Đại lượng mà giá trị của nó không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là

Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là: A.

Trắc nghiệm: Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là:

A. Tên

B. Từ khóa

C. Biến

D. Hằng

Đáp án đúng D. Hằng.

Hằng là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.

Cấu trúc khai báo hằng là: CONST = ; Trong đó Tên hằng được đặt theo quy tắc Pascal.

– Pascal là một ngôn ngữ lập trình cấp cao do giáo sư Niklaus Writh – Trường Đại Học Kỹ Thuật Zurich – Thụy Sĩ đề xuất năm 1970 và đặt tên là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học, triết học nổi tiếng người Pháp: Blaise Pascal.

Đại lượng mà giá trị của nó không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là

– Pascal được phát triển theo khuôn mẫu của ngôn ngữ ALGOL 60. Wirth đã phát triển một số cải tiến cho ngôn ngữ này như một phần của các đề xuất ALGOL X, nhưng chúng không được chấp nhận do đó ngôn ngữ Pascal được phát triển riêng biệt và phát hành vào năm 1970.

a. Hằng

* Khái niệm

– Hằng là đại lượng có giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định, nhưng giá trị của hằng không thể thay đổi trong thời gian tồn tại của nó. Nói cách khác là khi ta khởi tạo ra biến hằng thì giá trị của biến đó sẽ không được thay đổi trong suốt chương trình, nếu chúng ta thay đổi thì chương trình sẽ báo lỗi.

* Cách khai báo hằng :

CONST

Tên_hằng = giá_trị;

trong đó Tên_hằng là tự đặt, theo đúng quy tắc của một tên, còn giá_trị có thể là một hằng hoặc một biểu thức mà các toán hạng đều là hằng.

Ví dụ 1:

Const

max = 150;                            {hằng nguyên}

L = False;                               {hằng logic}

A = (5*7)/4;                          {hằng thực}

ch =’Y’;                                  {hằng ký tự}

Ho = ’Viet Nam’;                       {hằng chuỗi}

Lưu ý: Pascal có sẵn một số hằng chuẩn cho phép sử dụng mà không phải khai báo như : Pi (có giá trị bằng số p), MaxInt (có giá trị bằng 32767, là số Integer lớn nhất). Chẳng hạn, có thể dùng lệnh sau :

+ Writeln(‘Diện tích hình tròn bán kính r = 5 là : ’,pi*5*5:8:3);

+ Không đặt tên biến hay tên hàm trùng với các hằng số có sẵn trong Pascal.

b. Biến

* Khái niệm về biến (variable) :

– Biến là đại lượng có giá trị thay đổi được trong chương trình. Mỗi biến phải thuộc về một kiểu dữ liệu nhất định và phải được khai báo trước. Việc khai báo có tác dụng báo cho máy dành sẵn các ô nhớ thích hợp trong bộ nhớ để sẵn sàng chứa dữ liệu.

* Cách khai báo biến :

VAR tên_biến : tên_kiểu_dữ_liệu;

Ví dụ 2 :

Var     x, y, z : Real;   {khai báo 3 biến kiểu Real, mỗi biến được cấp 6 bytes bộ nhớ}

chon : Char;

thoat : Boolean;

i, j : Integer;

ten : String[7];

– Chú ý :

+ Biến ten ở ví dụ trên chứa một dãy không quá 7 ký tự. Ta nói biến tencó độ dài 7 byte. Biến String khai báo tối đa là String[255].

+ Một biến String (chuỗi, sâu ký tự) được cấp một số byte bằng độ dài của nó cộng thêm 1. Byte đầu tiên dùng để ghi số ký tự đang được lưu trữ, mỗi byte còn lại chứa một ký tự.

+ Có thể vừa khai báo vừa khởi đầu (gán giá trị) cho các biến theo cách sau :

Const

x = 25.0;

y : Real = -5.23;

Ho_ten : String[25] = ‘Le Hung’;

Chú ý phân biệt x và y : x là hằng thực, y là biến thực. Trong chương trình có thể thay đổi giá trị của y nhưng không thể thay đổi giá trị của x.

– Pascal là một ngôn ngữ có định kiểu rõ ràng:

– Mọi biến và hằng của kiểu dữ liệu nào chỉ được gán các giá trị của đúng kiểu dữ liệu đó, không được tự do đem gán cho các giá trị của kiểu dữ liệu khác.​

– Việc định kiểu một cách chặt chẽ như vậy khiến cho người lập trình luôn luôn phải có các biểu thức tương thích với nhau về kiểu dữ liệu.​

– Pascal là một ngôn ngữ thể hiện tư duy lập trình có cấu trúc :​

– Dữ liệu được cấu trúc hóa : từ dữ liệu đơn giản hoặc có cấu trúc đơn giản người lập trình có thể xây dựng các dữ liệu có cấu trúc phức tạp hơn.​

– Mệnh lệnh được cấu trúc hóa : từ các lệnh chuẩn đã có, người lập trình có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa hai từ khóa Begin và End khiến chúng trở thành một ngôn ngữ phức tạp hơn gọi là lệnh hợp thành hay lệnh ghép.​

– Chương trình được cấu trúc hóa : một chương trình có thể chia thành các chương trình con tổ chức theo hình cây phân cấp. Mỗi chương trình con nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định cụ thể, điều này giúp cho người lập trình có thể giải quyết từng phần một, từng khối một và có thể cho nhiều người tham gia lập trình, mỗi người phụ trách một vài khối.​

– Ngữ pháp và ngữ nghĩa đơn giản, có tính logic.

– Cấu trúc của chương trình rõ ràng, dễ hiểu.

– Dễ sửa chữa, cải tiến.

Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là:

A. Tên

B. Từ khóa

C. Biến

D. Hằng

1. Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất?

o A. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

o B. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi.

o C. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện.

o D. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau.

2. Phát biểu nào sau đây chắc chắn sai?

o A. Mọi bài toán đều có thể giải được bằng máy tính;

o B. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải;

o C. Không thể viết được chương trình để giải một bài toán nếu như không biết thuật toán để giải bài toán đó;

o D. Chương trình là một mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình;

3. Hãy chọn phát biểu sai?

o A. Một chương trình luôn luôn có hai phần : phần khai báo và phần thân

o B. Các biến đều phải được khai báo và mỗi biến chỉ khai báo một lần

o C. Sau từ khóa var có thể khai báo nhiều danh sách biến khác nhau

o D. Chương trình dịch có hai loại: thông dịch và biên dịch

4. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

o A. Máy tính chỉ nhận biết được kí tự 0 và kí tự 1 nên chương trình bằng ngôn ngữ máy cũng phải được dịch sang mã nhị phân;

o B. Chương trình dịch gồm hợp dịch, thông dịch, biên dịch;

o C. Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có đúng một chương trình dịch;

o D. Một ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể có nhiều chương trình dịch khác nhau;

5. Trong những biểu diễn dưới đây, biểu diễn nào là từ khóa trong Pascal?

o A. Crt

o B. Sqrt

o C. End

o D. LongInt

6. Phát biểu nào dưới đây chắc chắn sai?

o A. Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình;

B. Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó sang chương trình trên ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa của chương trình nguồn;

o C. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình;

o D. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch;

7. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

o A. Chương trình có lỗi cú pháp có thể được dịch ra ngôn ngữ máy nhưng không thực hiện được;

o B. Ngoài bảng chữ cái, có thể dùng các kí tự thông dụng trong toán học để viết chương trình;

o C. Cú pháp là bộ quy tắc dùng để viết chương trình;

o D. Ngoài bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa, một ngôn ngữ lập trình còn có các quy tắc để khai báo biến, hằng…;

8. Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau?

o A. Phát hiện được lỗi cú pháp

o B. Phát hiện được lỗi ngữ nghĩa

o C. Tạo được chương trình đích

o D. Thông báo lỗi cú pháp

9. Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu nào?

o A. { và }

o B. /* và */

o C. ( và )

o D. [ và ]

10. Hãy chọn biểu diễn tên đúng trong những biểu diễn sau

o A. Tensai

o B. -tenkhongsai

o C. (bai_tap)

o D.

Nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và lưu trữ dữ liệu đang được xử lí là:

A. Ổ đĩa cứng     

B. Bộ nhớ trong

C. Bộ nhớ ngoài    

D. Bộ xử lý trung tâm