Cốt lỗi của di chúc bác và ý nghĩa
Ảnh: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc bất hủ. Những suy nghĩ tâm huyết, sâu xa của Người; những điều Bác căn dặn trong Di chúc vẫn là những vấn đề căn cốt, luôn mang tính thời sự đối với Đảng ta, nhân dân ta trong suốt 50 năm qua và mãi tới mai sau. Nghiêm túc quán triệt, học tập và làm theo Di chúc của Người trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức cần thiết và thiết thực. Hơn thế, chúng ta cần kế thừa, phát triển, vận dụng sáng tạo những lời huấn thị, chỉ dẫn quý báu của Người trong thời kỳ mới, hoàn cảnh lịch sử mới; phù hợp và sát thực tế của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị… Tự hào về những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong nửa thế kỷ thực hiện Di chúc của Bác Hồ, đặc biệt là những thành tựu ấn tượng, đổi mới bứt phá của đất nước từ Đại hội XII của Đảng đến nay, chúng ta cần khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần học tập, làm theo Di chúc của Bác; học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Cùng với tuyên truyền, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình; phổ biến kinh nghiệm, cách làm hay trong thực hiện Di chúc và học tập, làm theo Bác, chúng ta cũng thẳng thắn phê phán, đấu tranh kiên quyết với những hạn chế, khuyết điểm, những tư tưởng, hành vi không đúng với lời dạy, những điều mong muốn của Người, nhất là chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, thoái hóa, biến chất… của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn và “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, đặc biệt Người căn dặn những điều căn cốt về xây dựng Đảng, về đoàn kết trong Đảng và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ, phát động học tập và làm theo Di chúc của Người, là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và toàn dân, toàn quân tìm về bên Bác, thêm thấm nhuần những lời dạy của Người, tạo ra đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng. Mỗi tập thể, cá nhân hãy soi mình vào những yêu cầu, kỳ vọng, định hướng của Người để phấn đấu, rèn luyện nghiêm túc hơn, cố gắng đóng góp nhiều hơn cho đất nước; đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện hiệu quả việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đề cao trách nhiệm, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đó cũng chính là những công việc quan trọng, thiết thực và có ý nghĩa nhất trong dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người. (HNMO) - Nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019) và Quốc khánh 2-9, ngày 14-8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn, 1969-2019”. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã tới dự. Cách đây nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã yên nghỉ (2-9-1969). Di chúc của Người được Bộ Chính trị xuất bản và công bố trong ngày Quốc tang. Đây được coi là văn kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ năm 1965 với nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện vào năm 1969. Nội dung bản Di chúc được Người trù tính thấu đáo, vừa cụ thể, vừa bao quát, từ “việc riêng” cho đến những việc trọng đại của quốc gia, dân tộc. Đó là những lời căn dặn đầy tâm huyết về khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước; về xây dựng một Đảng trong sạch, vững mạnh; về chiến lược con người; về kế hoạch xây dựng đất nước; về tình đoàn kết quốc tế… 50 năm qua, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những giá trị tư tưởng to lớn và đặc sắc đã trở thành cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hội thảo có 3 nội dung chính: Bối cảnh ra đời, giá trị và ý nghĩa của Di chúc; phát huy giá trị của Di chúc trong giai đoạn hiện nay; thực hiện những lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc. Hội thảo thu hút hơn 100 bài tham luận cùng nhiều ý kiến thảo luận từ các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, tiêu biểu như các bài tham luận, ý kiến thảo luận mang chủ đề: Thiêng liêng biết mấy những lời của Bác; Hoàn cảnh ra đời và những điểm cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bản lĩnh Hồ Chí Minh qua Di chúc của Người; định hướng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thực tiễn đổi mới của Việt Nam hôm nay; Di chúc Bác Hồ và tiến trình hội nhập quốc tế; 50 năm vẹn nguyên một giá trị; những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đạt được sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Hội thảo giúp chúng ta thấm nhuần nội dung và nhận thức sâu sắc hơn giá trị lý luận và thực tiễn của bản Di chúc lịch sử không chỉ cho giai đoạn đã qua mà còn cho cả những chặng đường sắp tới của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; phục vụ có hiệu quả việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. |