Cong thức tiính chỉ số thanh toán hiện hành năm 2024
Tính thanh khoản là thuật ngữ thể hiện mức độ linh hoạt của một tài sản bất kỳ, trong đó việc mua bán trên thị trường không làm thay đổi giá trị thị trường của tài sản đó. Show
Có thể hiểu đơn giản, tính thanh khoản thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc sản phẩm. Các loại tài sản hiện nay theo Bộ luật Dân sự 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Nếu dựa vào khái niệm trên thì tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Tính thanh khoản là một tiêu chí quan trọng để các ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Phân loại tài sản theo tính thanh khoảnTài sản lưu động là các tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động thường bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng, cổ phiếu, nợ khách hàng,… Giá trị tài sản lưu động có thể thay đổi thường xuyên tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kế toán, tài sản lưu động được chia làm 05 loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: + Tiền mặt và các khoản tương đương như chứng khoán, tiền gửi ngân,…. + Các khoản đầu tư ngắn hạn, ví dụ như cổ phiếu ngắn hạn, trái phiếu ngắn hạn,… + Khoản phải thu; + Ứng trước ngắn hạn; + Hàng tồn kho là hàng hóa, sản phẩm mà doanh nghiệp sở hữu và đang giữ lại để bán ra trong tương lai. Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất bởi luôn luôn dùng trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. Ngoài ra, chứng khoán cũng có thể xem là tài sản có tính thanh khoản. Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn trong thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư ban đầu. Công thức tính thanh khoảnHiện nay, có nhiều công thức tính thanh khoản, đơn cử như: - Tính thanh khoản hiện thời là khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số thanh toán vốn lưu động Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn. + Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 là khả năng trả nợ yếu, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản. + Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 là doanh nghiệp có khả năng cao thanh toán các khoản nợ đến hạn - Tính thanh khoản nhanh là tỷ số mà doanh nghiệp có thể thanh toán mà không cần xử lý hàng tồn kho. Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. + Tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5 phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp. + Tỷ số thanh khoản nhanh trong khoản 0,5 - 1 phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao. - Tỷ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/Nợ ngắn hạn. Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 03 tháng mà không gặp rủi ro lớn. Ý nghĩa của thanh khoảnThanh khoản thể hiện mức độ mà một tài sản có thể được mua hoặc bán nhanh chóng trên thị trường với mức giá phản ánh giá trị nội tại của tài sản. Tiền mặt được coi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể được chuyển đổi thành các tài sản khác một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Ngoại tệ, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu,… là các loại tài sản có tính thanh khoản cao. Các tài sản như bất động sản, đồ sưu tầm, đồ mỹ nghệ đều tương đối kém thanh khoản. Ví dụ: Anh A cần mua ô tô 1 tỷ đồng, nếu có tiền mặt thì anh A có thể mua ngay (đây được coi là có tính thanh khoản cao). Nếu không có tiền mặt nhưng anh A có miếng đất trị giá 2 tỷ đồng, muốn bán để mua xe. Sẽ dễ dàng nếu anh A có nhiều thời gian để chờ bán miếng đất rồi lấy tiền mua xe, nhưng nếu cần phải mua gấp ô tô thì buộc anh A phải hạ giá miếng đất để bán nhanh hơn, lúc này miếng đất được coi là tài sản có tính thanh khoản kém. Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected]. Việc tuân thủ các nghĩa vụ tài chính đối với một doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thước đo mà chính bản thân doanh nghiệp hay các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm và năng lực tài chính của tổ chức đó. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu 6 chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp và những điều quan trọng cần lưu ý nhé! Đánh giá năng lực tài chính của một công ty là điều vô cùng quan trọng 1. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là gì?Trước khi đến với cách đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu được khái niệm nó là gì? Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến việc phá sản. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt 2. Tại sao cần đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp các đối tượng quan tâm biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các phương án quản trị hay đầu tư, cho vay thích hợp:
Việc đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Từ những đánh giá đó, các giải pháp sẽ được đưa ra nhằm cải thiện tình hình:
3. Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệpMột doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Nhóm chỉ số dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp gồm có 6 chỉ số chính. Dựa vào kết quả của các chỉ số, ta có thể nhìn ra năng lực tài chính của doanh nghiệp đó có đang tốt hay không. Bộ chỉ số thanh toán giúp đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp 3.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quátHệ số khả năng thanh toán tổng quát Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thể hiện:
3.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thờiHay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ lệ thanh khoản hiện thời, Hệ số thanh toán hiện hành… . Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Hht) thể hiện:
3.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanhHệ số khả năng thanh toán nhanh Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng cần biết được hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đó. Hệ số này còn được gọi là tỷ lệ thanh toán nhanh... . Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.
Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh khoản nhanh (Hnh) thể hiện:
3.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thờiHay còn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt,... Tỷ số này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn. Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi). Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dùng tỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có một lượng lớn nguồn tài chính không được sử dụng đồng nghĩa do doanh nghiệp đó sử dụng không hiệu quả nguồn vốn. 3.5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vayHệ số khả năng thanh toán lãi vay Hay còn gọi là Tỷ lệ thanh toán lãi vay hay Hệ số thanh toán lãi nợ vay. Hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một trong những chỉ tiêu mà bên cho vay (ngân hàng) rất quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng. Do đó, chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. Việc đảm bảo trả lãi các khoản vay đúng hạn cũng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và ngược lại. 3.6. Hệ số khả năng chi trả ngắn hạnHay còn gọi là hệ số khả năng chi trả bằng tiền, hệ số tạo tiền,...
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Nợ ngắn hạn bình quân Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động, do dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh được tạo ra trong kỳ mà không phải số dư tại một thời điểm. Hệ số này sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân hoạt động kinh doanh mà không có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp. 4. Lưu ý khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệpLưu ý khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp Việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với không chỉ bản thân doanh nghiệp đó, mà còn giúp các nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng,... đưa ra được các quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.
So sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn. Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính hiện tại như đầu tư, huy động vốn, mở rộng quy mô,...
So sánh giữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp với toàn ngành, với các thời điểm trong quá khứ, từ đó đưa ra các quyết định hợp tác, đầu tư phù hợp. 5. Sự khác biệt giữa tình hình thanh toán và thanh khoản của doanh nghiệpViệc sử dụng cả hai bộ tỷ số tính thanh khoản và khả năng thanh toán để có được bức tranh toàn cảnh về sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có một vài điểm khác giữa 2 loại tỷ số:
6. Ứng dụng BIR trong đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệpBáo cáo thông tin doanh nghiệp đến từ CRIF D&B giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và chi phí Từ những yêu cầu về việc duy trì khả năng thanh toán hợp lý của một doanh nghiệp, BIR của CRIF D&B Việt Nam được tạo ra nhằm cung cấp các chỉ số tài chính cơ bản của một doanh nghiệp cho mọi đối tượng quan tâm. Cũng chính từ bản báo cáo này, việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các thông tin tài chính cơ bản BIR cung cấp bao gồm:
Ngoài ra, BIR chính là một báo cáo thông tin doanh nghiệp, chuyên cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về một doanh nghiệp được yêu cầu giúp hỗ trợ ra quyết định tín dụng, kinh doanh hiệu quả. Các thông tin BIR cung cấp trong báo cáo gồm có:
Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về các dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam nói chung hay dịch vụ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp nói riêng, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau: |