Cường giáp khi mang thai webtretho

Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cường giáp cao hơn rất nhiều so với nam giới. Hơn nữa, hormone do tuyến giáp tiết ra tham gia vào rất nhiều quá trình trong cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi cơ quan của cơ thể khiến nhiều chị em lo lắng về thiên chức làm mẹ của mình. Vậy cụ thể, bị bệnh cường giáp có thai được không?

1. Bệnh cường giáp có thai được không

Tuyến giáp có vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản nói riêng bởi hormone do tuyến giáp sản xuất đều tham gia vào nhiều quá trình khi mang thai và nuôi con. Thực tế Bệnh cường giáp ở phụ nữ làm tăng nguy cơ kinh nguyệt không đều, dẫn đến khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn,…

Phụ nữ là đối tượng mắc bệnh cường giáp cao hơn nam

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh nhân cường giáp không thể mang thai và sinh con. Các chuyên gia y tế cho biết, nếu phụ nữ điều trị bệnh cường giáp tích cực, đúng liệu trình và hiệu quả, họ vẫn có thể mang thai và sinh con như bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé và sức khỏe cho mẹ, phụ nữ mắc bệnh nên điều trị rối loạn cường giáp ổn định trước khi có thai và sinh sản.

Nếu bạn dùng thuốc điều trị cường giáp kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiếp tục sử dụng thuốc trong thời gian mang thai hoặc điều trị. Ngoài ra trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng cần thường xuyên đi thăm khám, theo dõi bệnh để có thể can thiệp sớm ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

Nếu điều trị cường giáp chưa khỏi mà người bệnh mang thai, họ sẽ phải đối diện với nguy cơ cao hơn mắc biến chứng thai kỳ như: sinh non, sảy thai, thai chết lưu,… Đặc biệt nếu xuất hiện những cơn nhiễm độc giáp kịch phát, tính mạng của cả mẹ và bé đều bị đe dọa nếu cấp cứu và điều trị không kịp thời.

Thai nhi cũng bị ảnh hưởng khi mẹ bị cường giáp

Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản khi mắc bệnh cường giáp sẽ được ưu tiên điều trị ổn định trước khi mang thai. Nhưng nếu xác định mang thai, sử dụng thuốc có thể gây hại cho thai nên phẫu thuật sẽ được xem xét. Thời điểm phẫu thuật trị bệnh cường giáp tốt nhất là nửa đầu thai kỳ, khi thai đã ổn định nhưng chưa phát triển triệu chứng, biến chứng bệnh quá mức.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc bệnh cường giáp có thai được không thì câu trả lời là có, nhưng cần làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Điều trị bệnh cường giáp cho phụ nữ mang thai

Bệnh cường giáp không khó chữa, tuy nhiên phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ hạn chế biến chứng bệnh gây ra cho cả sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế phụ nữ mang thai cần cẩn trọng, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ thuốc điều trị hay liệu pháp điều trị nào.

2.1. Nguyên tắc điều trị

Ngoài nắm được bệnh cường giáp có thai được không, chị em cũng cần biết 5 nguyên tắc quan trọng nhất mà mẹ bầu hoặc người dự định mang thai mắc bệnh cường giáp cần lưu ý:

Nguyên tắc 1: Việc sử dụng thuốc và can thiệp điều trị ở phụ nữ mang thai rất hạn chế, vì thế nên điều trị bệnh Tuyến giáp ổn định trước khi mang thai.

Nguyên tắc 2: Phụ nữ mang thai vẫn có thể nuôi trẻ có sức khỏe bình thường nếu theo dõi chặt chẽ, tuân thủ theo điều trị, đặc biệt là việc sử dụng thuốc thường xuyên dưới sự giám sát của bác sĩ. Vì thế tuyệt đối không nên tự ý bỏ thai khi biết bản thân mắc bệnh.

Thai phụ bị cường giáp cần điều trị bằng thuốc kháng giáp theo chỉ định của bác sĩ

Nguyên tắc 3: Ưu tiên dùng thuốc kháng giáp liều thấp theo y bệnh của bác sĩ để điều trị bệnh cường giáp trong thai kỳ. Điều này có thể không đảm bảo nồng độ hormone và hoạt động tuyến giáp trở lại bình thường song nó an toàn với sức khỏe của mẹ và bé.

Nguyên tắc 4: Có nhiều loại thuốc kháng giáp có hiệu quả khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn mang thai và sinh con của người bị mắc bệnh cường giáp. Do đó, việc sử dụng bất kì loại thuốc nào thì luôn cần theo y lệnh của bác sĩ.

2.2. Phương pháp điều trị bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai

Đa phần các trường hợp người mẹ mang thai bị cường giáp nếu điều trị và theo dõi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì con sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường.

Điều trị cường giáp nhẹ

Khi thai phụ không có triệu chứng bệnh rõ ràng, kể cả khi xét nghiệm nồng độ Thyroxin trong máu thì kết quả cũng không quá cao, phương pháp điều trị cần áp dụng là không sử dụng thuốc và theo dõi chặt chẽ, kiểm soát bệnh bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Phụ nữ mang thai thường hạn chế điều trị cường giáp bằng phẫu thuật

Điều trị cường giáp nặng

Thuốc kháng giáp liều cao, tác dụng mạnh áp dụng cho trường hợp phụ nữ mang thai nặng cần được theo dõi thường xuyên. Nếu không kiểm soát tốt, thuốc có thể thấm qua máu vào thai, khiến thai bị suy giáp hoặc rối loạn tuyến giáp khác. Thông thường thuốc kháng giáp PTU liều thấp hoặc điều trị nội khoa vẫn được ưu tiên. Nếu không đáp ứng với điều trị này, bác sĩ sẽ cân nhắc mổ loại bỏ bướu tuyến giáp.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hạn chế bởi việc sử dụng thuốc mê là không có lợi cho thai nhi. Điều trị bằng iod phóng xạ cũng rất nguy hiểm với thai nhi, có thể phá hủy hoàn toàn tuyến giáp ở trẻ hoặc trẻ sinh ra cũng bị rối loạn tuyến giáp tương tự.

Triệu chứng run tay, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh do cường giáp sẽ được khắc phục với thuốc chẹn beta. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, chỉ dùng loại thuốc này khi cần thiết để hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Bỏ thai

Rất hiếm trường hợp phụ nữ mang thai bị cường giáp phải phẫu thuật bỏ thai, chỉ trong trường hợp thai nhi chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh nặng. Lúc này cũng cần điều trị cho bệnh cường giáp ổn định hơn mới bỏ thai để tránh biến chứng cấp đe dọa đến tính mạng.

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất

Như vậy thông tin trong bài viết này đã giải đáp thắc mắc bệnh cường giáp có thai được không cách điều trị bệnh hiệu quả nhất. Nếu cần tư vấn khám, chữa bệnh cụ thể hơn, hãy đến trực tiếp hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc hotline 1900 56 56 56.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến sản xuất hormon tuyến giáp T4 và/hoặc T3 nhiều hơn bình thường làm gia tăng nồng độ hormone lưu hành trong máu, từ đó gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. Cường giáp thường gặp ở nữ giới [tỷ lệ 8 nữ : 1 nam] trong độ tuổi 20 - 50 tuổi hay gặp ở phụ nữ mang thai. Vậy khi mang thai bị cường giáp nên sinh thường hay sinh mổ là an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Có khoảng 3 đến 4% phụ nữ khi mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Các rối loạn này có thể tồn tại từ trước nhưng đa số là xuất hiện sau khi có thai. Dù xuất hiện từ trước hay sau nhưng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi.

Trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ thì thai nhi chưa có tuyến giáp nên thai nhi phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan trong giai đoạn này nếu bị thiếu hormone thì biến chứng rất nặng nề cho cả mẹ lẫn con đó là: Người mẹ có thể bị tăng huyết áp, suy tim còn với thai nhi thường là sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non và đặc biệt là trẻ đẻ ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. Nhưng nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp tính lúc chuyển dạ với tỷ lệ tử vong cả mẹ và con lên đến xấp xỉ 100%. Đó là lý do tại sao tất cả các sản phụ nên tầm soát sớm phát hiện điều trị kịp thời khi bị cường giáp cho phụ nữ có thai là hết sức quan trọng.

Việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai vô cùng quan trọng điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng và làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con từ đó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt. Những bà bầu sau đây nên thực hiện tầm soát bệnh lý tuyến giáp và theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý tình trạng cường giáp:

  • Những thai phụ đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp.
  • Thai phụ có tiền sử gia đình, người thân [bố, mẹ, chị em...] bị bệnh tuyến giáp.
  • Thai phụ đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước.
  • Thai phụ có tiền sử sản khoa như: Sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh.
  • Thai phụ bị bệnh đái tháo đường typ 1.
  • Thai phụ có mắc các bệnh tự miễn như: Viêm khớp dạng thấp, lupus... đều cần phải được sàng lọc bệnh tuyến giáp trong thời gian mang thai.

Thai phụ bị tiểu đường tuýp 1 nên tầm soát bệnh lý tuyến giáp

Cường giáp mà đặc biệt là bị basedow nên đẻ thường hay đẻ mổ là một vấn đề mà nhiều chị em khi mắc phải căn bệnh này luôn băn khoăn, trăn trở.

Đối với sản phụ đang điều trị cường giáp mà mang thai hoặc phát hiện cường giáp trong thai kỳ, bác sĩ điều trị cường giáp sẽ xem xét nghiệm máu của sản phụ mà tư vấn cách sinh con phù hợp nhất. Nếu thấy kết quả xét nghiệm hormone tuyến giáp bình thường thì có thể cho ngừng thuốc tạm thời nhưng vẫn tiếp tục theo dõi, xét nghiệm hormon tuyến giáp hàng tháng vì cường giáp hay bị tái phát trở lại nặng lúc sinh dễ dẫn đến bị bão giáp cấp. Nếu thấy cường giáp nặng thì cần phải can thiệp điều trị thuốc kháng giáp trạng tổng hợp [nên lựa chọn thuốc ưu tiên ít qua rau thai là PTU] và theo dõi chặt chẽ [xét nghiệm TSH, hormon môn tuyến giáp hàng tháng] tránh gây suy giáp cho người mẹ và đứa trẻ.

Thai phụ bị bướu basedow có sinh thường được không còn tùy vào tình trạng cụ thể của từng bà mẹ và sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Phần lớn trường hợp basedow có thể mới xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị Basedow trước đó. Ngoài các triệu chứng kinh điển, người mẹ còn có thể bị đẻ non [sảy thai hoặc buộc mổ bắt con sớm] hoặc tiền sản giật. Mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp, vì vậy việc tiên lượng sinh mổ [thậm chí khi thai chưa đủ tháng] cho mẹ bị Basedow khá cao nhằm mục đích “cố gắng” bảo toàn tính mạng cho cả mẹ và con.

Tuy nhiên, bệnh Basedow có thể được cải thiện vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cũng có thể nặng hơn ở thời kỳ hậu sản. Thông thường phụ nữ bị Basedow sau khi sinh bệnh sẽ nặng lên [thường ở 3 tháng đầu tiên sau sinh], do đó cần tăng liều thuốc kháng giáp trạng trong thời điểm này, đồng thời cần kiểm soát chặt chức năng tuyến giáp. Đứa trẻ có thể bú sữa mẹ nếu bà mẹ được điều trị bằng PTU vì PTU gắn với protein máu cao và ít qua sữa mẹ hơn các thuốc khác.

Bị cường giáp nên sinh thường hay sinh mổ?

Chuyên khoa Nội tiết - Tiểu đường thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là một địa chỉ đáng tin cậy để thăm khám bệnh cường giáp cho phụ nữ mang thai.

Chuyên khoa Nội tiết trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị, dựa trên đặc tính bệnh - các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Đặc biệt, việc xử lý tình huống phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp sinh con như thế nào sẽ có sự phối hợp, hỗ trợ chuyên môn giữa bác sĩ chuyên khoa Nội tiết và bác sĩ sản khoa tại Vinmec để đảm bảo an toàn cao nhất cho mẹ và bé.

Chuyên khoa áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh: điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần [tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật nhân tuyến giáp]. Đặc biệt tại đây có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm:

Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Thị Duyên đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận - Nội tiết.

Bác sĩ đã tham gia nhiều hội thảo trong, ngoài nước và hiện đang là bác sĩ Thận nội - Nội tiết Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Để được tư vấn chi tiết về việc khám và điều trị bệnh cường giáp tại Vinmec Times City, quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE 0243 9743 556 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề