Công việc phục vụ nhà hàng là làm gì năm 2024

Khái niệm nhân viên phục vụ nhà hàng là gì và công việc hàng ngày của họ như thế nào? Đây là vấn đề mà đa số những bạn đang có đang có ý định làm việc tại các nhà hàng thắc mắc. Bài viết này Thietbikhachsan sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về nhân viên phục vụ trong nhà hàng để bạn hiểu hơn về nghề này nhé!

Show

    Phục vụ là một trong những công việc thuộc ngành Nhà hàng – Khách sạn và ở vị trí này, người làm phải đảm đương khá nhiều nhiệm vụ đa dạng. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, phục vụ trực tiếp các thực khách đến dùng bữa tại nhà hàng. Do là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên có thể nói bộ phận phục vụ bàn có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc đem lại những trải nghiệm hài lòng cho khách hàng, mang đến cho thực khách những món ăn ngon miệng, bắt mắt nhất và đặc biệt góp phần vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhà hàng.

    Thông thường khi đánh giá chất lượng một nhà hàng nào đó đó, một trong những điều khách hàng sẽ nghĩ ngay đến chính là thái độ, tác phong của nhân viên phục vụ có nhiệt tình, cởi mở và chuyên nghiệp hay không. Điều này giải thích cho lý do nhân viên phục vụ bàn lúc nào cũng cần phải chỉn chu, vững nghiệp vụ để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

    Nhân viên phục vụ nhà hàng là gì?

    Nhân viên phục vụ nhà trong hàng tiếng Anh gọi là gì? Trong tiếng Anh, phục vụ nam được gọi là Waiter, và các bạn phục vụ nữ là Waitress. Hiểu đơn giản nhân viên phục vụ là những người đảm nhận công việc liên quan trực tiếp đến vấn đề tiếp đón, ăn uống của khách cũng như phục vụ thực khách trong suốt quá trình họ dùng bữa tại nhà hàng.

    Nhiệm vụ chính của nhân viên phục vụ nhà hàng bao gồm tiếp đón khách hàng khi họ bước vào nhà hàng, setup bàn ăn và chỗ ngồi cho khách ghi nhận order món của khách hàng, chuyển order tới bộ phận bếp và mang đồ ăn lên cho khách sau khi phòng bếp chế biến xong đồ ăn, thức uống và giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

    Vì tính chất công việc như vậy nên thông thường nhà hàng sẽ ưu tiên tuyển chọn những người hướng ngoại, nhanh nhẹn, hoạt ngôn để phục vụ được nhanh chóng và có thể tạo cho khách hàng cảm giác dễ chịu, vui vẻ, thoải mái khi sử dụng dịch vụ cũng như biến việc thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng là trải nghiệm thú vị của khách

    Công việc nhân viên phục vụ cần làm những gì?

    Do tính chất công việc, nhân viên phục vụ nhà hàng không đòi hỏi ứng viên quá nhiều về bằng cấp, học thức hay kinh nghiệm lại rất linh động về thời gian nên chúng ta thường thấy phục vụ là những bạn trẻ hoặc các bạn sinh viên làm thêm. Vậy một ngày làm việc của phục vụ sẽ bao gồm những công việc gì?

    1. Thực hiện công việc đầu ca

    Trước khi bắt đầu công việc, nhân viên phục vụ nhà hàng phải thay đồng phục, giày dép, cột tóc tai gọn gàng, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh cá nhân, tác phong làm việc chuẩn chỉnh theo quy định.

    • Thực hiện lau chùi các dụng cụ ăn uống như bát, đũa, chén, ly, muỗng… và bàn ăn, ghế ăn, menu, sàn nhà, cửa sổ… sạch sẽ, sắp xếp lại các đồ dùng trang trí gọn gàng, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của nhà hàng.
    • Thực hiện việc gấp sẵn giấy ăn, khăn ăn.
    • Setup bàn ăn, bàn tiệc theo đúng quy cách phục vụ của nhà hàng với đầy đủ các dụng cụ và sản phẩm trang trí cần thiết.

    2. Thực hiện các quy trình phục vụ khách chuẩn

    Chào khách, xác nhận đặt bàn

    • Khi khách bước chân vào nhà hàng, nhân viên phục vụ nhà hàng cùng Lễ tân chào đón khách bằng thái độ lịch sử, cử chỉ hào phóng phù hợp tiêu chuẩn của nhà hàng.
    • Hỏi một số vấn đề để phục vụ khách tốt hơn như khách có đặt bàn trước hay chưa, khách đi mấy người, khách muốn ngồi phòng riêng hay khu vực chung…

    Hướng dẫn thực khách di chuyển đến vị trí bàn ăn

    • Sau khi đã hỏi khách vị trí họ muốn ngồi như thế nào và khách đi mấy người thì phục vụ nhà hàng hướng dẫn khách hướng đi về bàn bằng bàn tay, các ngón tay khép lại, hướng thẳng về vị trí bàn.
    • Nhân viên Phục vụ giữ khoảng cách lịch sự với khách, nhân viên có thể đi trước khoảng 1 mét để dẫn đường cho khách.
    • Khi gần tới vị trí bàn, nhân viên Phục vụ giới thiệu đây là bàn của khách để khách khỏi đi lố.

    Nhân viên phục vụ nhà hàng bắt đầu giới thiệu thực đơn

    • Nhân viên phục vụ kéo ghế mời khách ngồi xuống và trải khăn ăn cho khách
    • Giới thiệu thực đơn của nhà hàng, đưa cho khách xem để chọn món
    • Nhân viên cần phải nắm rõ chi tiết của thực đơn vì sẽ có một số khách muốn được tư vấn chọn món sao cho phù hợp với sở thích ăn uống cũng như kinh phí mà khách đưa ra.
    • Sau khi khách gọi món xong, phục vụ đọc lại phiếu order, xác nhận với khách một lần nữa số lượng các món ăn đã đúng và đủ hay chưa. Sau đó chào và hẹn khách đợi trong ít phút, nhân viên sẽ đem phiếu order giao cho nhà bếp.

    Phục vụ món ăn cho khách

    • Khi thức ăn hoàn thành, nhân viên phục vụ nhà hàng nhanh chóng bưng bê các món ăn lên cho khách và bày biện trên bàn ăn.
    • Mời thực khách thưởng thức bữa ăn và chúc khách ngon miệng. Tại một số nhà hàng nhân viên phục vụ còn có trách nhiệm chia phần ăn, chế biến món ăn tại chỗ cho thực khách.
    • Đứng ở vị trí sao cho khách hàng dễ nhìn thấy để đáp ứng khách nhanh chóng khi khách có yêu cầu và muốn gọi phục vụ.

    Thanh toán, tiễn khách và dọn dẹp bàn ăn sạch sẽ

    • Thanh toán: khi khách gọi thanh toán, nhân viên phục vụ nhà hàng báo với thu ngân tiến hành in hóa đơn thanh toán và kẹp hóa đơn cùng phiếu order vào sổ da, đựng trong khay và đem ra cho khách kiểm tra lại và đợi khách thanh toán. Trường hợp khách thanh toán bằng tiền mặt, nhân viên nên khéo léo kiểm nhanh tiền đã đủ hay chưa rồi mới chào khách; còn nếu khách hàng trả bằng hình thức cà thẻ thì nhanh chóng cầm máy cà thẻ và bút bi tới vị trí bàn khách ngồi để khách thanh toán.
    • Tiến khách: Khi khách hàng đứng lên ra về, nhân viên phục vụ gửi lời cảm ơn khách đã đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng và chào tạm biệt cũng như hẹn gặp lại khách vào lần tiếp theo.
    • Dọn dẹp: Tiến hành thu dọn rất cả đồ ăn thừa, chén bát khách đã sử dụng xong. Lau dọn vệ sinh mặt bàn, sàn nhà và chỗ ngồi sạch sẽ. Sắp xếp, bố trí lại bàn chỉn chu để chào đón vị khách tiếp theo.

    3. Bảo quản các dụng cụ nhà hàng trong ca làm việc

    • Bộ phận phục vụ nhà hàng cần đảm bảo tại khu vực/tầng mình phụ trách những dụng cụ cần thiết để phục vụ khách như: Chén, đũa, muỗng, ly, bình gia vị… luôn đầy đủ và sạch sẽ vì thực tế không có khách hàng nào muốn phải đợi lâu, một số vị khách nóng nảy sẽ dễ bực mình.
    • Lưu ý luôn phải cẩn thận hạn chế làm rơi vỡ, hư hỏng dụng cụ của nhà hàng. Trường hợp lỡ làm rơi bể ty tách, chén bát… thì nhân viên báo lại với cấp trên những dụng cụ đã hỏng và tìm hướng giải quyết.
      Tham khảo thêm các dụng cụ tiệc cho nhà hàng khách sạn

    4. Phục vụ nhà hàng phối hợp với các bộ phận khác khi cần thiết

    Kinh doanh nhà hàng là một chuỗi phức hợp các công việc phải liền mạch và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Không có gì đảm bảo là sẽ không có vấn đề phát sinh, tuy nhiên nếu có thì phục vụ nhà hàng cần có động tác nhanh gọn cũng như biết phối hợp với các bộ phận khác để xử lý.

    Đơn cử như các trường hợp khách muốn hủy món, gộp hay tách bàn, món khách gọi bị bếp làm nhầm… để việc phục vụ khách diễn ra hiệu quả nhất cũng như không làm ảnh hưởng tới các bàn khác thì nhân viên phục vụ cần nhanh chóng phối hợp với phòng bếp, thu nhân, quản lý… để xử lý vấn đề.

    5. Các công việc khác

    • Phối hợp triển khai thực hiện các chương trình quảng bá truyền thông nâng cao hình ảnh thương hiệu của nhà hàng.
    • Tham gia đủ các cuộc họp của bộ phận, báo cáo những tình huống hi hữu xảy ta, phản hồi ghi nhận từ thực khách, đề xuất các giải pháp khắc phục nâng cao nghiệp vụ.
    • Tích cực tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ do khách sạn – nhà hàng tổ chức để nâng cao tay nghề.
    • Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị từ cấp trên giao phó.

    Một số kỹ năng nhân viên phục vụ nhà hàng cần có

    Dưới đây là một số kỹ năng tiêu biểu mỗi phục vụ bàn cần có để cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt nhất:

    1. Tác phong & thái độ làm việc

    Nhân viên phục vụ được xem như bộ mặt của nhà hàng vì họ là những người phục vụ khách hàng trực tiếp và dễ để tại ấn tượng cho khách hàng. Chính vì thế, nhà hàng luôn đòi hỏi nhân viên phục vụ phải tác phong lịch sự, ân cần, thái độ niềm nở và chu đáo với khách tại bất cứ thời điểm hay không gian nào. Khi bạn là người làm việc với thái độ cầu tiến và chu toàn, sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng chia sẻ thì chắc hẳn cơ hội thăng tiến của bạn trong tương lai luôn rộng mở.

    2. Trình độ ngoại ngữ phục vụ nhà hàng

    Dù không có yêu cầu quá cao về bằng cấp tuy nhiên vì nhà hàng, quán ăn là nơi phục vụ đa dạng thực khách cả trong và ngoài nước nên nếu bộ phận phục vụ có thể giao tiếp thành thạo tiếng Anh và các ngoại ngữ khác thì chắc hẳn sẽ là một điểm cộng lớn cho nhà hàng của bạn. Khách hàng chắc hẳn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng tiếng mẹ đẻ để nói ra những nhu cầu của bản thân và người nghe có thể hiểu chính xác những gì họ cần để phục vụ khách tốt nhất.

    3. Kỹ năng quản lý thời gian & công việc

    Có thể nói, người làm nghề phục vụ nhà hàng sẽ phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc một lúc, chưa kể yêu cầu thời gian phải gấp rút để đáp ứng khách nhanh nhất. Thế nên kỹ năng quản lý công việc, phân chia thời gian hợp lý là rất quan trọng với người làm vị trí này.

    Công việc phục vụ hầu hết đều làm theo ca nên bạn cần sắp xếp lịch trình học và làm hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến công việc của nhà hàng cũng như đời sống cá nhân. Trong quá trình làm việc, sẽ có lúc rất nhiều công việc dồn dập đến làm bạn bối rối.

    Thế nhưng, các bạn không nên quá vội vã, mất bình tĩnh sẽ không hiệu quả trong công việc. Thay vì thế, hãy bình tĩnh sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, phân bổ thời gian hợp lý để giải quyết công việc.

    4. Khả năng ghi nhớ tốt

    Công việc chính của nhân viên phục vụ nhà hàng là ghi đúng và đủ yêu cầu của khách hàng lên phiếu order để giao cho bộ phận bếp chế biến. Vậy nên sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có khả năng ghi nhớ tốt và ghi chú nhanh chóng. Vì không phải khách hàng nào cũng vui vẻ thoải mái lặp đi lặp lại từng món từng món cho phục vụ ghi chép đâu nhé.

    5. Có khả năng làm việc nhóm

    Không chỉ phối hợp với các bộ phận khác từ thu ngân, quản lý nhà hàng hay bếp trưởng… để xử lý tình huống xảy ra, mỗi nhân viên phục vụ nhà hàng cần có khả năng làm việc nhóm ngay trong chính bộ phận của mình.

    Khi lượng khách trong nhà hàng đông hoặc bàn phục vụ có quá nhiều khách, chắc hẳn cần phục vụ phải phối hợp với nhau để phục vụ khách hàng tốt nhất. Thông tin của các phục vụ đưa ra cần thống nhất và liền mạch, tránh làm khách hàng bối rối. Việc phân chia rõ công việc hợp lý rõ ràng để đảm bảo không xảy ra thiếu sót.

    Trên đây là những thông tin rất chi tiết về chức năng, vai trò của bộ phận phục vụ nhà hàng mà Thietbidungcubuffet đã chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích, góp phần giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất.