Cuộc chiến chống thù trong giặc ngoài của nhân dân Nga kéo dài bao lâu

CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT, BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (8-1945 - 12-1946)

Đăng lúc: 09/03/2021 (GMT+7)
100%

Chương III

CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT,

BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM,

CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(8-1945 - 12-1946)

ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách hiểm nghèo do chế độ thực dân phong kiến để lại: sản xuất đình đốn, nạn đóỉ hoành hành, gần 2 triệu người chết đói, hơn 90% dân số mụ chữ, tài chính quốc gia trống rỗng thì trung tuần tháng 9 năm 1945,20 vạn quận Tưởng Giói Thạch với danh nghĩa quân đội đồng minh đến miền Bắc nước ta, mang theo bọn Việt Nam Quôc dân Đảng tay sai, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, gây cho Chính phủ và nhân dân ta muôn vàn khó khăn. Trong Nam núp sau quân đội Anh, quân đội Pháp gây hấn ở Nam Bộ, âm mưu đặt ách cai trị các nước Đông Dương một lần nữa. Cùng thời gian đó, một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào Thanh Hóa uy hiếp chính quyền cách mạng còn non trẻ. Chúng chiếm đóng các vị trí quan trọng trong thị xã (nay là thành phố Thanh Hóa) như trụ sở Nông Giang, phố Cửa Tả... đòi cung cấp lương thực, thực phẩm, đặt súng máy trên các ngả đường, đòi tước vũ khí của lực lượng vũ trang cách mạng và tung tiền giấy quan kim mất giá vào tỉnh ta để vơ vét hàng hóa gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Chúng ép chính quyền cách mạng đưa tên phản động Quốc dân Đảng Đỗ Văn giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền cấp tỉnh. Chúng nuôi dưỡng, trang bị vũ khí và vạch ra kế hoạch cho bọn Quốc dân Đảng lập ra đệ lục chiến khu ở ấp Di Linh (nay là xã Hợp Lý - Triệu Sơn). Một số tổ chức phản động ngóc đầu dậy tìm cách phá hoại. Những tên phản động đầu sỏ như: Nguyễn Trác, Trương Thê Giám, Đào Duy Hách, Khiếu Hữu Kiều tích cực hoạt động trong các vùng tôn giáo, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, xây dựng lực lượng chuẩn bị đón Pháp quay trở lại thống trị nhân dân ta.

Nằm trong hoàn cảnh chung, chính quyên cách mạng huyện Thọ Xuân trong những ngày mới thành lập cũng đứng trước những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua.

Ngày khởi nghĩa chính quyên cách mạng tiếp quản huyện đường chỉ có những gian nhà chông rỗng, mọi hoạt động của chính quyền cách mạng đều dựa vào các đoàn thể và sự đóng góp của nhân dân.

Bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã mơi thành lập còn non yếu, bỡ ngỡ và lúng túng trong tô chúc quản lý xã hội.

Đời sống nhân dân, nhất là người lao động vô cùng khó khăn, tình trạng thiếu lương thục trầm trọng. Nạn đói xảy ra hồi đầu năm 1945 liên tiếp hoành hành đe dọa sinh mệnh của hàng ngàn người dân trong huyên, hơn 95% dân số trong huyện mù chữ. Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan... do xã hội cũ để lại nặng nê, dịch bệnh phát sinh ở nhiều vùng trong huyện....

Lợi dụng tình thế khó khăn, bọn phản cách mạng tìm cách liên kết vói bọn Quốc dân Đảng công khai hoặc ngấm ngầm chông phá cách mạng. Chúng cho tay chân chui vào các đoàn thể của ta, lợi dụng danh nghĩa cách mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đe dọa uy hiếp nhân dân, tìm cách phá cơ sở cách mạng. Chúng tự đến các làng để diễn thuyết, lập hội, viết báo tuyên truyền tư tưởng phản động.

Hoạt động của bọn phản cách mạng đã bị chính quyền và lục lượng cách mạng trong huyện ngăn chặn, triệt phá, âm mưu, thủ đoạn của chúng bị vạch trần trước đông đảo nhân dân.

Bên cạnh nhũng khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thọ Xuân có những thuận lợi cơ bản. Đó là khí thế phong trào cách mạng đang sục sôi, lòng yêu nước, khát khao với độc lập tự do và tinh thần cách mạng của nhân dân đang dâng cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã qua thử thách, được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng. Chính quyền nhân dân còn non trẻ nhưng được nhân dân hết lòng ủng hộ.

Để giải quyết tình hình nói trên, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra phương hướng, biện pháp bảo vệ và xây dựng chế độ mới, đối phó với các lục lượng phản động quốc tế đang bao vây, tấn công cách mạng.

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tichi Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Chính phủ và nêu ra 6 việc cấp bách cần phải làm ngay:

Một là: Phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, mở một cuộc lạc quyên để giúp đỡ người nghèo.

Hai là: Phát động phong trào chống nạn mù chữ.

Ba là: Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử vói chế độ phổ thông đầu phiếu, thục hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Bốn là: Thực hiện cần kiệm, liêm chính bài trừ thói hư tật xấu do chê độ cũ để lại.

Năm là: Bỏ ngay 3 thứ thuế: thuế thân, thuê chợ và thuế đò, cấm hút thuốc phiện.

Sáu lằ: Tuyên bô tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai việc quan trọng nhất là cứu đói ở Bắc và đánh giặc ở Nam. Đó là hai nhiệm vụ trước mắt, nhưng cũng là hai nhiệm vụ chiến lược. Trên cơ sở phương hướng đó, ngày 25 tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”.

Sau khi phân tích những thay đổi căn bản vê tình hình quốc tế và trong nước sau đại chiến thế giới thứ hai, Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân ta lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

Thực hiện lời kêu gọi “Chống giặc đói” của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng trong huyện và Mặt trận Việt Minh Thọ Xuân đã khẩn trương thành lập các ban cứu đói, tổ chức quyên góp thóc gạo, tiền bạc giúp đỡ những người bị đói và phát động phong trào vận động quyên góp ủng hộ nhân dân bị đói, tổ chức vay lúa của nhà giàu, phát động phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”.

Chính quyền cách mạng, bộ đội địa phương huyện và các đoàn thể cứu quốc: Nông dân, Phụ nữ, Mặt trận cử cán bộ bám sát cơ sở để tuyên truyền vận động nhân dân giúp nhau trong lúc khó khăn. Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, nhiều gia đình còn chưa đủ ăn vẫn thường xuyên tiết kiệm gạo giúp đỡ những gia đình khó khăn hơn.

Chỉ trọng thời gian ngắn, toàn huyện huy động được 20.000 kg gạo và hàng vạn đồng bạc để cứu trợ kịp thời những gia đình nghèo đói tại địa phương, chu cấp cho dân quân tự vệ trong những ngày luyện tập, góp phần ủng hộ huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc....

Đến cuối năm 1945, nhân dân Thọ Xuân cùng nhân dân trong tỉnh quyên góp hàng trăm tấn lương thục cứu đói cho nhân dân trong tỉnh và dành một phần giúp đỡ nhân dân các tĩnh Hưng Yên và Bắc Ninh.

Phong trào vận động tiết kiệm lương thục ủng hộ người bị đói đạt két qủa tốt, nhưng chỉ là biện pháp túc thời. Vấn đề là phải tổ chúc sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất xã hội - Đó mới là biện pháp có ý nghĩa chiến lược.

Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng huyện Thọ Xuân đã phát động toàn dân trong huyện đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm trong chi dùng. Phong trào thi đua diễn ra sôi nổi rộng khắp với khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, nhân dân trong huyện: người người trồng rau muống, nhà nhà trồng hoa màu ngăn ngày cứu đói. Công tác khai hoang, phục hóa đã biến nhũng cánh đông, đôi, bãi hoang hóa thành nhũng bãi sắn, nương ngô xanh tốt.

Cùng với cuộc vận động tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng khẩn trương tiến hành chia lại ruộng công và đất vắng chủ cho nông dân nghèo sản xuất.

Cuộc vận động cứu đói và phong trào tăng gia sản xuất cứu đói đã đẩy lùi nạn đói, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, ở một số nơi việc việc chia lại công điền, công thổ còn có biêu hiện lệch lạc vì chính quyền cách mạng chưa quan tâm đúng múc đến quyền lợi của quần chúng lao động, hoặc để bọn địa chủ phản động lũng đoạn. Có địa phương chưa nắm vững chủ trương, làm qúa đà. Những thiếu sót đã được phát hiện và kịp thời khắc phục, phong trào thi đua của quần chúng tiếp tục phát triển

Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Chống nạn thất học” - “Diệt giặc dốt”, huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban Bình dân học vụ từ huyện đến xã, với phương châm: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, phong trào diệt giặc dôt được phát động rộng rãi thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Người người đi học, cả nhà đi học. Con biết chữ dạy cha mẹ, anh biết chữ dạy cho các em. Học ban ngày, học buổi trưa, buổi tói, khắp thôn xóm ở đâu cũng tập đọc, tập viết. Khẩu hiệu “Đi học là yêu nước” đã trở thành phong trào cách mạng sinh động ở tất cả các thôn, xóm. Nhân dân tự nguyện cho mượn nhà, bàn ghế, cánh cửa, ván gỗ làm bảng, làm bàn, làm lớp học, giúp đỡ nhau giấy bút mực, ban ngày lao động sản xuất, buổi tối, buổi trưa tranh thủ học tập.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để mọi người tự nguyện, tự giác tham gia học tập, chính quyền và Ban Bình dân học vụ các địa phương đã sáng tạo ra nhiều biện pháp huy động mọi người đi học như: đón đường hỏi chữ, dựng 2 cổng: “vinh quang” và “cổng mù” (ai biết chữ cho đi cổng vinh quang, ai chưa biết chữ đi cổng mù). Vì thê ai ai cũng chăm lo học tập.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, sự tận tụy, nhiệt tình của chính quyền và Ban Bình dân học vụ các cấp chỉ trong thời gian ngan nhiều người trong huyện đã biết đọc, biết viết. Tính đến cuối năm 1946, toàn huyện Thọ Xuân đã tổ chúc hàng trăm lớp học, thu hút hàng ngàn người đi học. Nhiều cán bộ Bình dân học vụ đã lặn lội với phong trào như các ông: Trịnh Quang Tân, Lê Đãng Các, Hoàng Hải, Lê Huy Hớn...

Bên cạnh các lớp Bình dân học vụ, hệ thống trường Phổ thông Tiểu học được thành lập thu hút con em nhân dân lao động đến trường. Trường Tiểu học thị trấn Thọ Xuân, Bái Thượng, Quảng Thi được xây dựng hoàn thiện từ lóp nhất đến lóp năm.

Có thể khẳng định: chế độ mới đã tổ chức cho toàn dân học tập nâng cao dân trí xã hội. Phong ưào Xóa nạn mù chữ có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.

Cùng vói diệt giặc đói, giặc dốt, chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh huyện đã chăm lo đến việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Măc dù cơ sở vật chất và trang bị gần như chưa có gì, nhưng việc giải quyết dịch bệnh xã hội, cứu chữa những người mắc bệnh trong và sau nạn đói được tiến hành khẩn trương. Vào giữa năm 1946 Ty Y tế Thanh Hóa đã kịp thời mở lớp đào tạo cấp tốc đội ngũ y tá, nữ hộ sinh cho các địa phương. Hàng chục cán bộ Y tế huyện, xã gửi đi học đã kịp thời trở vê địa phương phục vụ nhân dân. Các cuộc vận động “ăn chín uống sôi”, “nằm màn”, “đào giêng”, “vệ sinh cấ nhân”, “vệ sinh thôn xóm” đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Các cuộc vận động chống mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đã tạo ra những yếu tố ban đầu hình thành nên văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân.

Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức “Tuần lễ vàng, bạc, đồng”, xây dựng “Quỹ độc lập" dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Thọ Xuân đã nhanh chóng lập Ban vận động tư huyện xuống cơ sở. Các Ban vận động đã tuyên truyền giải thích cho toàn dân hiểu rõ ý nghĩa của cuộc vận động. Cán bộ Mặt trận đã đến từng gia đình để giải thích và tổ chúc quyên góp. Quyết giữ vững nền độc lập non trẻ, nhân dân Thọ Xuân đã hăng hái tham gia cuộc vận động. Nhiều nhà giàu hảo tâm tự nguyện đóng hoa tai, khuyên vàng, nhẫn hoặc dây chuyền vàng, bạc. Nhiều gia đình còn góp cả đồ gia dụng bàng đồng như nồi đồng, lư hương, mâm đông, ấm đồng... và đồ té lễ bằng đồng. Sáu mẹ con bà Tuần Vực (Tây Hồ) ủng hộ 6 đôi hoa tai vàng.

Sau thời gian ngắn, phát động, toàn huyện đã quyên góp được gần 400 đồng cân vàng, hàng chục kg bạc và 20.000kg đòng cùng 23,5 triệu đồng. Cuộc vận động xây dựng qũy độc lập thành công biêu hiện tinh thần yêu nước thiết tha và quyết tâm giữ gìn độc lập tự do của nhân dân Thọ Xuân.

Đảm bảo cho sự nghiệp đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt thắng lợi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, đầu tháng 10 nãm 1945, tại trụ sở Việt Minh huyện, hội nghị thành lập Đảng bộ tiến hành.

Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm tình hình trong huyện từ sau ngày khởi nghĩa và đề ra những chủ trương công tác mới nhằm tăng cường xây dựng khối đoàn kết toàn dân; xây dựng củng cố chính quyền, tập trung chống giặc đói, giặc dốt và sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, phát triển đảng viên và các chi bộ cơ sở và phân công càn bộ phụ trách các mặt công tác quan trọng.

Hội nghị đã tiến hành bầu Huyện ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Hoàng Sỹ Oánh, Lê Xuân Tại, Hồ Sĩ Nhân, Dương Vãn Du và Hoàng Văn Ngữ. Đồng chí Dương Vãn Du (tức Du lùn) được bầu làm Bí thư.

Việc thành lập Đảng bộ và Huyện ủy lâm thời dựa trên cơ sở các chi bộ cộng sản thời kỳ 1930-1945 đã tạo ra sự lãnh đạo tập trung thống nhất và trục tiếp của Đảng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trên địa bàn Thọ Xuân.

Theo chủ trương của Trung ương Đảng, Huyện ủy Thọ Xuân thành lập “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác” ở cấp huyện và xã... truyền bá lý luận cách mạng cho quần chúng tiên tiến cảm tỉnh với Đảng, trên cơ sở đó lụa chọn những người ưu tú kếp nạp vào Đảng. Từ khi Huyện ủy lâm thời được thành lập, công tác xây dựng cơ sở Đảng trên địa bàn toàn huyện được đẩy mạnh và đạt kết quả mới. Đến cuối năm 1945, ở nhiều xã, thôn trong huyện đã có cơ sở Đảng, hoặc đảng viên.

Qua hoạt động thực tiễn, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng từng bước được củng cố, dần dần khắc phục được những yếu kém, lệch lạc, đội ngũ cán bộ, ngày càng trưởng thành.

Để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động và hiệu lực hoạt động của chính quyền dân chủ nhân dân, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo kiện toàn chính quyền từ huyện xuống xã, theo Sắc lênh số 63 của Chính phủ.

Cuối 1945, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã. ủy ban hành chính cấp xã bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên làm nhiệm vụ của một cấp chính quyền cơ sở có chức năng tổ chức, quản lý, điêu hành xã hội trên địa bàn xã và phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ.

Cùng với củng cố chính quyên, các đoàn thể cứu quốc từ huyện đến xã cũng được củng cố, mở rộng. Các đoàn thê cứu quốc xây dựng chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế ở địa phương và từng lĩnh vực.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng bào chiến sĩ Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủỳ Thọ Xuân đã tổ chức những cùộc mít tinh quần chúng ủng hộ đông bào Nam Bộ, phản đôi thực dân Pháp xâm lược. Cuối tháng 10 năm 1945, huyện đã tổ chức lễ tiến đưa đoàn quân “Nam tiến” đầu tiên gồm 15 thanh niên yêu nước lên đường cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Khu ủy 4, đáp ứng yêu cầu mói của cách mạng, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo chính quyên cách mạng và cơ quan quân sự các cấp tô chúc các lóp huấn luyện quân sự ngắn ngày cho đội ngũ cán bộ, dân quân du kích trong toàn huyện.

Tháng 10 và tháng 11 năm 1945, tại làng Hội Hiền (Tây Hồ) đã mở 2 lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày, mỗi lóp có gần 100 cán bộ tiểu đội đến đại đội dân quân. Trong đó có một số cán bộ quân sự của huyện Thiệu Hóa và Vĩnh Lộc gửi đến học tập.

Đầu năm 1946, tại đồn điền Mã Hùm, Huyện ủy chỉ đạo mở lớp huấn luyện võ dân tộc, đến tháng 5 năm 1946, tại đình làng Qủa Hạ (Thọ Lộc) lại mở lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ tiểu đội, trung đội và đại đội dân quân toàn huyện.

Các khóa huấn luyện của huyện do đông chí Hoàng Văn Ngữ, ủy viên quân sự trong ủy ban kháng chiến hành chính huyện phụ trách chung, ông Cao Thanh Tùng giáo viên võ thuật, ông Đội Huân giáo viên quân sự. Các lớp huấn luyện đã trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về chính trị và quân sự làm nòng cốt xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân du kích ở các địa phương.

Từ tháng 12 năm 1945, Huyện ủy và ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện và các đoàn thể quần chúng từ huyện đến xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm cho mọi người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, thể lệ bầu cử Quốc hội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại đối với một dân tộc vừa thoát khỏi xích xiềng nô lệ của chế độ thực dân phong kiến.

Trước ngày bầu cử, tất cả câc xã trong huyện tổ chức mít tinh ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Đại biểu cử tri trong khu vực đã tập trung tại trụ sở huyện nghe ông Hoàng Sĩ Oánh thay mặt đoàn ứng cử viên nói chuyện và đề đạt nguyện vọng của nhân dân.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa I được tiến hành như một ngày hội lớn của dân tộc. Các điểm bầu cử được trang trí cờ, hoa, khẩu hiệu trang trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được quyền tự do lựa chọn những người xứng đáng bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất. Từ sớm cử tri toàn huyện đã tham gia bầu cử. Với ý thúc “chọn mặt gửi vàng”, lựa chọn những đại diện xứng đáng vào Quốc hội khóa I.

Tại Thọ Xuân, bọn phản động Quốc dân Đảng, bọn đội lốt Đảng Dân chủ tuyên truyền, xuyên tạc và quấy rối, nhung chính quyền cách mạng đã kịp thời ngăn chặn nên ngày bầu cử vẫn diễn ra thuận lợi, đạt kết qủa tốt Ông Hoàng Sĩ Oánh ứng cử viên Thọ Xuân đã trúng cử vào Quốc hội khóa I với số phiếu cao.

Thực hiện quyết định của Quốc hội và Chính phủ, thắng 4 năm 1946, cùng với các địa phương trong tỉnh huyện Thọ Xuân tiến hành bầu cử HĐND 2 cấp tỉnh và xã lập ra ủy ban hành chính các cấp. Ông Hoàng Sĩ Oánh được cử làm Chủ tịch ủy ban hành chính huyện.

Cùng với xây dựng củng cố hệ thống chính trị, vào cuối năm 1946 đầu năm 1947, sự đoàn kết thống nhất nội bộ lãnh đạo huyện không cao xuất phát từ việc làm kinh tài hoạt động. Đe giải quyết tình hình trên, Tỉnh ủy đã đứng ra triệu tập 2 cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ.

Hội nghị thứ nhất vào cuối năm 1946, tại đình làng Nam Thượng (Tây Hồ), có đồng chí Bí thư Khu ủy 4 và một đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy tham dự.

Hội nghị thứ hai vào đầu năm 1947, tại đình làng Canh Hoạch (Xuân Lai), có đồng chí Hoàng Quốc Việt Thường vụ Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đạt Bí thư Tỉnh ủy tham dự.

Hai cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ đã nghiêm túc kiểm điểm phê bình phân định rõ đúng sai, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, củng cô đoàn kết thông nhất trong nội bộ lãnh đạo và toàn Đảng bộ tạo ra điều kiện cơ bản thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển.

Kiên quyết chông thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa kiên quyết đấu tranh với những hành động ngang ngược của quân Tưởng, vừa mềm dẻo buộc quân Tưởng và bè lũ tay sai thừa nhận chính quyền cách mạng, đồng thời đề ra những biện pháp sắc bén, khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ của địch, hạn chế sự phá hoại của chúng và vận động nhân dân không hợp tác với bọn Tàu Tưởng. Đối với bọn Quốc dân Đảng tay sai, Tỉnh ủy cương quyết tổ chức lực lượng trừng trị.

Được quân Tưởng che chở, bọn phản động ở ấp Di Linh đã trắng trợn tuyên truyền, xuyên tạc đường lối của Đảng và Chính phủ, lôi kéo quần chúng xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tích trữ lương thực, tập luyện quân sự hòng lật đổ chính quyền cách mạng.

Tỉnh ủy đã tổ chức lực lượng theo dõi quan hệ của địch ở ấp Di Linh với bọn phản động ở khách sạn Tứ Dân, Bồng Lai và cho trinh sát vào ấp Di Linh xây dựng cơ sở nội ứng và bắt một sô tên để khai thác tình hình.

Tháng 12 năm 1945, lực lượng tự vệ của 2 huyện Thọ Xuân, Nông cống kết hợp với cảnh sát xung phong tiến hành bao vây cắt đứt mọi liên hệ của bọn Quóc dân Đảng ở ấp Di Linh với bên ngoài và sử dụng các biện pháp quân sự uy hiếp địch.

Lục lượng tự vệ Thọ Xuân được chia thành nhiêu bộ phận thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Tự vệ làng Thạc (Xuân Lai) gồm 1 trung đội do cấc đồng chí Hà Như Trúc, Hà Duyên Ương chỉ huy đã tiến hành bao vây không chế các bốt gác của địch. Lục lượng tự vệ và du kích tập trung của huyện gồm 3 trung đội, Ông Lê Xuân Tại phụ trách 1 trung đội chốt giữ khu vực Nưa, ông Hoàng Văn Ngữ chỉ huy 1 trung đội chốt giữ ngã tư Giắt, ông Đội Huân chỉ huy 1 trung đội chốt chặn ngã ba đi Như Xuân.

Thường ngày lực lượng vũ trang cách mạng sử dụng 2 ô tô (chiến lợi phẩm thu được của Nhật) chở các chiến sĩ cảnh sát xung phong, quần áo, súng đạn uy nghiêm chạy nhiều vòng quanh ấp uy hiếp địch.

Bị quân ta khép chặt vòng vây, lương thục cạn kiệt, lại bị lục lượng nội ứng của ta thường xuyên kích động, chia rẽ. Trần Văn Bân - tên chĩ huy đầu sỏ dùng ngựa định chạy trôn nhưng đã gặp lục lượng tự vệ chốt chặn tại Giắt và bị đồng chí Hoàng Văn Ngữ chém ngựa trọng thương, tên Bân bị bắt. Lực lượng địch trong ấp Di Linh như rắn mất đầu đã đầu hàng cách mạng vô điêu kiện. Lực lượng vũ trang cách mạng thu 67 súng trường, 2 trung liên, 2 tiểu liên và nhiều quân trang, quân dụng.

Cuối năm 1945, Thọ Xuân đã được tỉnh giao nhiệm vụ quản thúc, nuôi giữ một số đối tượng chính trị như: Bảo Đại (Vĩnh Thụy), Vĩnh cẩn (em ruột Vĩnh Thụy), Lý Lệ Hà, tên lái xe cho Bảo Đại, Phan Văn Giáo và con trai Phan Văn Giáo là Phan Văn Tiến, một số yếu nhân Quốc dân Đảng và một số lính Nhật, Pháp. Chính quyền đã chỉ đạo lục lượng vũ trang cách mạng quản thúc bọn này nghiêm ngặt và đối xử đúng chính sách.

Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm đoàn kết tất cả các đảng phái và các tầng lớp nhân dân. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 1946, Mặt trận Việt Minh là thành viên của Hội Liên Việt. Hệ thống tổ chức của Hội Liên Việt được thành lập từ tỉnh xuống xã. Nhiêu thẫn hào, nhân mỹ yêu nước được giao trọng trách chủ chốt.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Lâm thời, tháng 6 năm 1946, Hôi Liên hiệp Quốc dân huyện Thọ Xuân được thành lập, cũng trong tháng 6 nãm 1946, sổ hội viên Liên Việt huyện đã lên lới 42.327 người. Từ khỉ ra đời, Hội đã thu hút, động viên các tầng lớp nhân d&n tích cực tham gia công cuộc cách mạng do Đảng tố chứcc lãnh đạo.

*

* *

“Mười sáu tháng” - khoảng thời gian rát ngắn năm trong lịch sử dân tộc và lịch sử quê hương, nhưng Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã cùng với nhân dân cả tĩnh, cả nước làm nôn nhũng sự kiện lịch sử hào hùng oanh liệt và kỳ diệu.

Buổi đầu chế độ dân chủ nhân dân đứng trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc" - thù trong, giặc ngoài vây hãm, giặc đối, giặc dốt hoành hành, sản xuất đình đốn, ngân quỹ quốc gia trổng rống.

Nhưng bằng đường lối chiến lược, sàch lược khôn khéo, linh hoạt, cương quyết, táo bạo, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tổ chức lãnh đạo dân tộc Việt Nam, nhân dân Thọ Xuân phá thế bao vây của quân thù, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, chuẩn bị điều kiện kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sự tồn tại phát triển của chế độ dân chủ nhân dân trong 16 tháng cam go thách thức đã khẳng định: dân tộc Việt Nam, nhân dân Thọ Xuân nhất quyết theo Đảng xây dựng bảo vệ xã hội mới.

Nhìn lại cuộc chiến chống thù trong giặc ngoài ở Nga

Cuộc nội chiến và chống can thiệp (1917 - 1922) là cuộc tranh đoạt chính quyền bằng vũ trang giữa đại diện các giai cấp, các tập đoàn trong xã hội hậu quân chủ Nga, có sự tham gia của Liên minh bốn nước (Đức, Áo - Hung, Bungary, Ottoman - sau là Thổ Nhĩ Kỳ) và khối Entente (đồng minh Tây Âu). Các nguyên nhân cơ bản của cuộc nội chiến và chống can thiệp là: mâu thuẫn lập trường không thể điều hoà được của các đảng phái, các giai cấp về chính quyền và phương hướng phát triển về chính trị - kinh tế của đất nước; mưu toan lật đổ chính quyền xô viết của những thế lực chống bônsêvích, được hiệp trợ bởi can thiệp ngoại bang, hai thế lực này đều mong muốn bảo toàn lợi ích của mình ở Nga và ngăn chặn chiều hướng cách mạng phát triển ra thế giới bên ngoài; sự phát triển của khuynh hướng ly khai dân tộc chủ nghĩa trên lãnh thổ cũ của Sa Hoàng; quan điểm cấp tiến của những người bônsêvích, cho rằng bạo lực cách mạng là chìa khoá để đạt tới các mục tiêu chính trị…; giải tán quốc hội lập hiến do dân bầu (1); kỳ vọng thực hiện cách mạng toàn cầu của ban lãnh đạo Đảng bônsêvích.

Cách mạng tháng 10 năm 1917 đưa Đảng công nhân xã hội - dân chủ Nga (bônsêvích), và đồng minh của họ (cho tới tháng 7 năm 1918) là đảng Xã hội cách mạng, thuộc cánh hữu, lên cầm quyền. Hai đảng này về cơ bản phản ánh nguyện vọng của giai cấp vô sản và bần cố nông Nga. Phe chống đối pha tạp nhiều thành phần thuộc giai tầng phi vô sản trong xã hội Nga.

Quân bạch vệ thường chỉ tập hợp được khoảng 3 - 5 tập đoàn quân, trong đó có hai tập đoàn quân kỵ binh. Có không quân và xe bọc thép. Ngoài ra còn nhiều băng nhóm phiến loạn, vô chính phủ… hoạt động riêng lẻ.

Lực lượng vũ trang của phe cách mạng hình thành từ Vệ binh Đỏ thành lập tháng 3 - 1917 tại một số nhà máy, do Ban quân sự của Đảng bônsêvích huấn luyện và vũ trang, cuối năm 1917 có 20 vạn người, trong đó ở Petrograd có 4 vạn, Matxcơva - 4 vạn, hợp với Hồng quân tháng 3 - 1918, thành Hồng quân công nông. Sử dụng kiến thức quân sự và kinh nghiệm của 75 ngàn cựu tướng lĩnh, đô đốc và cựu binh sĩ quân đội Sa hoàng. Tháng hai 1918 Hồng quân có 400 ngàn lưỡi lê và 40 ngàn tay kiếm, (Bạch quân gồm khoảng 500 ngàn lưỡi lê và kiếm thủ). Tháng Chạp năm 1918, nhờ tổng động viên, có 725.400 Hồng quân. Tới cuối năm 1920 Hồng quân có 5,5 triệu người, phiên chế thành 22 tập đoàn quân, trong đó có 2 tập đoàn kỵ binh, 174 sư đoàn trong đó có 35 sư đoàn kỵ binh và nhiều đơn vị trực thuộc các quân, binh chủng. Vào các năm 1918 - 1919 đội hình chiến đấu cấp sư đoàn chỉ gồm một thê đội, lực lượng dự bị từ một lữ đoàn đến một trung đoàn, nhưng từ năm 1920 đã tổ chức đội hình tác chiến 2 - 3 thê đội, gồm có: các phân đội công kiến, đột phá, pháo binh phản pháo, cao xạ, pháo binh cơ động, pháo binh yểm trợ bộ binh…

Chỉ một ngày sau khi Cách mạng tháng Mười thắng lợi, ở Petrograd, từ 8 đến 11 tháng 11 năm 1917 diễn ra cuộc phản kích do cựu thủ tướng chính phủ lâm thời Kerensky và tư lệnh quân đoàn kỵ binh số 3 do tướng Krasnov cầm đầu hòng giành lại chính quyền. Từ tháng 11 - 1917 đến tháng Tư 1918, ở Orenburg, Ural diễn ra cuộc nổi loạn của tướng Sa hoàng Dutov, nhưng đều bị trấn áp.

Khối Entente không công nhận chính quyền lâm thời công - nông Nga, tìm cách ngăn cản nước đồng minh cũ này thoát ra khỏi cuộc thế chiến. Nguyên thủ Anh, Pháp, Ý họp ở Luân Đôn tháng 3 - 1918 ra quyết định can thiệp quân sự vào Nga. Tháng Ba, được sự đồng loã của Xô viết tại chỗ do các phần tử XHCM và mensêvích cầm đầu, quân Anh - Pháp - Mỹ khoảng 1 ngàn đổ bộ lên Murmansk. Tháng Tư quân Nhật xâm lấn Vladivostock, lúc cao điểm lên tới 80 ngàn. Tháng Năm quân Thổ Nhĩ Kỳ (Phe bốn nước) vào vùng Zakavkaz. Quân can thiệp lúc đông nhất có hơn 200 ngàn người, không kể quân Đức, Áo - Hung xâm nhập Nga thời kỳ trước hoà ước Brest - Litov (2). Quân Ba Lan, Tiệp Khắc đứng chân trên lãnh thổ Nga từ trước cách mạng, đã nổi loạn khi chính quyền Xô viết quyết định tước vũ khí của họ.

Các thế lực chống Xô viết trỗi dậy. Tới mùa hè năm 1918, trên khắp ¾ lãnh thổ Nga đã hình thành nhiều dạng chính quyền của bạch vệ và các phần tử dân tộc tư sản. Nền kinh tế lún sâu vào khủng hoảng. Cuối hè 1918, chính quyền Xô viết chỉ đứng được ở trung tâm nước Nga và một phần lãnh thổ Turkestan. Tới tháng 8 - 1918 chỉ có 38% trong số 9750 xí nghiệp hoạt động. Tổng sản phẩm công nghiệp đạt 1845 triệu rúp, chỉ bằng 1/3 mức của năm 1913. Đầu tháng 8 Hồng quân tìm cách đánh lui địch trên các hướng Volga đi Antiubink, Tiumen nhưng thất bại, do thiếu quân và sai sót trong chỉ huy. Đồng thời, địch cũng tiến hành một loạt vụ khủng bố. Lenin bị thương, chủ tịch Trêca Petrogrand là Urisky M. C bị giết. 31 - 8 , TƯ Đảng đứng đầu là Sverlov Ia. M. đã kêu gọi giai cấp công nhân phản công kẻ thù bằng khủng bố hàng loạt.

Chính quyền mới thi hành chế độ cộng sản thời chiến (3) bao gồm chính sách tận thu lương thực, tổng động viên (4) và xây dựng quân dự bị. Đã trấn áp các cuộc nổi dậy của các phần tử Xã hội Cách mạng (5) cánh hữu và phú nông (Kulak) (6). Thực hiện chủ trương hoàn toàn dựa vào bần cố, hoà hoãn với trung nông, xoay chuyển họ theo hướng cách mạng, tiếp tục đấu phú nông. Từ cuối năm 1918, đã tiến hành những biện pháp triệt để nhằm củng cố Hồng quân - công cụ của nền chính quyền. Đã thành lập các phương diện quân và Hạm đội, trong đó có các tập đoàn quân người vùng Baltic. Hồng quân bắt đầu có những chiến thắng đầu tiên ở mặt trận hướng Đông, giải phóng vùng lãnh thổ ven sông Volga và Ural. Nhiều đội quân du kích Đỏ hoạt động trong hậu địch. Sau cách mạng Đức tháng 11, chính phủ Xô viết huỷ bỏ cam kết theo Hoà ước Brest - Litov, giải phóng Ucraina, Belorus, khôi phục chính quyền Xô viết ở cận Baltic (cuối 1918 đầu 1919). Phe đồng minh tăng cường can thiệp vũ trang, ủng hộ phiến quân do cựu đô đốc Sa hoàng Koltchak cầm đầu ở Sibir, Denikin cầm đầu ở phía Nam, nhiều toán Bạch quân khác ở phía Bắc. Từ cuối 1918 Đảng chủ trương giảm thiểu chống đối chính quyền của trung nông, giải thể các Uỷ ban dân nghèo. Tuy nhiên, khủng hoảng nhiên liệu và lương thực vẫn gây bất bình tại các trung tâm công nghiệp lớn, nơi lương thực cấp theo tem phiếu. Đại hội lần thứ 8 Đảng bônsêvích chủ trương liên minh với công nông để có đủ lương thảo cho Hồng quân. Hè năm 1919 đã thiết lập liên minh chính trị - quân sự giữa các nước cộng hoà Xô viết. Từ tháng Ba đến tháng Năm 1919, Hồng quân bẻ gãy cuộc tiến công phối hợp ba gọng kìm: Koltchak từ phía Đông, Denikin từ phía Nam, Indenitch từ phía Tây. Cuộc phản công chiến lược từ tháng 5 đến tháng 7 đã dập tan phiến quân Koltchak, giải phóng Ural. Từ tháng Tư đến tháng Tám 1919 quân can thiệp phải rút khỏi Krym, (nam Ucraina), Baku, Trung Á. Hè - Thu 1919, Hồng quân đập tan cuộc hành binh mới của Bạch vệ được Đồng minh hậu thuẫn. Phương diện quân Nam đánh tan quân của Denikin ở Orel và Voronez, truy kích tàn quân địch chạy về phía Krym. Mùa thu 1919 tập đoàn quân Indenitch bị tiêu diệt ở gần Petrograd. Phong trào du kích phát triển ở Sibir. Đầu năm 1920, đã giải phóng miền Bắc và vùng ven biển Kaspir, chính quyền Xô viết được khôi phục ở Azerbaijan. Irkust được giải phóng tháng 3 năm 1920. Hàng vạn chiến sĩ tình nguyện quốc tế người Tiệp, Serbi, Ba Lan, Hung tham gia hàng ngũ Hồng quân. Dưới áp lực của nhân dân các nước đồng minh biểu tình đòi chấp dứt can thiệp vào Nga, cuối tháng 3, Hội nghị hoà bình Paris ra quyết định rút quân can thiệp về nước, chấm dứt phong toả Nga.

Từ tháng Tư đến tháng 11, Hồng quân đánh bại cuộc hành binh cuối cùng của Bạch quân do phe Đồng minh hậu thuẫn. Sau chiến tranh Nga - Ba Lan, Hồng quân đã tiến hành hàng loạt đòn tiến công đẩy phiến quân của Vrangel khỏi Krym. Theo vó ngựa Hồng quân, các nước cộng hoà Xô viết mới lần lượt ra đời… Kinh tế chưa được cải thiện, suy thoái và việc áp dụng kéo dài các biện pháp khẩn cấp trong lãnh đạo kinh tế đã đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng chính trị mới đầu năm 1921. Vì hoà bình đã vãn hồi, nông dân chống lại chính sách trưng thu lương thực thừa. Trong nhiều cuộc nổi dậy có cả công nhân và lính Hồng quân tham gia, với các khẩu hiệu: “Chính quyền về tay Xô viết, không về tay đảng phái”, “Xô viết không có chỗ cho cộng sản”. Số người nổi loạn ở Kronshtat là 27 vạn, Saratov là 3 vạn, Tây Sibir là 10 vạn… Dân đòi những người bônsêvích phải chuyển giao chính quyền cho một Xô viết là liên minh chính quyền của toàn dân. Để thoát khỏi khủng hoảng, Đại hội lần thứ X ĐCS Nga (b) họp từ 8 đến 16 - 3 - 21, đã ban hành Chính sách kinh tế mới, bao gồm vấn đề khuyến khích vật chất, cơ chế sản xuất hoàng hoá, thị trường. Bãi bỏ chế độ tận thu lương thực, ban hành chính sách thuế cùng nhiều biện pháp hoà dịu quần chúng. trong 1921 - 1922 đã thẳng tay trấn áp hàng loạt cuộc bạo hành của bạch vệ, kulak và dân tộc tư sản ở Kroshtat, Tambov, Voronez, nhiều vùng thuộc Ucraina, Bắc Zakavkaz, Turkestan, Belorus, Altai… cuối 1921, đã dập tắt các lò lửa bạo loạn, trừ Trung Á. Năm 1921 - 1922, địa vị của CHXHCN XV LB Nga được củng cố nhờ các hiệp định hoà bình được ký với Persic (Iran) và Afganistan tháng 2 - 1921, với Thổ nhĩ kỳ tháng 3 - 1921. 30 - 12 - 1922 Liên bang CHXHCN Xô viết (7) được thành lập từ các nước cộng hoà Xô viết như LB Nga, Ucraina, Belorusia, Zakapkaz (8).

Trong các chiến dịch, cả hai bên (Hồng quân và Bạch quân) áp dụng phương thức, thủ đoạn tác chiến gần như nhau. Đặc trưng tác chiến chủ yếu của cả hai bên đều là cơ động, linh hoạt, tích cực. Đòn đánh chủ yếu trong các chiến dịch tiến công chiến lược của Hồng quân thường nhằm vào cụm quân thiện chiến từ hai đến ba tập đoàn quân của địch. Dải tiến công chính của Hồng quân thường chiếm từ 20 đến 50 phần trăm tiền duyên. Trên hướng tiến công chiến lược vào năm 1918 - đầu 1919 thường đưa vào khoảng 20% binh lực, các năm tiếp sau: từ 45, rồi 70% binh lực, tổ chức thành một - hai phương diện quân gồm 3 - 5 tập đoàn quân bộ binh, 1 - 2 tập đoàn quân kỵ binh, một số phân đội ô tô bọc thép và phi đội không quân. Các tập đoàn quân kỵ binh là lực lượng cơ động, chiến lược, nhiệm vụ: khuếch trương hiệu quả chiến thuật; đột phá chính diện trong chiến dịch tiến công; bao vây cụm quân địch. Cách đánh hiệu quả là sử dụng ưu thế tuyệt đối về quân số đồng loạt đánh vào các yếu điểm trong phòng thủ của địch (ranh giới giữa tập đoàn quân và quân đoàn …) từ cả hướng chính diện và bên sườn, hình thành từ thế chia cắt quân dịch thành các nhóm nhỏ rồi bao vây tiêu diệt. Bề rộng dải tấn công thường từ 350 - 2000 km, chiều sâu từ 150 đến 3500 km, thời gian tiến hành chiến dịch từ 20 - 200 ngày đêm. Còn đặc điểm của các chiến dịch phòng ngự là phạm vi mặt trận rộng lớn, phân bố binh lực có trọng điểm, chuẩn bị điều kiện để chuyển sang phản công - tiến công bằng lực lượng từ 1 - 2 phương diện quân.

Hệ thống chỉ huy từ Trung ương xuống đơn vị cơ sở bao gồm: Hội đồng quân sựcách mạng nước cộng hoà (thành lập 3 - 3 - 1918 theo quyết định của Hội đồng dân uỷ Nga); Bộ tổng tư lệnh Hồng quân - tiền phương bộ tham mưu của HĐQSCM nước cộng hoà; Bộ chỉ huy phương diện quân… Ở các vùng, tỉnh thành, quận - huyện có Quân vụ- Voenkomat lo việc dự bị, động viên, tập đoàn quân sự.

Đã hoàn thiện công tác hậu cần và đảm bảo chiến đấu, nghệ thuật sử dụng lực lượng dự bị. Hoạt động quân sự trên toàn cục được tiến hành dưới bàn tay cứng rắn của Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng nước cộng hoà Trosky L.D. Điều hành các chiến dịch là các chỉ huy kiệt xuất của Hồng quân và Hải quân công nông, kể cả chưa qua đào tạo về quân sự dưới thời Nga hoàng như Frunze M.V… Công tác chính trị do các nhà cách mạng và cán bộ đảng chuyên nghiệp như Voroshilov K.E, Kirov C.M., Kuibyshev B.B., Ordjonịidze G.K., Stalin I.V…. tiến hành. Đã phát triển công tác địch vận. Chẳng hạn, các chiến địch tuyên truyền do Ban binh vận của tỉnh uỷ bí mật Odessa chỉ đạo đã làm xuất hiện binh biến trong các đơn vị và hạm tàu của quân can thiệp; trong tiến trình phá Bạch vệ Denikin đã sử dụng đội quân binh vận tới 1 vạn người.

Trong Hồng quân công nông có Hệ thống chính trị uỷ viên (chính uỷ). Trong tiến trình chuẩn bị cách mạng tháng Mười 1917, 20 tháng 10 (dương lịch: 3 - 11) Hội đồng quân sự cách mạng Petrograd đã quyết nghị bổ nhiệm tại các căn cứ, các chiếm hạm, các nhà máy lớn và các kho súng. Chức trách chính uỷ để tuyên truyền vận động binh lính và thuỷ binh Sa hoàng chạy sang hàng ngũ bônsêvích; thành lập các đơn vị vũ trang để tham gia cướp chính quyền; trung lập hoá thế lực anti - bônsêvích. Thể chế chính uỷ được chính thức đưa vào Hồng quân Xuân 1918. Theo chỉ thị 27 - 3 - 1918 của Hội đồng quân sự tối cao và Quân uỷ(Narkomvoenmor - cơ quan chính trị của quân đội và hải quân), chính uỷ có nhiệm vụ: giám sát về chính trị đối với việc tổ chức hoạt động quân sự và đời sống bộ đội, đảm bảo độ tin cậy về chính trị của các chỉ huy (đa số là cựu sĩ quan Sa hoàng) và chuyên gia quân sự(sĩ quan lưu dung không làm chức trách chỉ huy). Chính uỷ có quyền hạn vô cùng to lớn, quân lệnh phải có chữ ký của chính uỷ mới được thực thi. Để chỉ đạo hệ thống chính uỷ trong toàn quân đã thành lập Hội đồng chính uỷ toàn Nga.Tới cuối tháng 1919, Hồng quân có 3200 chính uỷ ở các sư đoàn, trung - lữ đoàn, hạm đội, tiểu đoàn (9)…

Cuộc nội chiến đã diễn ra vô cùng khốc liệt, gây nên thiệt hại về người cho nước Nga là 13 triệu (riêng Hồng quân hy sinh và mất tích 940 ngàn binh sĩ, 6 triệu lính chết bệnh) thiệt hại về của là 50 tỷ rúp vàng. Sản xuất công nghiệp thời kỳ nội chiến và chống can thiệp chỉ đạt ở mức 4 - 20% so với năm 1913.

Chú thích

(1) Đêm 20 - 1 - 1918 căn cứ trên báo cáo của Lenin, BCH TƯ toàn Nga ĐCN XHDC (b) ra sắc lệnh giải tán Quốc hội. Việc đóng cửa cơ quan dân biểu đầu tiên trong lịch sử đất nước, được thành lập thông qua bầu cử dân chủ trên toàn quốc, đã lấy những xung đột nhỏ ở vài vùng thuộc Đế chế Nga cũ bùng lên thành nội chiến.

(2) Hoà ước Brest - Litov. Thoả hiệp giữa một bên là nước Nga xô viết với phe Liên minh bốn nước (Phổ, Áo - Hung, Bungary, Thổ Nhĩ Kỳ). Tại bàn đàm phán tháng giêng, đoàn Nga do Trosky L.D dẫn đầu kiên trì lập trường của TƯ ĐCNXHDC (b) là đình chiến nhưng không ký hoà ước tuân theo điều kiện do Đức áp đặt 16 - 2 - 1918, Đức tuyên bố chấm dứt đình chiến, tiếp tục chiến tranh. 19 - 2 Hội đồng dân uỷ CH XHCN XV LB Nga gửi điện cho Đức, đồng ý ký hoà ước. Nhưng quân Đức và quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Kapkaz, quân Áo - Hung, quân lê dương Ba Lan đóng ở Belorus, quân nước Cộng hoà nhân dân Ucraina thân Đức đã triển khai chiến dịch “Quả đấm sắt” (Faustschlag) chọc thủng phòng tuyến Nga, đầu tháng 3 - 1918 chiếm được Revelsk, Pskov, Narva, đánh nhau với cận vệ Đỏ, Hồng quân vừa được thành lập và các đơn vị quân Sa hoàng còn sức chiến đấu, quyết liệt nhất là trên các hướng Pskov, Valsk, Revelsk (nay là Talin). 3 - 3 - 1918, tại Brest - Litov, XH XHCN xô viết Liên bang Nga đã ký hoà ước với Liên minh bốn nước, Nga bồi thường chiến phí 6 tỉ mác Đức. Ba nước cận Baltic, Ba Lan, một phần Belorus bị sáp nhập vào lãnh thổ Đức. Ucraina rơi vào tay các thế lực thân Đức và Phần Lan bị Đức chiếm đóng.

(3) Chế độ cộng sản thời chiến: quốc hữu hoá đại công nghiệp, kiểm soát tiểu công nghiệp, hô hào công nhân và nông dân “thánh chiến chống tư sản ở nông thôn”, lập raUỷ ban người nghèo (kombedy) để phân phối lúa mỳ và tịch thu lương thực thừa của kulac… TheoBách khoa Từ điển quân sự Nga, những biện pháp này có mặt trái là đã đẩy cả thành phần bá hộ lẫn tầng lớp trung nông lớp dưới chiếm 60% nông dân Nga quay lưng lại với chính quyền xô viết, gây bất ổn cho xã hội, tăng tỉ lệ đảo ngũ trong Hồng quân.

(4) Chế độ tổng động viên: từ tháng Ba 1918 tiến hành huấn luyện quân sự bắt buộc cho nông dân, công nhân không thuộc thành phần bóc lột, áp dụngchế độ phục vụ tình nguyện 6 tháng, kêu gọi tướng sĩ Sa hoàng gia nhập Hồng quân. Nhưng đến cuối tháng 4 - 1918 chế độ tình nguyện chỉ mộ được 196 ngàn binh sĩ. Do vậy, Đảng quyết định áp dụngchế độ cưỡng bách tòng quân .

(5) Đồng minh của phái bônsêvich trong Cách mạng tháng 10. Cánh hữu XHCM cho rằng hoà ước Brest - Litov phản bội quyền lợi của cách mạng thế giới. Từ mùa hè 1918, cùng với Đảng Cadet - dân chủ lập hiến, các tổ chức XHCM chủ trương tiếp tục chiến tranh chống Đức. Họ đoạn tuyệt với phe bônsêvích, rời bỏ chính phủ liên hiệp, tổ chức giết đại sứ Đức ở Nga, nổi loạn ở Matxcơva và Iaroslav.

(6) 16 - 1 - 1919 Ban tổ chức (Orgbureau) TƯ ĐCS Nga (b) được thành lập. Do thiếu sâu sát tình hình, đã lệnh cho Đảng bộ các cấp những vùng dân Côdắc khủng bốt tất cả thành viên cộng đồng Côdắc từng tham gia chống chính quyền xô viết. Quyết định cực đoan này dẫn tới cuộc nổi loạn tháng 3 - 1919 của dân Côdắc vùng Thượng sông Đôn, cản bước tiến Hồng quân về phía Nam. Cuối 1919 TƯ ĐCS Nga (b) chủ trương chấm dứt đàn áp người Côdắc, chuyển sang sách lược phân hoá giai cấp (“không trả thù dân tộc Côdắc về những gì đã thuộc quá khứ, che chở, bảo vệ những ai thực sự cộng tác với Đảng; bắn bỏ không thương tiếc những ai trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ kẻ thù”)… Nhưng các cuội nổi loạn của dân Côdắc sẽ còn dai dẳng mãi về sau.

(7) 1925 thêm CHXHCN XV Uzbek và Turmeni. Năm 1940 Bessarabia được Rumania trả lại cho Liên bang Xô viết, thành lập nước CHXHCN XV Moldavia; chính quyền xô viết được khôi phục ở ba nước Baltic. Đầu đại chiến thứ hai Hồng quân chiếm lại Tây Ucraina, Tây Belorusia. Tới lúc này diện tích Liên bang Xô viết là 22.4 triệu km 2, bằng diện tích của Đế quốc Nga. So với Đế chế Nga. Liên Xô không bao gồm Ba Lan và Phần Lan.

(8) Thành lập tháng 3 - 1922. Năm 1936 tách ra thành 3 nước CH XHCN: Azerbaizan, Gruzia, Armenia.

(9) Trong cuộc cải tổ quân đội 1924 - 1925, hệ thống chính uỷ được giải thể, xác lập chế độ một người chỉ huy. Triển khai hệ thống trợ lý chính trị (pompalit). Năm 1931, hệ thống chính uỷ được tái lập để tăng cường sự bảo trợ về chính trị cho quân đội trong thời kỳ “thanh đảng”, bắt đầu từ năm 1928… Năm 1937 - 1938, trong làn sóng đàn áp của Stalin, tất cả các cục trưởng cục chính trị các Quân khu, các hạm đội, Lãnh đạo Tổng cục chính trị… bị thanh trừng. (Bách khoa từ điển quân sự Nga , tập 6, tr 439). Nhiều người bị hành hình. Tháng Tám năm 1940, Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao một lần nữa giải thể hệ thống chính uỷ, 11 tháng sau, do những thử thách khốc liệt và thương vong nặng nề của Hồng quân buổi đầu chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống chính uỷ lại được đưa vào để tăng cường uy tín của người chỉ huy, đảm bảo chấp hành kỷ luật quân đội và thực hiện mệnh lệnh cấp trên, tuyên truyền về các chiến thắng của Hồng quân và kinh nghiệm tác chiến, làm gương cho chiến sĩ trong chiến đấu chống phát xít. 9 - 10 - 1942, Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao ra nghị định giải thể hệ thống chính uỷ, quay về chế một chỉ huy.

Nguồn: Xưa & Nay, số 295, 11 - 2007, tr 40.

Mục lục

  • 1 Học thuyết của những người Bolshevik
  • 2 Tương quan các lực lượng của hai bên
    • 2.1 Các lực lượng đứng về phía Bolshevik
    • 2.2 Các lực lượng chống lại Bolshevik
    • 2.3 Quân Bạch vệ (Đế quốc Nga)
    • 2.4 Các lực lượng ngoại quốc ủng hộ quân Bạch Vệ
    • 2.5 Các lực lượng trung lập
  • 3 Diễn biến
    • 3.1 Kế hoạch phát động cuộc nội chiến
    • 3.2 Tình hình chiến sự trong năm 1918
      • 3.2.1 Nhược điểm của lực lượng Bạch Vệ
      • 3.2.2 Các biện pháp đối phó của Đảng Bolshevik
    • 3.3 Tình hình chiến sự năm 1919-bước ngoặt của cuộc nội chiến
    • 3.4 Tình hình chiến sự năm 1920-lực lượng Bạch vệ bị đánh bại hoàn toàn
  • 4 Nguyên nhân thắng lợi của Chính quyền Bolshevik
  • 5 Chú thích
  • 6 Nghiên cứu thêm
  • 7 Liên kết ngoài

Học thuyết của những người BolshevikSửa đổi

Những người Bolshevik, sau này là Đảng cộng sản Liên bang Xô viết (KPSS), ban đầu chỉ giữ được quyền lực trong tình trạng yếu ớt, hiểm nghèo. Trong chính đảng của họ cũng bị chia rẽ giữa sĩ quan và binh lính về cách thức và một số vấn đề chính sách. Mặc dù có những vấn đề đó, họ nhanh chóng củng cố việc nắm giữ quyền lực và từng bước mở rộng phần lãnh thổ kiểm soát, và ban hành các đạo luật ngăn cấm bất kỳ một đảng chính trị đối lập nào dưới khẩu hiệu "chủ nghĩa tập trung dân chủ".

Trước cách mạng, học thuyết Bolshevik về dân chủ, chủ nghĩa tập trung kết luận rằng chỉ một tổ chức chặt chẽ và bí mật là có thể lật đổ chính phủ thành công; sau cách mạng, họ cho rằng chỉ một tổ chức như vậy mới có thể đánh bại các kẻ thù bên trong và bên ngoài. Việc tham gia cuộc nội chiến càng đưa họ đến việc đưa các nguyên tắc đó ra thực hiện.

Cho rằng điều cách mạng cần không phải là một tổ chức nghị viện nhỏ nhặt mà là một đảng hành động với các chức năng như một tổ chức khoa học chỉ đạo, một đội quân tiên phong gồm những nhà hoạt động và một cơ quan kiểm soát trung ương, Lenin cấm các bè phái trong Đảng. Ông cũng cho rằng Đảng phải là một tổ chức tinh hoa gồm những nhà cách mạng chuyên nghiệp, sẵn sàng cống hiến đời mình cho sự nghiệp chung và thực hiện các quyết định của họ với một kỷ luật sắt, theo đó cần phải đưa các nhà hoạt động trung thành với đảng nắm trách nhiệm quản lý các viện chính trị cũ và mới, các đơn vị quân đội, nhà máy, bệnh viện, trường đại học, và các điểm phân phối thực phẩm. Dựa trên nền tảng đó, hệ thống Nomenklatura sẽ tiến triển và trở thành tiêu chuẩn thông lệ.

Về lý thuyết, hệ thống đó là dân chủ bởi vì mọi cơ quan của đảng lãnh đạo được bầu từ bên dưới, nhưng cũng là tập trung hóa bởi vì các hội đồng cấp dưới sẽ chịu trách nhiệm trước các tổ chức cấp trên. Khi thực hiện, "nguyên tắc tập trung dân chủ" còn tập trung hơn, với các quyết định của cơ quan cấp trên bắt buộc các cơ quan cấp dưới phải thi hành. Theo thời gian, các cán bộ đảng ngày càng trở thành những người có địa vị và chuyên nghiệp. Tư cách đảng viên đòi hỏi các kỳ thi, các lớp học đặc biệt, các trại, các trường và sự đề cử của ba đảng viên đương chức.

Tương quan các lực lượng của hai bênSửa đổi

Các lực lượng đứng về phía BolshevikSửa đổi

Lực lượng đông đảo nhất, nhiệt tình nhất ủng hộ phía Bolshevik chính là các công nhân và nông dân Nga. Tính đến năm 1913, tổng số công nhân nước Nga có khoảng 18 triệu (chiếm 10% dân cư), trong đó có khoảng 3,6 triệu công nhân công nghiệp. Các công nhân Nga có cuộc sống rất khó khăn dưới chế độ Nga Hoàng, hoàn toàn không được hưởng chút gì về tự do chính trị, có tinh thần cách mạng triệt để và chịu ảnh hưởng sâu đậm của những người Bolshevik. Giai cấp công nhân Nga có mối quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân, lại có phân bố tương đối tập trung, thuận lợi cho việc tổ chức và lãnh đạo đấu tranh.

Một bộ phận khác ủng hộ phía Bolshevik là các nông dân Nga. Là giai cấp có số lượng đông đảo nhất nước Nga nhưng lại chịu sự bất công lớn nhất, lực lượng này đã được phía Bolshevik hứa sẽ đưa ruộng đất về cho mình. Khi chính quyền Xô Viết thông qua Sắc lệnh về ruộng đất, thỏa mãn được yêu cầu về tư liệu sản xuất của nông dân Nga: Đó là ruộng đất. Trong Sắc lệnh có quy định:

1) Nay hủy bỏ ngay lập tức và không có bồi thường quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ.

2) Các điền trang của địa chủ cũng như những ruộng đất của các thái ấp, của các nhà tu và giáo hội với toàn bộ gia súc và nông cụ, tất cả những kiến trúc và nhà cửa phụ thuộc đều giao cho các ủy ban ruộng đất của tổng và các Xô Viết đại biểu nông dân huyện xử lý....

Trong các lực lượng khác ủng hộ phía Bolshevik còn có lực lượng binh lính cũ của Nga Hoàng. Nhiều đơn vị quân lính được giao nhiệm vụ đàn áp lực lượng ủng hộ Bolshevik đã chạy sang hàng ngũ cách mạng. Vốn đa số xuất thân từ nông dân, nhiều binh lính đã được phía Bolshevik giác ngộ về những quyền lợi giai cấp mà họ sẽ có được khi tham gia tiến hành cách mạng. Hơn nữa, nhiều đơn vị quân Nga Hoàng được thành lập từ những người công nhân Nga, vốn trước đây tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành bạo động chống đối Nga Hoàng, đã bị nhà cầm quyền bắt lại và bị đẩy ra mặt trận bắn nhau với quân Đức. Khi cách mạng Tháng Mười nổ ra, những đơn vị này đang mang theo trang bị và vũ khí, đã quay sang ủng hộ và chiến đấu cho phía những người Bolshevik. Tiêu biểu nhất là tướng Aleksey Alekseyevich Brusilov, vị tướng nổi danh nhất của quân đội Nga trong thế chiến thứ nhất đã làm cố vấn chiến đấu cho Hồng quân. Những người thủy binh trong quân đội Nga Hoàng cũng là những người ủng hộ nhiệt thành cho cách mạng Tháng Mười. Do nổi danh từ vụ Thiết giáp hạm Potemkin năm 1905, những người Bolshevik rất để ý đến lực lượng này và đã thu được không ít thành công trong việc giác ngộ lực lượng thủy binh, lính thủy đánh bộ Nga Hoàng đứng về phía mình. Ngoài ra còn có nhiều đơn vị bộ binh, kị binh cũng như nhiều binh chủng khác đã được tuyên truyền từ trước khi chiến tranh thế chiến thứ nhất nổ ra, tuy mức độ có ít hơn.

Vào tháng 12 năm 1917, Cheka - lực lượng an ninh nội bộ đầu tiên của Bolshevik được thành lập. Sau đó nó đổi tên thành GPU, OGPU, MVD, NKVD và cuối cùng là KGB. Những "cảnh sát mật" này chịu trách nhiệm tìm ra những kẻ bị xem là chống đối cách mạng và trục xuất họ ra khỏi Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết hay đưa ra tòa. Vào mùng 5 tháng 9 năm 1918, Cheka được giao trách nhiệm thi hành chính sách Khủng bố Đỏ nhắm tới các thành phần sót lại của chính quyền Sa hoàng, dập tắt chống đối từ các đảng phái cánh tả như Các mạng Xã hội, Menshevik cũng như từ các đảng phái cánh hữu và các nhóm chống Bolshevik khác như người Kozak. Felix Dzerzhinsky, lãnh đạo đầu tiên của Cheka nói vào tháng 6 năm 1918 với tờ New Life: "Chúng tôi hiện thân là sự khiếp sợ được tổ chức - điều này cần phải được nói rất rõ ràng - sự khiếp sợ như vậy là rất cần thiết trong điều kiện cuộc sống của chúng ta hiện nay trong thời gian cách mạng."

Các lực lượng quân sự của phía Bolshevik, ban đầu được gọi với tên:"Cận vệ đỏ", sau được thống nhất với tên: "Hồng Quân":

  • Ngày 15 tháng 1 năm 1918: Hồng Quân Công Nông được thành lập.
  • Ngày 29 tháng 1 năm 1918: Hồng Hải Quân Công Nông được thành lập.

Các lực lượng chống lại BolshevikSửa đổi

Quân Bạch vệ (Đế quốc Nga)Sửa đổi

Lực lượng chống đối phái Bolshevik đầu tiên cần kể đến là những tướng tá, quý tộc cũng như nhiều sĩ quan cũ trong quân đội Nga Hoàng. Họ là những người đã bị tước bỏ hết tất cả các đặc quyền giai cấp, ruộng đất, các điền trang thái ấp được thừa hưởng từ những tổ tiên là quý tộc của họ, cũng như những lợi ích và vinh dự họ sẽ được hưởng khi chiến tranh kết thúc.

Bên cạnh đó là những đảng phái cánh tả cũng như cánh hữu bất đồng với những người Bolshevik vì đã thành lập nhà nước chuyên chính vô sản trong đó người Bolsevik nắm hầu hết các vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền. Do các hoạt động tuyên truyền, biểu tình, bãi công, bạo lực chống lại người Bolsevik các đảng phái này lần lượt bị nhà nước Xô Viết đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Giáo hội Nga cũng ủng hộ lực lượng Bạch Vệ do chính quyền Xô Viết đã thi hành một chính sách tịch thu nhiều tài sản của Giáo hội, thuyết phục các lực lượng ủng hộ mình từ bỏ tôn giáo, hạn chế nhiều nghi thức nhà thờ, thậm chí nhiều cán bộ Xô Viết đã ra lệnh đốt bỏ các nhà thờ của các cha đạo chống Xô Viết. Năm 1913, nước Nga có 367,2 triệu hecta đất trồng trọt thì hoàng tộc, địa chủ và tu viện đã chiếm 152,5 triệu hecta, phú nông chiếm 80 triệu. Chính sách chia ruộng đất cho nông dân của chính quyền Xô Viết khiến Giáo hội mất quyền sở hữu các mảnh đất rộng lớn. Ngoài ra, Giáo hội Nga muốn duy trì uy quyền như dưới thời Nga Hoàng, thời mà nước Nga giống như Châu Âu Trung cổ: Nhà thờ gắn liền với Hoàng tộc, chi phối xã hội và có quyền lực rất lớn.

Một bộ phận công nhân Nga đã được phái Menshevik tuyên truyền ủng hộ lực lượng Bạch vệ. Phái Menshevik và phái Bolshevik đã phân ly ra từ cùng một chính đảng, cả hai đều thừa hưởng nhiều di sản giống nhau, và lẽ tự nhiên là các cơ sở quần chúng của cả hai bên đều tương tự nhau. Ngoài ra còn do phái Bolshevik coi nhẹ tuyên truyền trong lực lượng công nhân công nghiệp nhẹ và các thợ thủ công, khiến phái Menshevik có ảnh hưởng không nhỏ trong các lực lượng này.

Một bộ phận nông dân Nga cũng ủng hộ lực lượng Bạch vệ. Nhiều nông dân mộ đạo bị phản tuyên truyền bởi Nhà thờ (tình trạng này cũng giống như hồi Cách mạng tư sản Pháp), họ tin vào lời của các cha xứ rằng Bolshevik là những "kẻ phản Chúa" nên đã chống lại Cách mạng. Hơn nữa có nhiều dân tộc trong Đế Chế Nga, như người Cossack, đã chống lại phe Bolshevik. Tại những vùng nông thôn Cossack có nhiều dân nghèo ủng hộ những người Bolshevik, nhưng nhiều vùng Cossack có đông tầng lớp trung nông, ít bần nông lại e ngại một cuộc cải cách ruộng đất do người Bolshevik thực hiện. Dưới thời Nga Hoàng, người Cossack luôn là thành phần được ưu ái. Họ được hưởng nhiều quyền lợi trong Đế chế Nga. Người Cossack được trực tiếp bầu ra các ataman của họ, được chọn vào trong các đơn vị ngự lâm quân của Nga Hoàng. Còn ở thời Bolshevik, người Cossack thờ ơ với Sắc lệnh về ruộng đất, chấm dứt chiến tranh là điều họ mong muốn nhưng e ngại bị trả thù do đã phục vụ Nga hoàng, bị phản tuyên truyền về việc ruộng đất của họ sẽ bị tước đoạt, đem chia cho những thành phần dân tộc khác. Ngoài ra do truyền thống phải suốt đời trung thành với các sĩ quan, hết lòng phụng sự Nga hoàng, sự vô kỉ luật của một số đơn vị Hồng Quân[5] đã khiến nhiều người Cossack đứng lên chống phía Bolshevik. Tình trạng trên cũng là tình trạng chung của nhiều dân tộc thiểu số khác trong đế quốc Nga.

Các dân tộc thiểu số vốn bị áp bức theo kiểu đế quốc trong hệ thống Đế chế Nga cũ khi chế độ Nga Hoàng sụp đổ, họ rất muốn đứng ra thành lập nhà nước độc lập của riêng họ. Chính quyền Xô Viết không muốn điều này xảy ra, vì họ sẽ bị mất các lãnh thổ rộng lớn, các khu vực địa lý có vị trí chiến lược. Điều này cũng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho các dân tộc khác trong một quốc gia nhiều dân tộc như Đế quốc Nga. Sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga sẽ bị đe dọa, an ninh của Nga sẽ bị ảnh hưởng do nguy cơ các thế lực bên ngoài sẽ kích động các dân tộc vốn có hằn thù với người Nga tham gia vào việc làm suy yếu nước Nga.

Cuối cùng là các thế lực bên ngoài nước Nga luôn muốn đánh gục nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, âm mưu xâu xé nước Nga và các vùng lãnh thổ phụ thuộc của nó khiến các nước như Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Đức... tiến hành nhiều cuộc can thiệp bằng quân sự, cung cấp nhiều chuyến hàng viện trợ, công nhận các chính phủ do các lực lượng chống đối phía Bolshevik lập ra, đã giúp cho các lực lượng chống đối Bolshevik có thể tiến hành cuộc chiến được dai dẳng.

Những lực lượng chống đối Bolshevik, đa số tập trung dưới một ngọn cờ của quân Bạch Vệ.

Các lực lượng ngoại quốc ủng hộ quân Bạch VệSửa đổi

Cách mạng Tháng Mười Nga đã diễn ra và thành công khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra và vào giai đoạn quyết liệt nên các cường quốc trên thế giới không rảnh tay can thiệp vào tình hình nước Nga. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, các nước này đã từng bước leo thang chống lại chính quyền Xô Viết.

Các cường quốc trong khối Đồng Minh không công nhận chính quyền Xô Viết, lấy cớ nước Nga Xô Viết rút ra khỏi chiến tranh để phối hợp với các lực lượng chống đối trong nước, lật đổ chính quyền Xô Viết buộc nước Nga phải chấp nhận các lợi ích của Đế quốc Anh, Pháp và Mỹ.

Ngay từ cuối tháng 11/1917, các nước Phương Tây đã họp nhau tại Paris, quyết định hỗ trợ Bạch Vệ tiêu diệt nước Nga Xô viết. Bốn nước Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản giữ vai trò chủ yếu trong "cuộc thập tự chinh chống cộng" này. Nước Đức tuy đã tạm thời ký hòa ước nhưng vẫn muốn chiếm được thêm nhiều vùng đất của Nga. Từ cuối năm 1917, các cường quốc trong khối Đồng Minh đã thảo ra một kế hoạch bao vây và tấn công nước Nga Xô Viết: Pháp sẽ tấn công và lật đổ chính quyền Xô Viết ở Ukraina, Krym, Bessarabia; Anh sẽ tấn công và lật đổ chính quyền Xô Viết ở phía bắc nước Nga, ở vùng sông Đông, Kuban, Kavkaz; Mỹ và Nhật sẽ tấn công ở vùng Viễn Đông và Siberia.

Tháng 12-1917, quân Rumani (được Pháp hỗ trợ) đã chiếm Bessarabia. Từ tháng 3 đến tháng 4/1918, quân đội các nước Đồng Minh (Anh, Pháp, Mỹ) đã xuất hiện tại vùng biên giới của nước Nga. Quân đội Anh, Mĩ, Pháp đổ bộ lên hải cảng Murmansk ở phía cực bắc. Quân đội Nhật Bản, sau đó là Mĩ, chiếm Vladivostok, hải cảng ở miền cực đông nước Nga. Quân Anh lại kéo tới Turkmenistan và Ngoại Kavkaz. Ngoài quân đội các nước Đồng Minh, quân Đức còn chiếm đóng các nước vùng Baltic, một phần Belarus, Ngoại Kavkaz và Bắc Ngoại Kavkaz. Trên thực tế, quân Đức còn kiểm soát cả Ukraina, dựng lên tại đây một chính quyền thân Đức.

Các lực lượng trung lậpSửa đổi

Trong lòng nước Nga còn có một nhóm nhỏ quân sự xuất thân từ các nông dân. Họ là những người nông dân đứng lên chống chế độ Nga Hoàng nhưng cũng không muốn ngả theo phía khác mà muốn độc chiếm một cõi như các địa chủ thời phong kiến. Họ đã tập trung lại thành nhiều nhóm nhỏ với nhau và được gọi là "Quân Xanh". Trong cuộc nội chiến, Quân Xanh nhiều khi ngả về phía Hồng Quân, nhưng cũng có nhiều nhóm Quân Xanh chống Hồng Quân.

Diễn biếnSửa đổi

Kế hoạch phát động cuộc nội chiếnSửa đổi

Ngay khi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra, do lực lượng Cận Vệ Đỏ còn ít ỏi chỉ có hơn 1 triệu quân, đế quốc Nga lại quá rộng lớn nên những người Bolshevik đã không thể nắm chính quyền được ở nhiều vùng đất cũng như tiến hành truy quét các lực lượng của phe chống đối.

Như một tất yếu, các lực lượng chống đối của phía Bolshevik: quân Bạch Vệ đã hoạt động ngay từ phút đầu. Nhưng do lực lượng của Bạch Vệ còn chia rẽ ra thành nhiều phe phái (Nga Hoàng và gia đình đã bị chính quyền Xô Viết bắt giữ và xử tử hình vào tháng 7 năm 1918), binh lính hoang mang, nhiều đơn vị bỏ hàng ngũ, xử tử các sĩ quan và mang theo vũ khí bỏ về nhà khiến quân Bạch Vệ nhiều nơi phải rút đi để tập hợp lực lượng.

Tuy vậy do ưu thế tạm thời về vũ khí, trang bị và huấn luyện nên nhiều đơn vị Hồng Quân đã phải rút lui bởi thế tấn công của quân Bạch Vệ.

Tình hình chiến sự trong năm 1918Sửa đổi

Tháng 3 năm 1918, quân Anh, Pháp, Mỹ đổ bộ lên Murmansk. Họ chiếm Murmansk, Arkhangelsk và tiến theo hướng Moskva, Petrograd. Tháng 4-1918, quân Nhật đổ bộ lên Vladivostok, thành phố cực đông nước Nga. Sau đó các đơn vị quân viễn chinh Mỹ, Anh, Pháp, Ý cũng đổ bộ lên đó. Chính quyền Xô Viết ở đây bị lật đổ. Quân Bạch Vệ lần lượt chiếm các thành phố Yakut, Vecnêudinxcơ, Chita và nhiều thành phố khác. Tháng 8 năm 1918 quân Anh, Pháp đánh chiếm các thành phố cảng Odessa và Sevastopol trên bờ biển Đen nhằm giáng đòn tấn công vào vùng trung tâm nước Nga. Tháng 11 năm 1917, România được Pháp hỗ trợ đã chiếm Bessarabia. Tháng 5 năm 1918, Quân đoàn Tiệp Khắc nổi loạn ở vùng sông Volga và Siberia, tạo điều kiện cho lực lượng Bạch vệ ở đây gây bạo loạn lật đổ chính quyền Xô Viết và kêu gọi các thế lực nước ngoài hỗ trợ.

Ở Kazan, lực lượng Bạch vệ đã chiếm được kho bạc với 600 triệu rúp vàng, phần lớn số vàng dự trữ của Nhà nước Xô Viết.

Tại khu vực Tây Nam nước Nga, các nước đế quốc đã kích động và giúp sức cho các thế lực chống chính quyền Bolshevik ở Azerbaijan, Armenia nổi loạn. Ngày 31-07-1918, chính quyền Xô Viết ở Baku bị lật đổ, và 4 ngày sau, quân Anh đã chiếm Baku.

Trong khi đó quân Đức đã vi phạm hòa ước, cho quân xâm nhập vùng ngoại Kavkaz, vùng Sông Đông và vùng Krym. Quân Bạch vệ Cossack của các tướng Pyotr Krasnov và Konstantin Mamontov, được quân Đức giúp sức chiếm vùng sông Đông và tiến về thành phố Tsaritsyn (sau này là Volgograd). Thực tế, Đức đã đánh chiếm Ukraine, dựng lên ở đây một chính phủ thân Đức[1].

Tại khu vực trung tâm nước Nga, các lực lượng chống đối cũng đã có nhiều hành động ngay trong nhiều thành phố, ngay cả ở Moskva. Ngày 06-07-1918, trong thời gian Đại hội lần V Xô Viết toàn Nga đang họp, phía Xã hội-Cách mạng, được sự giúp đỡ ngấm ngầm của các thế lực nước ngoài đã nổi loạn chống chính quyền Xô Viết ở Moskva. Để kiếm cớ gây ra cuộc chiến tranh với Đức, lực lượng này đã ám sát đại sứ Đức ở Moskva. Nhưng cuộc phiến loạn này đã nhanh chóng bị đập tan. (Ngày 14/07, chính phủ Đức đã đòi gửi 1 tiểu đoàn lính Đức đến bảo vệ sứ quán ở Moskva nhưng chính phủ Xô Viết đã từ chối lời đề nghị đó).

Mùa hè năm 1918, đất nước Xô Viết ở trong một tình huống cực kì khó khăn và nguy hiểm. Khoảng 14 vạn quân của 11 nước đế quốc và chư hầu (về sau tăng lên tới 30 vạn), cùng khoảng 1 triệu quân chống đối phía Bolshevik các loại đã chiếm được khoảng 3/4 lãnh thổ của đất nước Xô Viết. Họ đã chiếm được những trung tâm nguyên liệu, nhiên liệu và lúa mì. Nền kinh tế của đất nước rơi vào tình trạng cực kì khó khăn: các nhà máy phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu và nhiên liệu, giao thông bị đình trệ, nhân dân (nhất là dân các thành phố) lâm vào cảnh đói rét và bệnh tật. Các thế lực chống đối nổi lên ở nơi nơi: kể cả ở Moskva và Petrograd. Ngày 30-08-1918, các lực lượng Xã hội-Cách mạng đã tiến hành hoạt động ám sát Lenin nhưng thất bại. Tại các vùng bị chiếm đóng, các lực lượng thân Bolshevik bị truy sát, các đảng viên Bolshevik bị sát hại. Những nơi mà ruộng đất, tài sản đã được chia cho dân nghèo bị lấy lại.

Nhược điểm của lực lượng Bạch VệSửa đổi

Ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các tướng lĩnh quân đội Bạch Vệ đã tỏ thái độ mâu thuẫn với nhau và không đoàn kết. Các nhóm Bạch Vệ có chung mục tiêu là chống lại Bolshevik, nhưng đường lối sau đó của các nhóm lại khác hẳn nhau: có nhóm muốn khôi phục nền quân chủ chuyên chế của Nga Hoàng, có nhóm thì muốn thành lập Nhà nước quân chủ lập hiến giống như Anh, có nhóm muốn xây dựng nền cộng hòa nghị viện kiểu như Pháp, các nhóm cánh tả như Menshevik muốn xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, có nhóm chiến đấu vì niềm tin tôn giáo hoặc truyền thống bộ tộc, có nhóm chỉ muốn cát cứ ly khai thành một nước riêng, thậm chí có nhóm chiến đấu chỉ để cướp bóc của cải... Do sự bất đồng, các nhóm Bạch Vệ không có khả năng cố kết thành một lực lượng thống nhất, dưới quyền lãnh đạo của một thủ lĩnh chung, hầu như quân đội của họ đều chiến đấu rời rạc. Các tướng Bạch Vệ như những sứ quân biệt lập, mạnh ai người nấy chiếm đất giành dân, có những nhóm còn quay sang đánh lẫn nhau. Các tướng lĩnh này cũng không thể nắm rõ được tình hình của các đội quân dưới quyền.

Quân lính của Bạch Vệ cũng là những người nông dân, mong ngóng hòa bình được lập lại để quay về với đồng ruộng của mình. Binh lính thấy rõ sự khác nhau trong cách chỉ huy của các sĩ quan của mình so với các sĩ quan Hồng Quân. Sắc lệnh ruộng đất được ban ra và thi hành đã tạo tâm lý hứng khởi cho các nông dân Nga. Điều này tác động lớn đến tinh thần của binh sĩ trong quân đội Bạch vệ có gia đình sống trong vùng do chính quyền Xô Viết kiểm soát. Lực lượng Bạch Vệ tuyên truyền thiếu hiệu quả, chính bản thân các tướng lĩnh Bạch Vệ cũng là quý tộc, có nhiều đặc quyền đặc lợi nên họ không thể đưa ra được những hứa hẹn cải cách ruộng đất (chia đất cho nông dân) như những người Bolsevik, nên quân lính Bạch Vệ dần nản lòng, họ đào ngũ hoặc chạy sang phía Hồng quân.

Thêm vào đó việc quân đội nước ngoài tấn công vào lãnh thổ Nga để giúp Bạch Vệ khiến cho những người Nga tức giận. Không một dân tộc nào trên thế giới cảm thấy sung sướng khi thấy quân đội nước ngoài xuất hiện trên lãnh thổ của mình. Lòng tự hào dân tộc của người Nga khiến cho họ nhìn thấy các đơn vị Bạch Vệ như những kẻ phản quốc.

Các quân đội nước ngoài như Anh, Mỹ, Đức... thì đã tham gia nhiều cuộc chiến, tâm lý chung của binh lính là không muốn chiến đấu. Hơn nữa các điều kiện nội tại của các nước cũng không thể khiến chính phủ cho quân đội đặt chân lâu trên nước Nga. Các đội quân nước ngoài cuối cùng cũng phải rút đi, họ chỉ gửi các nguồn viện trợ cho quân Bạch Vệ. Cả vấn đề này cũng bị chỉ trích nên khi quân Bạch Vệ suy yếu, các nguồn viện trợ này sẽ bị cắt giảm ngay.

Các biện pháp đối phó của Đảng BolshevikSửa đổi

Trước tình hình khẩn cấp, Đảng Bolshevik buộc phải đáp trả bằng những biện pháp cứng rắn và quyết liệt.

Lenin diễn thuyết trong sự ủng hộ của binh sĩ Hồng quân.

Trước hết là phải thanh trừng các lực lượng chống phá trong hậu phương. Chiến dịch "khủng bố đỏ" được thi hành, tấn công quyết liệt vào các phần tử "có quan hệ với các tổ chức bạch vệ, các âm mưu và bạo loạn". Khủng bố đỏ rất khốc liệt, nhưng cũng rất hiệu quả trong việc ổn định tình hình an ninh tại hậu phương.

Tháng 9 năm 1918, nước Cộng hòa Xô Viết tuyên bố là một mặt trận quân sự thống nhất. Tháng 11 năm 1918, Hội đồng quốc phòng công nông được thành lập. Về sau, tháng 6 năm 1919, các nước Xô Viết Nga, Ukraine, Belarus, Lithuana, Latvia, Estonia ký kết liên minh quân sự, thành lập bộ chỉ huy thống nhất[2].

Muốn chiến đấu thì phải có quân đội. Lenin yêu cầu cần phải có một lực lượng 3 triệu quân. Đồng thời, Hồng quân đặc biệt xem trọng chất lượng chính trị, kỉ luật nghiêm minh. Chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện. Và những người Bolshevik có một ưu thế: họ kiểm soát được những vùng đông dân nhất nước. Vì thế, quân số tăng nhanh chóng: từ 50 vạn (trước mùa hè 1918), đến tháng 9-1919 đã là 3,5 triệu, "vượt chỉ tiêu". Cuối năm 1920 còn đông hơn: 5,3 triệu.

Chính sách kinh tế cũng thay đổi. Năm 1919, Đảng Bolshevik thực thi chính sách cộng sản thời chiến: Nhà nước độc quyền mua bán lương thực, trưng thu lương thực thừa, cấm đầu cơ tích trữ, trực tiếp nắm toàn bộ công nghiệp, thực hiện chế độ lao động bắt buộc toàn dân, thi hành trả lương bằng hiện vật, áp dụng chế độ ăn uống miễn phí với trẻ em, công nhân công nghiệp, đường sắt, giao thông[3] nhằm mục đích điều phối và tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực quốc gia cho cuộc chiến.

Các chính sách của những người Bolshevik tuy nhiều lúc khắc nghiệt, nhưng rất hiệu quả trong tình hình chiến cuộc căng thẳng lúc đó. Nửa sau năm 1918, Quân đoàn Tiệp Khắc bị đánh tan và dạt sang bên kia dãy núi Ural. Quân đoàn Bạch vệ Sông Đông của Pyotr Krasnov bị tiêu diệt. Các lực lượng nổi loạn và gián điệp ở hậu phương đã bị "khủng bố đỏ" trấn áp.

Nước Cộng hòa Xô Viết đã sẵn sàng cho những trận đánh lớn vào năm 1919.

Tình hình chiến sự năm 1919-bước ngoặt của cuộc nội chiếnSửa đổi

Khoảng tháng 3 năm 1919, đại hội VII đảng Bolshevik được tổ chức, thông qua cương lĩnh mới của Lenin, và đổi tên từ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thành Đảng Cộng sản Liên Xô. Đại hội kết thúc trong lúc tình hình chiến sự diễn biến phức tạp hơn.

Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt là cơ hợi thuận lợi cho các nước đế quốc can thiệp sâu rộng. Tới tháng 2 năm 1919, có 13 vạn quân nước ngoài ở Nam Nga, ở Viễn Động là 15 vạn, ở phía Bắc là 20 vạn, tổng cộng lên đến 30 vạn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, họ chỉ chủ yếu ủng hộ qua việc viện trợ, còn các đội quân Bạch vệ vẫn là lực lượng chủ yếu chống lại phe Bolshevik.

Mùa xuân năm 1919, các lực lượng Bạch vệ bắt đầu tấn công:

  • Tại phía Đông, đô đốc Pyotr Krasnov và Quân đoàn Tiệp Khắc chiếm đóng Siberia, Ural nhằm hướng tới sông Volga, uy hiếp Samara, Kazan.
  • Ở phía Nam, tướng Anton Denikin chiếm Kiev, Kharkov và có lúc uy hiếp cả Tula, Moskva.
  • Tướng Yevgeny Miller cùng quân đội Mĩ, Anh, Pháp tấn công ở phía Bắc, còn phía Tây Bắc là quân của tướng Nikolai Yudenich.
  • Ở phía Tây, quân đội Ba Lan đã xâm lược Ukraina, Belarus.

Một lần nữa, chính quyền Bolshevik lại lâm vào tình hình nguy hiểm: gần như toàn bộ các lực lượng Bạch vệ đã dốc toàn lực tổng tấn công, bao vây từ nhiều hướng. Họ có quân số không phải là ít ỏi, lại được sự ủng hộ của các nước đế quốc. Trong khi Hồng quân Xô Viết chỉ có một mình. Những người Bolshevik đang trải qua một thời kì nặng nề nhất trong cuộc nội chiến mà nêu không vượt qua, họ sẽ mất hết.

Không thể nào cùng lúc đối chọi tất cả các đội quân Bạch vệ, Hồng quân đã lợi dụng sự rời rạc và mâu thuẫn giữa các phe phái của phía Bạch vệ, lần lượt tiêu diệt từng thế lực một. Trước hết, là "tất cả để chiến đấu với Kolchak". Mọi lực lượng đều dồn cho việc đánh bại đội quân Kolchak. Tháng 7-1919, Hồng quân đã đánh chiếm Ural, đẩy lùi Kolchak đến tận Siberia. Cuối năm, quân Kolchak hoàn toàn thất bại. Bản thân ông bị bắt và bị xử tử ở Irkutsk.

Đồng thời, cuộc tấn công của Yudenich vào Petrograd cũng thất bại hoàn toàn.

Trước những thất bại của Kolchak và Yudenich, từ nửa sau năm 1919 các nước đế quốc đã chuyển trọng tâm xuống phía Nam với lực lượng chủ yếu của Denikin. Đội quân của Denikin chiếm đóng toàn bộ miền Nam nước Nga với nhiều vùng nhiên liệu chủ yếu và vùng lúa mì quan trọng. Họ cũng được sự viện trợ mạnh của nước ngoài về vũ khí, phương tiện chiến tranh (kể cả xe tăng, máy bay) và cả sĩ quan chỉ huy. Người Anh phái tới gần 2000 sĩ quan và vũ khí của Mĩ có thể trang bị cho đội quân 10 vạn người[4]. Rõ ràng đây là một đối thủ đáng gờm của những người Bolshevik.

Khẩu hiệu bấy giờ thành "tất cả để chiến đấu với Denikin". Chiến cuộc diễn ra hết sức cam go và quyết liệt. Chính quyền Bolshevik buộc phải thi hành nhiều biện pháp khẩn cấp, huy động toàn bộ mọi nguồn tài lực và vật lực cho cuộc chiến. 8 vạn đảng viên và đoàn viên đã được điều động ra mặt trận. Cuối cùng, Hồng quân cũng giành được những thắng lợi quyết định ở Orel và Voronezth (10-1919). Lực lượng Denikin phải rút xuống Krym. Đầu năm sau, Hồng quân đã kiểm soát được Ukraine và Bắc Kavkaz.

Các đội quân nước ngoài cũng bị đẩy lùi ở khắp các mặt trận và phải rút quân dần dần ngay từ năm 1919.

Năm 1919 được đánh giá là một bước ngoặt lớn của cuộc nội chiến. Với việc các lực lượng căn bản của quân Bạch vệ bị đánh tan và Hồng quân giành lại được những vùng đất quan trọng, phe Bolshevik từ tình thế hiểm nghèo đã tiến lên giành lấy ưu thế của cuộc chiến. Các nước đế quốc cũng không thể can thiệp sâu hơn nữa, đành phải rút dần quân và cắt giảm viện trợ. Phe Bạch vệ chưa bị đánh bại hoàn toàn nhưng đã không còn đủ khả năng giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Tình hình chiến sự năm 1920-lực lượng Bạch vệ bị đánh bại hoàn toànSửa đổi

Tình hình chiến sự đầu năm 1920 đã dần dần lắng dịu trở lại. Những người Bolshevik đã tranh thủ thời gian này để khôi phục lại đất nước bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh, đồng thời cũng tăng cường việc tiến đánh các lực lượng còn lại của Bạch vệ. Đại hội Đảng lần IX ngày 29 tháng 3 năm 1920 đã đề ra kế hoạch khôi phục nền kinh tế quốc dân. Cùng lúc, Hội đồng ủy viên nhân dân quyết định thành lập Ủy ban Nhà nước Điện khí hóa nước Nga (GOELRO) với kế hoạch điện khí hóa cả nước. Tình hình kinh tế đã có một số biến chuyển theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, những người Bạch vệ vẫn chưa nguôi hy vọng. Họ vẫn tìm mọi cách giành lại vị thế đã mất. Trong tình hình đó - được sự giúp đỡ của Anh, Pháp, Mĩ - quân đội Ba Lan đã tấn công vào Ukraine (25-4-1920) với mục đích đòi lại những vùng đất từng bị Đế quốc Nga lấy mất. Ngày 6 tháng 5, Kiev thất thủ. Chớp thời cơ, lực lượng Bạch vệ còn lại của Wrangel, Anatoly Pepelyayev và Yudenich nổi dậy hỗ trợ. Thậm chí Wrangel đã đề ra kế hoạch tấn công vào Moskva.

Một lần nữa, chiến cuộc lại bùng nổ. Sau một thời gian bị động, ngày 14 tháng 5 năm 1920 Hồng quân bắt đầu phản công. Đến tháng 7, các cuộc phản công thu được kết quả khả quan. Quân Ba Lan bị đẩy lui và sau đó bị đánh bật khỏi Ukraine. Nhân cơ hội, Hồng quân tràn vào Ba Lan, mưu toan biến Ba Lan thành bàn đạp cho việc mở rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa sang châu Âu và phối hợp với phong trào cách mạng Đức. Nhưng họ đã thất bại nặng nề ở gần Warszawa. Cuối cùng, ngày 12 tháng 10 năm 1920, hiệp định đình chiến được ký kết, sau đó là hòa ước 18 tháng 3 năm 1921.

Sau khi ký hòa ước với Ba Lan, Hồng quân chĩa mũi nhọn vào 6 vạn quân Bạch vệ Wrangel. Giữa tháng 11 năm 1920, Hồng quân chiếm Krym. Wrangel buộc phải lưu vong ở nước ngoài.

Cùng năm, ở Trung Á, các lực lượng Bạch vệ cũng bị đánh bại. Năm 1920 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về Chính quyền Xô viết.

Nguyên nhân thắng lợi của Chính quyền BolshevikSửa đổi

Về chính trị: sự lãnh đạo đúng đắn và hiệu quả của Đảng Bolshevik, do Lenin đứng đầu đã động viên, lôi cuốn và tổ chức được các lực lượng công nhân, nông dân lao động và nhân dân các dân tộc thiểu số đấu tranh với kẻ thù, khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực của nhân dân và đất nước để giành chiến thắng. Trong khi đó, lực lượng Bạch Vệ thì chia rẽ, không có đường lối chính trị rõ ràng, một số đội quân Bạch Vệ đã cầu viện quân đội nước ngoài nên càng bị mất đi sự ủng hộ của người dân Nga.

Về quân sự: Lực lượng quân sự đông đảo (hơn 5 triệu quân) với lý tưởng chiến đấu rõ ràng, sự chiến đấu ngoan cường của Hồng quân và các đội du kích.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Mawdsley, pp. 3, 230
  2. ^ Bullock, p. 7 "Peripheral regions of the former Russian Empire that had broken away to form new nations had to fight for independence: Finland, Poland, Estonia, Lithuania, Latvia, Belarus, Ukraine, Georgia and Azerbaijan."
  3. ^ Russian Civil War Encyclopaedia Britannica Online 2012
  4. ^ Mawdsley, Evan (2007). The Russian Civil War. Pegasus Book. tr.287. ISBN9781933648156.
  5. ^ Chương 110 tác phẩm Sông Đông êm đềm, phần viết về sự vô kỷ luật của chi đội Cận vệ đỏ Chraxponsky, bản dịch của Nguyễn Thụy Ứng

Nghiên cứu thêmSửa đổi

  • Vladimir N. Brovkin. Behind the Front Lines of the Civil War: Political Parties and Social Movements in Russia, 1918-1922. Princeton University Press, 1994. ISBN 0-691-03278-5
  • David Bullock. The Russian Civil War 1918-22. Osprey Publishing, 2008. ISBN 978-1-84603-271-4
  • T.N. Dupuy. The Encyclopedia of Military History (many editions) Harper & Row Publishers.
  • Peter Kenez. Civil War in South Russia, 1918: The First Year of the Volunteer Army, Berkeley, University of California Press, 1971.
  • Peter Kenez. Civil War in South Russia, 1919-1920: The Defeat of the Whites, Berkeley, University of California Press, 1977.
  • W. Bruce Lincoln. Red Victory.
  • Evan Mawdsley. The Russian Civil War. New York: Pegasus Books, 2007.
  • George Stewart. The White Armies of Russia: A Chronicle of Counter-Revolution and Allied Intervention.
  • David R. Stone. "The Russian Civil War, 1917-1921," in The Military History of the Soviet Union.
  • Geoffrey Swain. The Origins of the Russian Civil War.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • "BBC History of the Russian Revolution" (ngày 3 tháng 2 năm 2007)
  • "Russian Civil War" Lưu trữ 2010-12-05 tại Wayback Machine (Spartacus History, downloaded ngày 3 tháng 1 năm 2006)
  • "Russian Civil War Polities" (World Statesmen.org, downloaded ngày 16 tháng 2 năm 2007)

V.I. Lênin và những cống hiến đối với Cách mạng Tháng mười Nga vĩ đại

03:01 07/11/2021

Ngược dòng thời gian trở về những ngày này cách đây 104 năm, nhân loại đã chứng kiến một sự kiện chấn động toàn cầu. Đó là cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, địa chủ và tư sản Nga đã hoàn toàn thắng lợi. Thành công của cuộc cách mạng ấy không thể không nhắc đến một vĩ nhân kiệt xuất, người có công to lớn trong việc vận dụng và phát triển một cách thiên tài lý luận của chủ nghĩa Mác trong điều kiện cụ thể của nước Nga Xô Viết và dẫn dắt nhân dân Nga đoàn kết, đấu tranh trong cuộc cách mạng có tính bước ngoặc của lịch sử đầu thế kỷ XX - Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người ấy không ai khác chính là lãnh tụ V.I. Lênin.
  • Phê phán quan điểm đối lập, tách rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Không thể phủ nhận thành quả phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  • Một số vấn đề về “Nhà nước kiến tạo phát triển” với khát vọng Việt Nam thịnh vượng

ThS. Dương Xuân Dũng -

Trưởng Khoa Lý luận cơ sở

1. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của V.I. Lênin

Cuộc chiến chống thù trong giặc ngoài của nhân dân Nga kéo dài bao lâu

V.I. Lênin sinh ngày 24 tháng 4 năm 1870 tại Simbirsk (nay là Ulianovsk), người kế tục thiên tài học thuyết và sự nghiệp của Các Mác và Ăngghen, người sáng lập và lãnh tụ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông cũng chính là người nâng học thuyết cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng, toàn bộ chủ nghĩa Mác nói chung lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng và nhiệm vụ cách mạng của thế kỷ XX.

Ngay từ nhỏ V.I. Lênin đã bộc lộ trí tuệ uyên bác, có ý chí tự học rất cao. V.I.Lênin tốt nghiệp bậc Trung học đạt loại xuất sắc và được tuyển thẳng vào trường Đại học Tổng hợp Kazan, học khoa Luật. Vì tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, V.I.Lênin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Trong vòng hai năm, Lênin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật.

Mùa thu 1895, V.I.Lênin thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Saint Petersburg. Năm 1900, Lênin lại tập hợp những người Mácxít cách mạng để thành lập đảng. Cũng trong năm này, V.I.Lênin ra nước ngoài cùng với Plekhanov và lập ra tờ báo “Tia lửa”.

Tháng 4/1905, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung ương đã được bầu do V.I.Lênin đứng đầu. Tháng 11/1905, V.I.Lênin bí mật trở về Saint Petersburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 12/1907, V.I.Lênin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố trong thời kỳ bí mật. Tháng 1/1912 lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI (Praha) toàn Nga Đảng Công nhân xã hội dân chủ. Tháng 6/1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V.I.Lênin soạn thảo xong Đề cương Mácxít về vấn đề dân tộc. Cuối tháng 7/1914, bị cảnh sát Áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thụy Sĩ. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng.

Ngày 16/4/1917, V.I.Lênin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu: “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết!”. Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (tháng 4/1917) của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đã nhất trí thông qua đường lối do V.I.Lênin đề ra.

Đầu tháng 8/1917, Đại hội lần thứ VI Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga họp bán công khai ở Petrograd, V.I.Lênin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Đầu tháng 10/1917, V.I.Lênin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd. Ngày 23/10/1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V.I.Lênin đề ra được Hội nghị Uỷ ban Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua.

Tối ngày 6/11/1917, V.I.Lênin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7/11/1917, toàn thành phố Saint Petersburg nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân uỷ).

Ngày 11/3/1918, V.I.Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Moskva lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V.I.Lênin thi hành chính sách đối ngoại Xô Viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau.

Ngày 30/8/1918, V.I.Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục. Tháng 3/1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh mùa xuân năm 1920. Thời gian này, V.I.Lênin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa giai cấp nông dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế mới (NEP). Năm 1921, chính sách NEP của V.I.Lênin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga.

Ngày 21/4/1924, V.I.Lênin qua đời ở làng Gorki, gần Thủ đô Moskva. Thi hài Người được lưu giữ trong Lăng trên Quảng trường Đỏ, Moskva.

2. Những cống hiến của V.I. Lênin đối với cách mạng tháng Mười Nga

Cuộc chiến chống thù trong giặc ngoài của nhân dân Nga kéo dài bao lâu

Ngược dòng thời gian, quay lại nước Nga năm 1917, lúc ấy, nước Nga đã đứng trước tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ và sự đổ vỡ, đế quốc Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất của chủ nghĩa đế quốc và nằm trong khối đồng minh cùng với Anh, Pháp… nhằm phân chia lại thuộc địa và sự ảnh hưởng của hai phe đế quốc nhưng liên tiếp thua trận, thiếu vũ khí, thiếu lương thực trầm trọng, đẩy nhân dân vào con đường đói khổ. Nhân dân Nga chán ghét chiến tranh đế quốc, chán ghét chế độ Nga Hoàng. Tháng 2 theo lịch Nga năm 1917, Nga Hoàng bị lật đổ, giai cấp tư sản lên nắm quyền, nhưng giai cấp tư sản đã phản bội nhân dân, những người làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng. Trong khi đó, các nghị quyết Đại hội của xã hội chủ nghĩa quốc tế như: "Đại hội Stut-ga (1907), Cô-pen-ha-gen (1910), Ba-lơ (1912) đã xác định sách lược của những người xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có chiến tranh, đề ra chủ trương lợi dụng khủng hoảnh kinh tế và chính trị để làm cách mạng, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa"Tuy nhiên, Chính phủ lâm thời tư sản không thể và không muốn giải quyết một vấn đề nào trong số những vấn đề mà cách mạng đề ra, "nó không thể mang lại hoà bình, bánh mì cũng như ruộng đất cho nhân dân", không thể khắc phục nổi sự phá sản về kinh tế đang ngày càng trầm trọng thêm. Mặt khác, Lênin cũng nhận định "nhiều thủ lĩnh quốc tế xã hội đã quên đi, đã phản bội giai cấp công nhân, đã ủng hộ giai cấp tư sản tiến hành chiến tranh ăn cướp giữa các nước". Trước tình thế như vậy, V.I. Lênin và những người cộng sản chân chính đã quyết định tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Mười và đã giành thắng lợi vang dội khắp toàn cầu, làm nức lòng hàng triệu trái tim của những người cần lao bị áp bức trên toàn thế giới. Sự thắng lợi đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không nói đến vai trò của V.I. Lênin, vai trò ấy thể hiện qua những nội dung cốt lõi sau đây:

Thứ nhất, vai trò của V.I. Lênin đối với việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân.

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác đã được bảo vệ và phát triển, V.I. Lênin nhận thấy, cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo. Đó là những con người ưu tú được tuyển chọn từ các phong trào quần chúng, có khả năng tập hợp lực lượng và đề ra những chủ trương đúng đắn lãnh đạo cách mạng. Do vậy, vào tháng Giêng năm 1912, Hội nghị đại biểu lần thứ VI toàn Nga và được xem như một Đại hội, họp tại Pra-ha nhằm phục hồi Ban Chấp hành Trung ương, củng cổ tổ chức Đảng và đoàn kết nội bộ. Tại đây, Người đã tiến hành thành lập một đảng mác-xít chân chính - đảng Bôn-sê-vích và được đông đảo người dân Nga ủng hộ, tán thành. Từ thời điểm lịch sử này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga (Bôn-sê-vích), phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã bước vào thời kỳ phát triển một cao trào cách mạng mới. Dưới sự lãnh đạo của Người, đảng Bôn-sê-vích đã biết hoà cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vì chủ nghĩa xã hội, phong trào toàn dân vì hoà bình, cuộc đấu tranh của nông dân vì ruộng đất, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của những dân tộc bị áp bức ở Nga vào cùng một dòng thác cách mạng và Đảng đã biết hướng toàn bộ những lực lượng ấy vào việc đánh đổ chủ nghĩa tư bản, các thế lực phản cách mạng và thực sự đã giành được những thắng lợi vang dội. Có thể khẳng định, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Ðảng Bôn-sê-vích do V.I. Lênin thành lập và lãnh đạo.

Thứ hai, tư duy uyên bác của V.I. Lênin trong việc xác định đường lối, sách lược cách mạng rõ ràng cho Cách mạng Tháng Mười.

Về lực lượng cách mạng: Người đã tập hợp đông đảo quần chúng đứng về phía những người Bôn-sê-vích. Người đã vạch trần tính chất đế quốc chủ nghĩa của chiến tranh, bản chất phản nhân dân của Chính phủ lâm thời và của các đảng tư sản, những kẻ ra sức kéo dài chiến tranh, cũng như của các đảng tiểu tư sản - bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng và bọn Men-sê-vích là những kẻ tiếp tay cho Chính phủ lâm thời và các đảng tư sản trong việc lừa dối quần chúng nhân dân. Người đã vạch ra rằng lối thoát duy nhất ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân nghèo để giành lấy chính quyền thông qua các Xô Viết. Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản ở nước Nga, thiết lập nền chuyên chính vô sản và nêu một tấm gương thực tiễn cho công nhân các nước khác - đó chính là thực chất của cuộc đấu tranh của công nhân Nga vì hoà bình.

Về liên minh giai cấp: Để cách mạng nổ ra và giành thắng lợi trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc thì nhất định phải có sự liên minh giữa các giai tầng xã hội. Các Mác và Ăngghen khi nghiên cứu về lực lượng cách mạng đã thấy được vai trò, sức của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, chính sự liên minh này là sức mạnh vật chất to lớn thực hiện thành công cách mạng xã hội chủ nghĩa như Các Mác đã khẳng định: một khi liên minh được thực hiện thì “cách mạng vô sản mới thực hiện được bài đồng ca mà nếu không có được bài đồng ca này thì, trong tất cả các quốc gia nông dân, bài đơn ca của cách mạng vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu”

Người chỉ ra rằng: "Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được". Lênin cũng chỉ rõ một trong những điều kiện quan trọng để đánh thắng giai câp tư sản là giai cấp vô sản phải tạo được sự liên hệ gần gũi với đông đảo quần chúng, Người yêu cầu các đảng cách mạng phải biết: "liên hệ, gần gũi và có thể nói là hoà mình tới một mức độ nào đó với quần chúng lao động rộng rãi nhất, trước hết là với quần chúng vô sản, nhưng cũng cả với quần chúng lao động không phải là vô sản". Để thúc đẩy phong trào đấu tranh, V.I. Lênin xem việc thiết lập liên minh bền vững của công nhân và nông dân nghèo trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội là một đảm bảo vững chắc nhất để giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng đất, phát triển có hiệu quả cuộc cách mạng ở nông thôn. Người chỉ ra rằng "không có sự đoàn kết đó thì không thể nào đánh bại bọn tư bản được. Và nếu chúng không bị đánh bại, thì việc đưa lại ruộng đất cho nông dân cũng sẽ không chấm dứt được cảnh nghèo khổ". Và do vậy, Lênin đặt biệt chú ý đến liên minh của công nhân và nông dân ở nước Nga, cho rằng cái quyết định phần lớn vận mệnh của công cuộc cải tạo mạng của nước Nga lúc bấy giờ là vị trí, vai trò của người nông dân.

Về mục tiêu, đường lối cách mạng: Mục tiêu, đường lối cách mạng được V.I. Lênin nêu trong “Luận cương tháng Tư” và các Luận cương Đảng Cộng sản, Người đã vạch ra đường lối rõ rệt cho cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Luận cương đã đề ra mục tiêu và đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết", đề ra mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời do A-le-xan-der Ke-ren-sky đứng đầu, chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa – đó là tư tưởng lớn của V.I. Lênin. Quan điểm này của Lênin đã được hiện thực hoá bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Mười vĩ đại, đồng thời cũng là đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Thứ ba, Lênin là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo Cách mạng Tháng Mười Nga và tuyên bố thành lập chính phủ Xô-Viết.

Cuối tháng 7-1917, khi mâu thuẫn giữa đại đa số nhân dân với Chính phủ lâm thời đã trở nên gay gắt, những người Bô-sê-vích bí mật tổ chức Đại hội Đảng, thông qua phương hướng mới của cuộc đấu tranh cách mạng mà Xta-lin, theo chỉ thị của V.I. Lênin, đã báo cáo: "Phát động đấu tranh vũ trang giành chính quyền". Lúc này, từ Phần Lan, nơi V.I. Lênin tạm lánh, V.I. Lênin vẫn theo dõi sát diễn biến của tình hình và đề ra những chỉ thị cho Trung ương Đảng chuẩn bị khởi nghĩa. V.I. Lênin nhận định được tình thế cách mạng. Người nói: Những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi đã chín muồi; giai cấp tiên phong đã sẵn sàng, nhân dân đã giác ngộ quyền lợi và đang hăng hái tham gia cách mạng; hàng ngũ địch đã phân hoá, tầng lớp trung gian đã ngã theo cách mạng...

Ngày 7 tháng 10, V.I. Lênin bí mật trở về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Tại đây, một Ủy ban Quân sự cách mạng của Xô Viết Pê-tơ-rô-grat được thành lập làm Bộ tổng tham mưu chính thức của cuộc khởi nghĩa. Lực lượng chính là Hồng vệ đội gồm 23 nghìn người vũ trang, ngoài ra còn có sự giúp sức của thủy quân Ban-tích được trang bị nhiều vũ khí hiện đại tham gia cuộc cách mạng.

Chuẩn bị xong, Đảng quyết định khởi nghĩa vào ngày 25-10 tức là ngày khai mạc Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai ở Pê-tơ-rô-grát. Nhưng bọn phản bội trong đó có hai tên là Tơ-rô-xki và Ca-mê-nhép làm lộ ngày khởi nghĩa, chính phủ Kê-ren-ski vội vã bố trí dập tắt phong trào. Chúng cho điều động quân đội ở mặt trận về (43 tiểu đoàn xung kích) tập trung ở thủ đô và ra lệnh cắt đứt các cầu nối các khu lao động với trung tâm thành phố. Sáng sớm 24-10 bọn phản cách mạng kéo đến trụ sở tờ báo Đảng định tịch thu số báo sắp ra nhưng công nhân đánh lui được chúng và tờ báo vẫn phát hành mang lời kêu gọi khởi nghĩa đến nhân dân trong thành phố.

Trước tình hình khẩn cấp của cách mạng, V.I. Lênin ra lệnh khởi nghĩa ngay ngày 24-10 để làm bất ngờ kẻ thù. Lênin chỉ thị: “Cuộc khởi nghĩa phải nổ ra ngay đêm nay chứ không phải ngày mai". Ngay đêm ấy, Lênin đến điện Xmôn-nưi, nắm quyền chỉ huy. Suốt đêm các đơn vị rầm rập kéo đến Xmôn-nưi, nhận lệnh tỏa đi đánh chiếm các khu vực đầu mối, các công sở, tổng đài điện thoại, ngân hàng quốc gia, các nhà ga...

Sáng 25-10, Hồng vệ đội, thuỷ và lục quân theo cách mạng bao vây Cung điện Mùa đông, trụ sở và là nơi ẩn nấp cuối cùng của chính phủ lâm thời. Cuộc chiến đấu diễn ra đến 2 giờ sáng hôm 26-10 thì chấm dứt. Toàn bộ Chính phủ lâm thời đã bị bắt. Chính phủ công- nông do V.I. Lênin đứng đầu đã ra đời.

Quyết định khởi nghĩa trong tình huống cấp bách đó là một quyết định lịch sử thể hiện trí tuệ thiên tài và bản lĩnh của V.I. Lênin. Chính nhờ việc xác định và chớp đúng thời cơ nên cuộc cách mạng đã nhanh chóng thắng lợi mà không gặp tổn thất nào đáng kể.

Thứ tư, vai trò của V.I. Lênin trong việc bảo vệ thành quả cách mạng và chính quyền Xô-Viết.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, Đảng Bôn-sê-vích đã lên nắm quyền lãnh đạo nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Đây là nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức trong việc "thiết lập và củng cố nhà nước Xô Viết, tổ chức bảo vệ chính quyền, bảo vệ tổ quốc của nhân dân lao động, cải thiện những quan hệ quốc tế đối với giai cấp công nhân và với tất cả các chính phủ nước ngoài, bước đầu thử nghiệm những cải tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa". V.I. Lênin xác định: Giành chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền càng khó hơn. Để bảo vệ nhà nước còn non trẻ, trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài nên sau khi giành được chính quyền, V.I. Lênin đã trực tiếp đề ra các chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga, đưa đất nước và nhân dân Nga vượt qua những khó khăn, thử thách. Những chính sách ấy có thể kể đến là:

Về văn hóa - xã hội, Chính phủ công - nông - binh do V.I. Lênin đứng đầu đã long trọng công bố hai sắc lệnh nổi tiếng về hòa bình và ruộng đất, công bố những chính sách cơ bản như quốc hữu hóa nhà máy, công xưởng và do công nhân làm chủ; thực hiện ngày làm việc tám giờ, giáo dục không mất tiền, chữa bệnh không mất tiền, nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng, bảo hiểm xã hội, tự do tín ngưỡng... Ðó là những hình ảnh đầu tiên của chế độ mới, tạo nên động lực to lớn trong bảo vệ và xây dựng nước Nga Xô-Viết (tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga).

Về chính trị, quân sự, nước Nga Xô-Viết do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản; rút khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng hậu quả của chiến tranh quá nặng nề, lại còn xuất hiện tình huống mới đó là phải đấu tranh chống lại bọn Bạch Vệ và sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc muốn bóp chết nhà nước Xô-viết non trẻ, cho nên nước Nga đã phải áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, đồng cam cộng khổ, để giành thắng lợi.

Về kinh tế, khi tình thế đã ổn định, chính quyền Xô -Viết được bảo vệ, V.I. Lênin nhanh chóng xóa bỏ chính sách cộng sản thời chiến, cùng các nước trong Liên bang thực hiện chính sách kinh tế mới, làm cho nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế Nga nói riêng, kinh tế Liên Xô nói chung phát triển chưa từng thấy, đạt những thành tựu kỳ diệu. Chỉ trong mười năm, từ một nước kiệt quệ về kinh tế, Liên-Xô đã trở thành một nước có tiềm lực về kinh tế khá vững chắc. Di sản mà Người để lại cho Sta-lin và nhân dân Nga là một đất nước hòa bình, ổn định về chính trị, kinh tế đang trên đà tăng tốc trở lại, toàn dân đồng tâm nhất trí, một việc mà không phải lãnh tụ nào cũng làm được.

3. Thay lời kết

Đã hơn một thế kỷ trôi qua, tính từ ngày V.I. Lênin lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại. Theo dòng chảy thời gian, lịch sử sẽ lùi dần vào quá khứ. Nhưng mỗi khi nhắc đến những ngày tháng Mười năm ấy, người dân Nga cũng như những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới không thể quên được công lao của một vị lãnh tụ thiên tài, người có tầm nhìn xa, trông rộng, có tính quyết đoán và nghị lực phi thường đã tạo được bước ngoặc trong lịch sử nhân loại. Chính điều này đã tác động và cổ vũ mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, đưa loài người tiến lên giai đoạn mới, giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đó chính là V.I. Lênin - Người đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nhân loại cuối thế XIX, đầu thế XX. Nhận định điều này, Hồ Chí Minh đã viết những dòng xúc động về tấm gương đạo đức vĩ đại của V.I. Lênin: "Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy đã có ảnh hưởng lớn lao với các dân tộc châu Á và đã khiến cho con tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi"; và "người dũng cảm nhất là V.I. Lênin. Chỉ có V.I. Lênin vậy thôi cũng đủ để làm cho họ ngưỡng mộ sâu sắc và đầy nhiệt tình đối với nước đó và lãnh tụ nước đó... Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội".

Tài liệu tham khảo

1. C.Mác - Ph.Ăngghen:Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.2, tr.410

2. Ban Tuyên giáo Trung ương: Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 150 năm ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2020)

3. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H.2002, tập 1.

4. Học thuyết về cách mạng xã hội chủ nghĩa của Lênin và thời đại ngày nay, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1987.

5. V.I. Lênin. Toàn tập, tiếng việt, Nhà xuất bản tiến bộ, Mát-xcơ-va, t.5

6. V.I. Lênin. Toàn tập, tiếng việt, Nhà xuất bản tiến bộ, Mát-xcơ-va, t.39

7. V.I. Lênin. Toàn tập, tiếng việt, Nhà xuất bản tiến bộ, Mát-xcơ-va, t.41

8. Trích bài báo của Nguyễn Ái Quốc đăng ở Báo Pravda ngày 24/1/1924 nhan đề “Lênin với các dân tộc thuộc địa”.

9. Trích "Diễn biến của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga", Website http://www.nhandan.com.vn/thegioi/ho-so-tu-lieu/item/7015802-.html.

10. GS. Đỗ Tư: "Tư tưởng chính trị của Lênin từ cách mạng Nga đến cách mạng Việt Nam", Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, Năm 2004.