Đại học thương mại cần học những môn gì

Sau 12 năm đèn sách thi đại học là lúc bạn sẽ quyết định tương lai của chính bản thân mình: Đi học hay đi làm? Hầu hết chúng ta đều quá mơ hồ giữa vô vàn sự lựa chọn. “Trường Đại học Thương Mại có tốt không?” là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ thắc mắc. Qua bài viết dưới đây các bạn sẽ được hiểu thêm về ngôi trường này.

Trường Đại học Thương mại [tên tiếng Anh: Thuongmai University, tên giao dịch quốc tế viết tắt: TMU] là trường đại học công lập trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung ương.

– Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp.

– Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại.

– Năm 2015, Trường thành lập cơ sở Hà Nam.

Sau hơn 55 năm đi vào hoạt động, trường đã có những thành tựu xuất sắc trong việc giảng dạy và đào tạo.

Website: //tmu.edu.vn

Địa chỉ: 

  • Cơ sở Hà Nội: Số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở Hà Nam: Đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

  • Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Quản lý kinh tế 
  • Ngành Kế toán-Kiểm toán: Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp; Chuyên ngành Kiểm toán; Chuyên ngành Kế toán công 
  • Ngành Quản trị nhân lực: Chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp 
  • Ngành Thương mại điện tử: Chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử 
  • Ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng.
  • Ngành Hệ thống thông tin quản lý: Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin 
  • Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh; Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại; Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại 
  • Ngành Quản trị khách sạn: Chuyên ngành Quản trị khách sạn 
  • Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 
  • Ngành Marketing: Chuyên ngành Marketing thương mại; Chuyên ngành Quản trị thương hiệu 
  • Ngành Luật kinh tế: Chuyên ngành Luật Kinh tế 
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại; Chuyên ngành Tài chính công 
  • Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế 
  • Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế quốc tế 
  • Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại 
Tham khảo điểm chuẩn năm 2019 đại học Thương Mại

Một trường đại học tốt là một trường phải có giáo viên tốt. Đội ngũ giảng viên của TMU phần đông là các giáo sư, tiến sĩ, theo yêu cầu của bộ giáo dục. Hiện nay trường Đại học Thương Mại đang được trẻ hóa đội ngũ giảng viên, có rất nhiều giảng viên trẻ là thạc sĩ, tiến sĩ. Không chỉ giỏi về chuyên môn mà họ còn rất năng động, nhiệt tình trong việc truyền đạt kiến thức cũng như kỹ năng sống đến với sinh viên. Là một trường thuộc khối ngành kinh tế, trong nền kinh tế hội nhập, việc giảng dạy ngoại ngữ cũng trở nên cấp thiết. Đáp ứng nhu cầu của thị trường cùng xu thế xã hội, việc đào tạo ngoại ngữ ở đại học thương mại rất được chú trọng. Gần 1/6 giảng viên trong trường đã tham gia thỉnh giảng, du học, ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển, Hà lan…

Cảm nhận chung của Vũ Trụ Sách về cảnh quan trường khá là xanh và mát. Bao quanh trường là những hàng cây xanh. Diện tích ở mức vừa phải, không rộng như bách khoa, nông nghiệp nhưng Trường có khuôn viên thuộc loại hài hòa, đẹp nhất trong khối các trường công lập. Trong trường khá nhiều cây xanh, vườn hoa. Sân thư viện là nơi lý tưởng cho các mùa kỉ yếu của sinh viên, thậm chí là nền cho những tấm ảnh cưới từ các cặp đôi.

Khi nói về sự hoàn hảo của trường, một điểm sáng cần nói đến là về các hoạt động liên kết quốc tế của nhà trường.

Bạn muốn đến Hàn Quốc học tập? Trường có chương trình trao đổi du học sinh với đại học Solbridge, Hàn Quốc.

Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…? Bạn đều có cơ hội đến và học tập thông qua các chương trình học bổng của nhà trường. Quá hoàn hảo.

Ngoài ra, trường còn mời rất nhiều giảng viên là người nước ngoài tham gia giảng dạy trên lớp. Vậy có nên học TMU không? Ai nói học trong nước không được trải nghiệm cảm giác với giáo viên là người nước ngoài cơ chứ.

> Top sách ôn thi – luyện đề THPT Quốc Gia chuẩn theo bộ GD 2020

Khi đã trở thành TMUer, ngoài môi trường học tập tốt thì có gì để vui chơi? Đừng lo về vấn đề này, chỉ cần bạn có đủ nhiệt để quẩy không thôi.

Hiện nay, trường tổ chức rất nhiều các chương trình cùng các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên như các giải đấu thường niên: giải bóng đá, bóng ném, thi miss thương mại… Bạn có biết hoa hậu Hoàn vũ Phạm Hương cũng xuất phát từ chương trình Miss thương mại? Nhà trường còn thường tổ chức các buổi giao lưu giữa sinh viên với những người nổi tiếng điển hình mới đây là cuộc gặp gỡ giữa sinh viên Thương Mại với các diễn viên của bộ phim “quốc dân” Về nhà đi con. 

Vậy, Trường Đại học Thương Mại có tốt không? Còn chần chờ gì mà không gửi gắm ước mơ của bạn vào ngôi trường này. Giống như khẩu hiệu của trường: “ Sự lựa chọn để thành công – Choose to succeed” bạn muốn lựa chọn thành công cho riêng mình hãy tự mình trải nghiệm những điều tuyệt vời mà TMU có thể mang lại cho bạn.

Ngành thương mại quốc tế xét tổ hợp môn gì? Học xong ra trường có dễ xin việc? Các kỹ năng yêu cầu trong kinh doanh quốc tế? Đầu ra sau khi tốt nghiệp, điểm chuẩn... Nên hay không nên học thương mại quốc tế?

Sinh viên tốt nghiệp ngành knh doanh quốc tế, chuyên ngành thương mại quốc tế đạt chuẩn về kiến thức giáo dục đại cương theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nắm vững những nguyên lý quy luật tự nhiên xã hội, có đủ kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế xã hội của ngành và chuyên ngành đào tạo ở trình độ đại học.


- Có kiến thức dủ rộng về nền kinh tế, quản lý và kinh doanh quốc tế bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế  phát triển, Kinh tế  môi trường, Kinh tế thương mại đại cương, Kinh tế quốc tế,  Nghiên cứu môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế, môi trường cạnh tranh ngành, môi truờng và thị trường cạnh tranh  của doanh nghiệp, môi trường nội tại doanh nghiệp, Nguyên lý kinh doanh hiện đại- Marketing căn bản, Quản trị học, Nguyên lý kế toán, Thương mại điện tử căn bản.

- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về Kinh doanh quốc tế gồm: Kinh doanh quốc tế, Quản trị đa văn hóa, Đầu tư quốc tế, Luật thương mại quốc tế, quản trị chất lượng, quản trị thương hiệu, quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, quản trị chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin quản lý,  quản trị logicstic kinh doanh,  tổng luận thương phẩm học, quản lý nhà nước về thương mại...
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Thương mại quốc tế gồm: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Marketing quốc tế, Quản trị tài chính quốc tế, Quản trị vận chuyển trong thương mại quốc tế, Quản trị chiến lược toàn cầu, Đàm phán thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, Quảng cáo và  xúc tiến thương mại quốc tế, Nghiệp vụ hải quan.
- Có kiến  thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý- Kinh doanh;

Yêu cầu về kỹ năng trong kinh doanh quốc tế:

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng chung căn bản của ngành Kinh doanh quốc tế và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Thương mại quốc tế :

+ Kỹ năng cứng:
- Lập và triển khai kế hoạch nghiên cứu và phát triển, giải quyết các vấn đề về thương mại quốc tế của doanh nghiệp
-  Hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế của doanh nghiệp
- Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá các thị trường và lập các chương trình marketing xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
- Kỹ năng giao dịch, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và các văn bản chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa
-  Kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ trong xuất nhập khẩu hàng hóa
-  Kỹ năng xây dựng các chương trình vượt rào cản Kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng làm việc theo nhóm [Teamwork]
-  Kỹ năng làm báo cáo, trình diễn và truyền thông thương mại quốc tế
- Kỹ năng tiếng anh đạt chuẩn tương đương cấp độ B1 khung Châu Âu [Quy đổi tương đương theo Thông tư 05 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/02/2012]
-  Kỹ năng tin học sử dụng thành thạo tin học văn phòng và phần  mềm chuyên dụng.

Yêu cầu về thái độ, hành vi trước khi theo học:

Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được các chuẩn về thái độ hành vi sau:
-  Ý thức vượt khó vươn nên trong học tập
-  Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế và khả năng thích nghi với môi trường GD& ĐT trong nhà trường
-  Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị- văn hóa – xã hội
-  Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng
-  Ý thức và kết quả tham gia công tác đoàn thể [Teamwork trong lớp hành chính, lớp học phần, nhóm thảo luận, chi đoàn, chi hội và tổ chức khác của trường.

Ngành thương mại quốc tế ra trường làm gì, có dễ xin việc?

Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại các bộ phận như sau:

- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
- Bộ phận  phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị  chất lượng, phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu.
- Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị tác nghiệp xuất, nhập khẩu [Lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu];
- Bộ phận quản trị logicstic quốc tế
- Bộ phận quản trị tài chính quốc tế
- Bộ phận vượt rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong thương mại quốc tế.
- Bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
- Các công việc R&D xuất, nhập khẩu khác.
- Bộ phận đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh quốc tế
- Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác [quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh…] ở các doanh nghiệp. 

- Các loại hình tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp
- Các loại hình doanh nghiệp thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ có hoạt động thương mại quốc tế
 - Các loại hình doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh có hoạt động thương mại quốc tế
- Các bộ phận nghiên cứu, giảng dạy kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại quốc tế ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Các trường đào tạo ngành thương mại quốc tế:

Dưới đây là thông tin về các môn xét tuyển của một số trường đại học uy tín có đào tạo ngành Kinh doanh thương mại quốc tế:

1. Trường Đại học Ngoại Thương xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế với ba tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – tiếng Anh, Toán – Văn – tiếng Anh dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, thí sinh cần đảm bảo điều kiện: điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT phải từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm từng năm học phải từ loại Khá trở lên.

2. Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM [UEF] xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế bằng những tổ hợp môn: A00 [Toán – Lý – Hóa], A01 [Toán – Lý – tiếng Anh], D01 [Văn – Toán – tiếng Anh], C00 [Văn - Sử - Địa] dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, trường còn mở rộng cơ hội vào đại học cho thí sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT. Trong năm 2017, nếu thí sinh chọn phương thức xét tuyển học bạ THPT này cần đảm bảo điều kiện tốt nghiệp THPT và tổng điểm trung bình lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ từ 18 điểm trở lên với bậc Đại học. Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học những gìThông tin "Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học những gì?" thu hút sự chú ý củacác học sinh THPT 

3. Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế dựa vào điểm thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn Toán - Lý – Hóa, Văn – Toán – Tiếng Anh, Toán – Lý – Anh.

4. Trường Đại học Tài chính Marketing lại xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế với các tổ hợp môn Văn - Toán - Tiếng Anh, Toán – Lý - Hóa, Toán – Lý – Tiếng Anh, Toán – Lý- Văn. Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế là bao nhiêu?Ngoài ra, để chọn được trường phù hợp với năng lực bản thân, bên cạnh việc xem xét ngành Kinh doanh quốc tế xét tuyển môn nào? thí sinh cũng cần chú ý tham khảo thông tin tuyển sinh các trường những năm trước: 2017, 2016.

- Trường Đại học Ngoại thương: có mức điểm dao động từ 21 - 23 điểm đối với tổ hợp Toán – Lý – Hóa [khối A] và 20 - 22 điểm với  tổ hợp Toán – Lý – Anh [khối A1] và Toán – Văn – Anh [Khối D1];
- Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM [UEF]: từ 15 - 18 ở mọi tổ hợp môn xét tuyển.
- Đại học Tài chính - Marketing TP.HCM: 20 – 22,5 với tất cả các tổ hợp môn.
- Đại học Kinh tế - Luật: ở mức 23 – 25 cho tất cả các tổ hợp môn

Phát triển chuyên môn, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.
- Học chuyển đổi sang các ngành đào tạo khác của trường
- Sinh viên có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn [Thạc sỹ, Tiến sỹ] ngành Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế và Kinh doanh thương mại

Hẳn giờ đây các em và bạn đọc cũng đã hiểu phần nào về ngành kinh doanh quốc tế [thương mại quốc tế]. Trên đây là tổng hợp các băn khoăn, thắc mắc nhiều nhất mà bạn đọc gửi về website. Hy vọng với kiến thức nhỏ này sẽ giúp cho con em có góc nhìn về ngành Nghề và có thể mạnh dạn theo đuổi đam mê. Chúc các em thành công!

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề