Cụm từ mở rộng là gì

- Chủ ngữ là một trong những thành phần chính của câu, thường trả lời cho các câu hỏi "Ai? Cái gì? Con gì?" thường là danh từ, đại từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ, tức là cụm từ có từ làm thành tố chính và một số thành tố phụ.

VD: Những thanh niên kia // đang chơi đá bóng

    Chủ ngữ - Cụm danh từ               Vị ngữ

Cấu tạo cụm danh từ:

Phụ trướcTrung tâm

Phụ sau

nhữngthanh niênkia

- Một trong những cách mở rộng câu là dùng cụm C – V làm thành phần câu .Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏi Câu mở rộng thành phần nhé:

1. Chủ ngữ [CN]:

Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta đặt câu hỏi: Ai ? Con gì ? Cái gì ? Việc gì ?…

2. Vị ngữ [VN] :

Là một trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu, VN thường đứng sau CN [song đôi khi, để gây sự chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN]. Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi: ...làm gì ?  …như thế nào ? ….là gì ?

- Câu mở rộng thành phần có thể là mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ. Chủ ngữ [ hoặc vị ngữ ] của câu là 1 cụm DT, cụm ĐT hoặc cụm TT, trong đó phần phụ ngữ có hình thức giống 1 câu đơn, được gọi là cụm C - V [ chủ - vị ]. 

3. Cụm chủ – vị

Khái niệm cụm chủ – vi [cụm C – V] còn được gọi là kết câu C – V. Cụm C – V tương đương với câu đơn bình thường [câu đơn có hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ]. Nhưng cụm C – V khác câu đơn bình thường ở chỗ:

– Nó không đứng độc lập mà chỉ là thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu.

– Nó tiềm tàng khả năng trở thành câu đơn bình thường, chứ không đồng nhất với câu đơn bình thường.

4. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

Ví dụ:

– Câu có chủ ngữ là cụm C – V:

+ Những con ong vàng cần mẫn bay đi bay lại hút nhụy hoa.

+ Bà nội đi hội Gióng về chia quà cho các cháu.

+ Cái áo mẹ mới mua là đồ hiệu.

+ Bác Hai đến khiến ba mẹ em rất vui

– Câu có vị ngữ là cụm C – V:

+ Người mẹ ấy tay không lúc nào ngơi.

+ Quyển truyện này tranh ảnh rất đẹp

+ Ông em tóc đã bạc.

+ Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn

+ Cái bàn này chân bị gãy

– Câu có phụ ngữ là cụm C -V:

+ Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.

+ Hương lúa nếp đang trổ trên cánh đồng thấm vào hồn em mỗi sáng di đến trường.

+ Chúng tôi cũng không nhớ nó ăn hết bao nhiêu nải chuối, gồi lá

+ Bác mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do.

Câu 1: Mở rộng chủ ngữ nghĩa là: 

a. Thường là chủ ngữ là một danh từ, động từ hay tính từ. Còn mở rộng thành phần chủ ngữ là câu được mở rộng thành một cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ.

- Bộ quần áo này mẹ mua ở phiên chợ nổi là hàng tốt.

Chủ ngữ mở rộng: Bộ quần áo này mẹ mua ở phiên chợ nổi.

Vị ngữ: là hàng tốt.

b. Hoán dụ là: 

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

-Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

-Lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng

-Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

-Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

VD: Áo nâu là một loại trang phục của người nông dân.

Hoán dụ: biểu tượng áo nâu - người nông dân

= > Tác dụng thông báo, gợi hình ảnh và thể hiện tình cảm của tác giả với giai cấp nông dân, công nhân.

Cho mình hỏi là mở rộng chủ ngữ là gì ạ?:D

Các câu hỏi tương tự

Mở rộng chủ ngữ là biến đổi chủ ngữ thànhcụm danh từ, cụm tính từ hoặccụm động từ.

Mở rộng vị ngữ là câu được bổ sung thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt

Thế nào là mở rộng chủ ngữ? Mục đích của việc mở rộng chủ ngữ? Cho ví dụ.

 mở rộng chủ ngữ là Chủ ngữ [ hoặc vị ngữ ] của câu là 1 cụm DT, cụm ĐT hoặc cụm TT, trong đó phần phụ ngữ có hình thức giống 1 câu đơn, được gọi là cụm C - V [ chủ - vị ]. 

mục đích để câu văn thêm dễ hiểu

– Câu có chủ ngữ là cụm C – V:

+ Những con ong vàng cần mẫn bay đi bay lại hút nhụy hoa.

+ Bà nội đi hội Gióng về chia quà cho các cháu.

+ Cái áo mẹ mới mua là đồ hiệu.

+ Bác Hai đến khiến ba mẹ em rất vui

Chủ ngữ thường được mở rộng thành cụm danh từ ,tức là cụm danh từ làm thành tố chính [trung tâm ] và một hay một số thành tố phụ.

Tác dụng :Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm , thái độ của người viết [người nói]

Ví dụ: Chàng Thạch Sanh dũng cảm đã tiêu diệt chằng tinh, giúp dân làng thoát nạn.

Câu hỏi hot cùng chủ đề
  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất [...] Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    [Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang]

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? [0,5 điểm]

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? [1 điểm]

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? [1 điểm]

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? [1,5 điểm]

    II. LÀM VĂN [6 điểm]

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN [4 điểm]

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả [ 0,5 điểm]

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: [1 điểm]

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. [1 điểm]Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. [0,5 điểm]Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. [0,5 điểm]

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. [0,75 điểm]Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. [0,75 điểm]

II. LÀM VĂN [6 điểm]

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. [0,5điểm]
Thân bài: [5 điểm]

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Chủ Đề