Công văn đề nghị thành lập chi đoàn cơ sở năm 2024

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (được hướng dẫn bởi tiết b điểm 11.2 khoản 11 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018) như sau:

4. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.

* Điều kiện thành lập đoàn cơ sở:

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (được hướng dẫn bởi tiết a điểm 11.2 khoản 11 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018) như sau:

11.2. Điều 17 (khoản 4, 5).
a. Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ 02 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập đoàn cơ sở.
- Đối với xã, phường, thị trấn có từ 02 chi đoàn trở lên nhưng không đủ 30 đoàn viên vẫn thành lập đoàn cơ sở.
- Ở những đơn vị đặc thù, đoàn cơ sở có thể đề nghị thành lập đoàn bộ phận (đối với những đơn vị có cấp ủy tương ứng về cấp) và đề nghị đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Đoàn bộ phận có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đoàn cơ sở. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, con dấu và nhiệm kỳ của đoàn bộ phận áp dụng như đoàn cơ sở.

Như vậy, điều kiện tối thiểu thành lập chi đoàn là đơn vị phải có 03 đoàn viên trở lên. Trong trường hợp không đủ điều kiện tối thiểu thành lập chi đoàn thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp.

.jpg)

Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn là gì? Có các hình thức kỷ luật nào đối với đoàn viên hiện nay? (Hình từ internet)

Có các hình thức kỷ luật nào đối với đoàn viên?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (được hướng dẫn bởi điểm 23.2 khoản 23 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018) quy định như sau:

Hình thức kỷ luật
...
c. Đối với cán bộ đoàn, đoàn viên
- Khiển trách: áp dụng đối với những cán bộ đoàn, đoàn viên mắc khuyết điểm lần đầu, khuyết điểm ở mức độ nhẹ, nhất thời, ảnh hưởng gây tác hại trong phạm vi hẹp, đã nhận thấy khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
- Cảnh cáo: áp dụng đối với cán bộ đoàn, đoàn viên vi phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng mang tính chất tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng.
- Cách chức: áp dụng đối với cán bộ đoàn vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức Đoàn, không xứng đáng để giữ chức vụ đó.
Khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức cần lưu ý đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ, cụ thể như sau:
+ Cán bộ giữ nhiều chức vụ vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cách một chức, nhiều chức hay cách hết chức vụ Đoàn hiện đang đảm nhiệm.
+ Trường hợp cán bộ đoàn giữ nhiều chức vụ trong một cấp như là bí thư (hoặc phó bí thư), ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành... khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: nếu cách chức bí thư (hoặc phó bí thư) còn là ủy viên ban thường vụ và ủy viên ban chấp hành; nếu cách chức ủy viên ban thường vụ còn là ủy viên ban chấp hành; nếu cách chức ủy viên ban chấp hành thì hết các chức vụ.
+ Trường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ ở nhiều cấp khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì cách chức ở cấp nào thì chỉ mất chức ở cấp đó, các chức vụ ở cấp khác vẫn còn.
+ Trường hợp một cán bộ vừa là ủy viên ban chấp hành vừa là ủy viên ủy ban kiểm tra cùng cấp, khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: nếu cách chức ủy viên ban chấp hành không còn chức ủy viên ban kiểm tra; nếu cách chức ủy viên ban kiểm tra thì tùy thuộc mức độ sai phạm đề nghị cấp bộ đoàn xem xét tư cách ủy viên ban chấp hành.
- Khai trừ:
+ Là hình thức kỷ luật cao nhất của Đoàn, áp dụng đối với cán bộ đoàn, đoàn viên phạm khuyết điểm ở mức rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức Đoàn, không xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Đoàn viên bị khai trừ, sau một năm thì được xem xét kết nạp lại. Thời gian bị khai trừ không được tính tuổi đoàn viên.

Như vậy, đối với đoàn viên sẽ áp dụng 03 hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.

Việc thu đoàn phí được thực hiện trên nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (được hướng dẫn bởi khoản 32 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018) như sau:

Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn, vậy điều kiện tối thiểu để thành lập đoàn cơ sở là gì? – Tuấn Vũ (Bình Thuận)

Điều kiện tối thiểu để thành lập đoàn cơ sở là gì?

Tổ chức cơ sở Đoàn gồm đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong đó, theo Hướng dẫn 22 HD/TWĐTN ngày 28/06/2013 thì Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Điều kiện thành lập Đoàn cơ sở cụ thể như sau:

- Đơn vị có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở.

- Đối với xã, phường, thị trấn có từ 2 chi đoàn trở lên nhưng không đủ 30 đoàn viên vẫn thành lập đoàn cơ sở.

Ở những đơn vị đặc thù, đoàn cơ sở có thể đề nghị thành lập đoàn bộ phận (đối với những đơn vị có cấp ủy tương ứng về cấp) và đề nghị đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Đoàn bộ phận có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đoàn cơ sở. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, con dấu và nhiệm kỳ của đoàn bộ phận áp dụng như đoàn cơ sở.

Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết phối hợp thì có thể hình thành liên chi đoàn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của liên chi đoàn do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn.

Trong các đội thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các địa bàn tập trung đông đoàn viên được thành lập tổ chức đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.

Công văn đề nghị thành lập chi đoàn cơ sở năm 2024

Điều kiện tối thiểu để thành lập đoàn cơ sở là gì? (Hình từ internet)

Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn

– Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.

– Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

– Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế – xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn

– Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế – xã hội.

– Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế – xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.

– Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.