam tới du học tại Nagasaki thông qua việc mở các cuộc thi hùng biện Tiếng Nhật, mời những học sinh, sinh viên ưu tú tới thăm tỉnh…

Gần đây, số người Việt Nam sinh sống và học tập tại Nhật Bản có xu hướng gia tăng, vì vậy, tỉnh Nagasaki vào tháng 10/2019 đã ký kết văn bản ghi nhớ về Hợp tác nhân lực với tỉnh Quảng Nam của Việt Nam. Theo đó, tỉnh ngoài việc có thể tiếp nhận thực tập sinh, người lao động Việt Nam, còn liên kết với các trường Đại học của Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hộ lý, y tá.

Hơn thế nữa, hướng tới Olympic Tokyo dự kiến tổ chức vào năm 2021, tỉnh cũng đã và đang tiếp nhận 7 đoàn thể thao Việt Nam thuộc các bộ môn điền kinh, bơi lội… đến để đào tạo, giao lưu với cả các em học sinh Phổ thông trung học của địa phương, tăng cường quan hệ, chuẩn bị tốt cho Olympic thành công.

PV: Tại sao Nagasaki lại xem trọng tăng cường giao lưu với Việt Nam?

Ông Hirata Ken: Tỉnh Nagasaki từ hơn 400 năm trước đã có quan hệ đặc biệt với Việt Nam thông qua Châu Ấn thuyền. Châu Ấn thuyền và câu chuyện của Araki Sotaro cùng Công chúa Ngọc là tượng trưng cho sự hợp tác hữu nghị giữa hai bên. Đối với Nagasaki, đây là lịch sử quí báu và tài sản vô giá.

Hiện nay, các doanh nghiệp và các trường học của Tỉnh đang rất tích cực giao lưu với Việt Nam, và coi đây là hoạt động không thể thiếu trong giai đoạn phát triển sắp tới của tỉnh. Thông qua việc giao lưu con người và văn hóa, thế hệ trẻ sẽ kế thừa và phát huy tài sản giao lưu đó, mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác, hướng tới sự phát triển chung.

PV: Xin ông cho biết tình hình hoạt động của người Việt Nam tại Tỉnh Nagasaki?

Ông Hirata Ken: Tại tỉnh chúng tôi có khoảng 2.700 người Việt Nam, trong đó có 180 du học sinh. Người Việt Nam có số lượng đông nhất trong số người nước ngoài sinh sống và học tập tại Tỉnh, và họ làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp chế tạo, nông nghiệp, khách sạn, nhà hàng…

Ngoài ra, có 3 trường Đại học trong tỉnh Nagasaki có quan hệ kết nghĩa với các trường Đại học của Việt Nam. Đặc biệt, trường Đại học Nagasaki do tỉnh lập đã có ký kết hợp tác giao lưu với trường Đại học Đà Nẵng, vừa hợp tác với Tỉnh Nagasaki, vừa tiến hành nhiều hoạt động thu hút du học sinh, giao lưu giữa học sinh và các thầy cô giáo.

Các doanh nghiệp và trường Đại học của tỉnh Nagasaki đều có đánh giá rằng người Việt Nam rất ưu tú, do đó, hy vọng tới đây, sẽ có nhiều hơn nữa người Việt Nam đến với Nagasaki.

PV: Vậy tỉnh Nagasaki đã có những chính sách hỗ trợ nào đối với người Việt Nam?

Ông Hirata Ken: Để tạo điều kiện cho người Việt Nam có thể an tâm sinh sống tại đây, chúng tôi đã thiết lập Văn phòng hỗ trợ liên quan đến tư cách lưu trú, việc làm…

Đặc biệt, tỉnh cũng đã tổ chức Nhóm người có thể nói tiếng Việt và người Việt Nam có thể trao đổi bất cứ lúc nào về những vấn đề khó khăn mà mình đang đối mặt. Ngoài ra, cứ một tuần 2 lần, tỉnh đều thông tin về danh lam thắng cảnh, nơi ăn uống bằng tiếng Việt đến người Việt Nam, hoặc thông qua trang web của tỉnh, thông tin về tình hình thiên tai bằng đa ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng có Hội Hữu nghị Nagasaki-Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu của người Việt Nam về ngôn ngữ, việc làm, chia sẻ khó khăn trong sinh hoạt…

PV: Ông có lời nhắn nhủ gì tới du học sinh Việt Nam?

Ông Hirata Ken: Tỉnh Nagasaki tích cực xây dựng môi trường học tập để thu hút du học sinh Việt Nam như có Trường Đại học đào tạo nhân lực quốc tế với chất lượng cao, trường Nhật ngữ chỉ giành cho người Việt Nam…

Sau khi kết thúc quá trình du học tại Nagasaki, có nhiều em đã được tiếp nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh. Chúng tôi mong muốn và chờ đợi nhiều du học sinh Việt Nam đến với Nagasaki-nơi có đủ điều kiện về môi trường học tập, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, món ăn ngon, và an toàn.

PV: Xin trân trọng cám ơn ông./.

Sách Đại Việt Sử Ký toàn thư chép phần đầu tiên của lịch sử nước Việt đặt tên là Kỷ Hồng Bàng thị, gồm 3 tiểu mục là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 đời vua Hùng Vương.

Hùng Vương cuối cùng là Vua Hùng Duệ Vương, tức Hùng Vương thứ 18, mất vào năm 258 Trước Công nguyên, Ngài có 3 người con gái: Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương [Mỵ nương là cách gọi chung của các công chúa].

Tiên Dung là công chúa đã kết hôn vớiChử Đồng Tử. Còn Ngọc Hoa là công chúa đã cưới Sơn Tinh. Sau đây là lá thư mà Ngọc Hoa viết cho Vua cha nhân ngày giỗ Tổ được một người tu Đạo phóng tác, mong cùng quý độc giả gần xa thưởng thức, chiêm nghiệm.

Nhìn lại cảnh cũ mà nhớ bóng người xưa đâu rồi….

Kính lạy Vua Cha,

Hôm nay ngày giỗ Tổ, Ngọc Hoa con về đây cúi đầu bái lạy Vua cha.

Nhìn lại cảnh cũ mà nhớ bóng người xưa đâu rồi…

Chắc Vua cha còn nhớ, đất Phong Châu chúng ta thời ấy có một cây lớn tên là Chiên Đàn, cành lá rậm rạp, có chim hạc trắng làm tổ ở trên, thời ấy được gọi là Bạch Hạc.

Ngã ba sông Bạch Hạc là nơi “sơn chầu, thủy tụ” dồi dào khí thiêng sông núi. Ba con sông hợp lưu nơi ấy, ngày nay người ta gọi là sông Thao, sông Đà và sông Lô.

Ngã 3 sông Bạch Hạc, nơi “sơn chầu, thủy tụ”, dồi dào khí thiêng sông núi… Ba con sông hợp lưu nơi ấy là sông Thao, sông Đà và sông Lô.

Thưở ấy khi tổ Hùng Vương đầu tiên của chúng ta dựng nước, do địa thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, có núi, có đồi và đồng bằng, nên người Việt cổ chúng ta đã chọn nơi ấy làm nơi cư ngụ: khi nước ngập thì lên đồi núi kiếm thức ăn, lúc mưa thuận gió hòa thì xuống đồng bằng gieo cấy.

Cha ơi, ngày ấy chính nơi ngã 3 bến sông Bạch Hạc này, tổ Lạc Long Quân và mẫu Âu Cơ đã đã chia tay nhau, dẫn các con đi khai khẩn mở mang bờ cõi.

Rồi cũng chính nơi ấy người con cả của Tổ Lạc Long Quân và Mẫu Âu Cơ, Hùng Lân Vương đầu tiên, đã chọn làm đất xây dựng nên quốc gia Văn Lang chúng ta gồm 15 bộ: Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận.

Nước Văn Lang chúng ta thời ấy, phía Đông giáp Nam Hải [người ngày nay gọi là Biển Đông], Tây tới Ba Thục, Bắc tới Hồ Động Đình, Nam tới nước Hồ Tôn Tinh [sau trở thành nước Chiêm Thành].

Bạch Hạc ngày ấy còn lưu giữ biết bao câu chuyện mà tới hôm nay Ngọc Hoa con vẫn nhớ như in hình in bóng trong tâm khảm. Giờ đây con người cho là truyền thuyết hư cấu hết cả, con cũng chỉ mỉm cười im lặng Cha ạ.

Họ đâu biết rằng, chính nơi đây, bên bến sông ngày ấy, Tiên Ông vừa câu cá vừa đặt tên cho 100 người con của Tổ Lạc Long Quân…, đến giờ vẫn còn hòn đá hằn dấu chân khổng lồ của Tiên Ông và địa danh Bến Gót được lưu lại cho con người. Thế mà người đời vẫn một mực hoài nghi. Và con thấy trong cõi nhân sinh bận rộn, họ cũng chẳng có mấy thời gian nghĩ đến.

Tiên Ông vừa câu cá vừa đặt tên cho 100 người con của Tổ Lạc Long Quân trên bến sông ngày ấy…, đến giờ vẫn còn hòn đá hằn dấu chân khổng lồ của Tiên Ông và địa danh Bến Gót được lưu lại cho con người.

Ngày hôm nay, ngày Giỗ tổ, người người ùn ùn kéo về đất Phong Châu, Ngọc Hoa con cũng vô cùng cảm thán trong lòng.

Nơi xưa núi Nghĩa Lĩnh này, các đời Vua Hùng chúng ta chọn đất này đóng đô, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, nấu mật, cầu mưa…

Đền Hùng ở chân núi Nghĩa Lĩnh.

Chàng Lang Liêu ngày xưa gói bánh chưng, giã bánh dày dâng vua cha ngày Tết, tiếng giã gạo đêm đêm tiếng thậm, tiếng thình… cùng rước kiệu, đánh trống đồng, đâm đuống, hát Xoan… tất cả đều lắng đọng còn đây những lớp văn hoá cổ xưa của chúng ta mà mỗi câu chuyện giờ đây vẫn được gắn với sông núi, ao hồ, đất đai, vẫn còn đó tên tuổi và chứng tích.

Cha ơi, người ngày nay dựng đền khang trang, họ cũng luôn kính trọng hướng về quê Cha đất Tổ. Con bước từ dưới chân núi lên, đúng 225 bậc đá thì tới đền Hạ; chính nơi đó họ đâu biết ngày ấy mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở 100 trai.

Chùa Thiên Quang bên cạnh đền Hạ, thực ra là muốn nhắc nhở hậu thế, rằng đây chính là ánh sáng từ trời tỏa xuống [Thiên Quang]. Người đời có hiểu ngụ ý này không cha nhỉ?

Con lại đi tiếp 168 bậc đá là tới đền Trung, nơi đây xưa kia Vua Cha cùng các Lạc Hầu, Lạc Tướng đánh cờ, rồi bàn việc nước;

Tới đền Thượng nơi cao nhất, con vẫn nhớ Vua Cha đã lập Điện thờ Trời và Thần Nông, vị thủy tổ của Bách Việt chúng ta, vị thần của cư dân nông nghiệp lúa nước, cũng là nơi sau này An Dương Vương dựng cột đá thề. Giờ đây con người vẫn còn lưu giữ cột đá ấy tại nơi đây để thờ tự.

Đền Thượng nơi xưa vua Hùng thờ Trời đất, thủy tổ của Bách Việt chúng ta.

Trước sân đền Thượng có cột đá thề, tương truyền Thục Phán An Dương Vương được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, cảm kích công ơn đã dựng cột đá, thề đời đời trông nom miếu Vũ và giang sơn bờ cõi các vua Hùng để lại..

Từ đền Thượng, con mở phóng tầm mắt ra là nhìn thấy mảnh đất tụ nhân, tụ thuỷ, tụ đức.

Cha ơi, nơi đây vẫn thấp thoáng dấu tích làng Cả xưa kia của chúng ta, và kinh đô Văn Lang giàu đẹp, nơi có vườn trầu, khu luyện quân của Vua Cha, lầu Tiên Cát, cùng làng lúa Minh Nông khi xưa các Hùng Vương dạy dân cấy lúa.

Dưới chân núi Hùng Giếng Ngọc vẫn còn đó, Cha nhớ không nơi đây ngày xưa chị Tiên Dung và con vẫn soi gương chải tóc mỗi ngày. Ngày nay người ta vẫn còn gọi tên con kính cẩn: công chúa Ngọc Hoa.

Hậu thế giờ đây lập Đền Giếng dưới chân núi, nhưng họ thả nhiều tiền lẻ vào làm bẩn và mất hết ý nghĩa của Giếng Ngọc Cha ạ.

Giếng Ngọc ngày xưa, nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa soi gương chải tóc. Ngày nay hậu thế lập đền Giếng dưới chân núi, nhưng họ thả nhiều tiền lẻ vào làm bẩn và mất hết ý nghĩa của Giếng Ngọc.

Rồi Lầu Thượng, Lầu Hạ là nơi cửa cấm của triều cung; Hương Trầm là ruộng lúa nếp hương mà người dân dùng gói bánh dâng các vua Hùng để cúng tế trời đất. Làng Cả kinh đô ấy của chúng ta đã một thời vàng kim…

Còn nhớ, khi 2 chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh gặp Vua Cha để cầu hôn con, Cha truyền hai vị phải tỉ thí pháp thuật. Sơn Tinh Đại Vương chỉ núi, núi lở, ra vào trong núi không có gì trở ngại.

Thủy Tinh Đại Vương thì lấy nước phun lên không biến thành mây mưa. Cha nói: “2 vị đều có phép thần thông, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang sính lễ tới trước, ta khắc gả cho”.

Lạ sao là ngày nay ít người còn tin phép thần thông là có thật. Hình như người ta chỉ tin vào cái máy tính vuông vuông có đủ thứ trong đó.

Chuyện sử xưa nước Văn Lang chúng ta giàu đẹp đến thế, người đời rất tôn kính, nhưng nhiều việc lại chỉ cho là truyền thuyết mà thôi. Âu có lẽ cũng là ý Trời, con người phải chăng không thể biết được nhiều quá?

Vậy là hôm sau chàng Sơn Tinh tới sớm, mang ngọc quý, vàng bạc, sơn cầm, dã thú, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao tới. Chàng Thủy Tinh tới sau, nổi giận đã định đem loài thủy tộc để đánh mong cướp lại con.

Sơn Tinh Đại Vương lấy lưới sắt ngăn ngang sông huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn mở một dải sông tiểu Hoàng Giang từ Lý Nhân ra sông Hát, vào sông Đà để đánh ập sau lưng núi Tản Viên.

Chàng Thủy Tinh lại mở ngách sông Tiểu Tích Giang hướng về phía trước núi Tản Viên, ở khoảng ven sông đánh sụt thành vũng lớn để mở lối đi cho quân thủy tộc. Thủy Tinh Đại Vương thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên đánh Sơn Tinh Đại Vương.

Cũng may dân chúng ở trên núi cũng dựng hàng rào đón đỡ, đánh trống gõ cối, hò reo cứu viện thật náo nhiệt. Thấy củi cành trôi bên ngoài hàng rào bèn bắn, thủy tộc chết biến thành xác ba ba thuồng luồng trôi tắc cả một khúc sông.

Ngày này thì phu quân Sơn Tinh Đại Vương đã hiển linh hiển thánh nơi núi Tản Viên, trở thành vị đệ nhất phúc thần của Đại Việt và ngài vô cùng linh ứng.

Ngã ba Bạch Hạc nơi kinh thành xưa thật là một vùng sông nước hữu tình, sầm uất trên bến dưới thuyền. Khi buổi chiều tà, mặt trời đỏ ối lặn sau dãy Ba Vì, nơi có núi Tản Viên. Ngọc Hoa con không ngừng cảm thán!

Trên sông ngày ấy, các thuyền thả lưới đánh cá vọng vang trong những làn điệu dân ca tạo cho Bạch Hạc một vẻ đẹp nên thơ.

Ngã ba Bạch Hạc là một vùng sông nước hữu tình, sầm uất trên bến dưới thuyền, buổi chiều tà mặt trời đỏ ối lặn sau dãy Ba vì, nơi có núi Tản Viên, trên sông các thuyền thả lưới đánh cá vọng vang trong những làn điệu dân ca tạo cho Bạch Hạc một vẻ đẹp nên thơ.

Cha ơi, vận đất vận Trời sắp chuyển rung biến đổi, Phật chủ hạ thế nơi nhân gian phổ độ chúng sinh, con thương muôn dân vẫn mơ hồ trong cõi trần hư ảo…

Cầu chúc muôn dân trăm họ gìn giữ thiện lương, kính trọng Phật Pháp, tôn trọng Tiên tổ, lấy Đức làm trọng, xa rời ngả ác… Cầu chúc muôn dân dìu nhau vượt qua mọi kiếp nạn, cập tới bờ bến bình an…

Ngọc Hoa con xin cúi đầu bái tạ Phật Chủ, bái lạy Trời Đất, bái lạy Vua Cha.

Kính cẩn.

Thay cho lời kết

Cây có cội, sông có nguồn, con người có tổ tông, chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

Lê Thánh Tông –vị vua anh minh đã có công trong việc chính thức hoá khởi đầu lịch sử dân tộc của các Vua Hùng trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

Đến vua Minh Mạng – thời Nguyễn, Vua đã rước bài vị vào kinh thành Huế để thờ các Vua Hùng.Thời Tự Đức lễ hội Đền Hùng được khôi phục như cũ, vua Tự Đức còn cho xây dựng lăng Vua Hùng.

.

Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tông, chân lý ấy không bao giờ thay đổi [Ảnh: cinet]

Hà Phương Linh

“Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc “huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.

Có thể bạn quan tâm:

  • MỚI: Lễ hội Đền Hùng sẽ được tổ chức trong 5 ngày

Từ Khóa:Giỗ tổ Hùng Vương Mỵ Nương Sơn tinh Thuỷ Tinh Tìm lại huy hoàng

Video liên quan

Chủ Đề