Lười đọc sách - Tác hại - Biểu hiện và cách khắc phục bệnh lười đọc sách

Lười đọc sách - Tác hại - Biểu hiện của bệnh lười đọc sách, dẫn chứng của việc đọc sách, hướng dẫn khắc phục bệnh lười đọc sách

Lười đọc sách là gì?

Lười đọc sách là một thói quen xấu, được biểu hiện qua việc không dành thời gian cho việc đọc sách, thậm chí là né tránh việc đọc sách. Những người lười đọc sách thường có xu hướng dành thời gian cho các hoạt động giải trí khác, như xem phim, chơi game, lướt mạng xã hội,...

Tác hại của lười đọc sách

Lười đọc sách có thể gây ra nhiều tác hại, cả về mặt học tập, công việc, lẫn đời sống tinh thần. Cụ thể, lười đọc sách có thể dẫn đến những hậu quả sau:

  • Thiếu hụt kiến thức: Sách là kho tàng tri thức vô tận, là nơi lưu giữ những kiến thức, kinh nghiệm của con người từ xưa đến nay. Lười đọc sách đồng nghĩa với việc không tiếp thu được những kiến thức đó, dẫn đến thiếu hụt kiến thức, không thể đáp ứng được yêu cầu học tập, công việc.
  • Giảm khả năng tư duy, sáng tạo: Đọc sách giúp rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của con người. Khi đọc sách, chúng ta phải suy nghĩ, phân tích, tổng hợp thông tin để hiểu được nội dung của sách. Lười đọc sách sẽ khiến khả năng tư duy, sáng tạo của con người bị hạn chế.
  • Vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng ngôn ngữ kém: Sách là nguồn cung cấp vốn từ ngữ phong phú cho con người. Lười đọc sách sẽ khiến vốn từ ngữ của con người trở nên nghèo nàn, dẫn đến khả năng ngôn ngữ kém, khó diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ của mình.
  • Tâm hồn khô cứng, vô cảm: Sách không chỉ cung cấp kiến thức, mà còn giúp bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao giá trị nhân cách của con người. Lười đọc sách sẽ khiến tâm hồn con người trở nên khô cứng, vô cảm, thiếu sự đồng cảm, sẻ chia với người khác.
  • Thói quen xấu: Lười đọc sách cũng là một thói quen xấu, có thể dẫn đến các thói quen xấu khác, như lười biếng, trì trệ,...

Biểu hiện của bệnh lười đọc sách

Bệnh lười đọc sách có thể biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Không dành thời gian cho việc đọc sách: Những người lười đọc sách thường không dành thời gian cho việc đọc sách, thậm chí là né tránh việc đọc sách.
  • Không có hứng thú với sách: Những người lười đọc sách thường không có hứng thú với sách, không thích đọc sách.
  • Chỉ đọc sách khi bắt buộc: Những người lười đọc sách thường chỉ đọc sách khi bắt buộc, như khi học tập, làm việc,...
  • Không đọc sách thường xuyên: Những người lười đọc sách thường không đọc sách thường xuyên, chỉ đọc sách khi rảnh rỗi, hoặc khi có nhu cầu.

Làm thế nào để khắc phục bệnh lười đọc sách?

Để khắc phục bệnh lười đọc sách, cần có sự nỗ lực và cố gắng của bản thân. Một số biện pháp giúp khắc phục bệnh lười đọc sách bao gồm:

  • Tạo thói quen đọc sách: Để tạo thói quen đọc sách, cần bắt đầu từ việc đọc sách thường xuyên. Có thể bắt đầu từ việc đọc sách 10 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần thời gian đọc sách.
  • Chọn sách phù hợp: Chọn sách phù hợp với sở thích, trình độ của bản thân sẽ giúp việc đọc sách trở nên thú vị và dễ dàng hơn.
  • Tạo môi trường đọc sách thuận lợi: Tạo môi trường đọc sách thuận lợi, như bố trí một góc đọc sách riêng, yên tĩnh,... sẽ giúp việc đọc sách trở nên dễ dàng hơn.
  • Tham gia các hoạt động đọc sách: Tham gia các hoạt động đọc sách, như câu lạc bộ sách, hội sách,... sẽ giúp tạo hứng thú và động lực đọc sách.

Đọc sách là một thói quen tốt, cần được rèn luyện và phát triển ngay từ khi còn nhỏ. Hãy dành thời gian cho việc đọc sách để trau dồi kiến thức, nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo, và bồi dưỡng tâm hồn.

Dẫn chứng của bệnh lười đọc sách

Theo thống kê, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách). Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn. Báo cáo Vụ Thư Viện, Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch, tỷ lệ người Việt hoàn toàn không đọc sách chiếm 26%, thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm đến 44% dân số.

Con số thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như: Singapore: 14 cuốn/năm, Malaysia: 10 cuốn/năm, Nhật là 20 cuốn… Những dân tộc hàng đầu thế giới như: Đức, Pháp, Isreal, một người dân đọc từ 20 cuốn sách/năm. 

Ông Nguyễn Quang Thạch - người khởi xướng dự án “Sách hóa nông thôn” cho biết về một cuộc khảo sát cá nhân khác: “Năm 2011 tôi khảo sát 530 phiếu phỏng vấn, trong đó 253 phiếu dành cho nông dân thì câu trả lời về số lượng sách đọc là 0. Với trẻ em, số liệu chênh lệch đọc với thị trấn đến mức tệ hại. Ở các trường vùng thuần nông, các em đọc 0,2- 0,8  cuốn/năm (ngoài SGK), ở thị trấn, con số này là 5 cuốn/năm”. 

Không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm, nhưng người Việt Nam lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách, không bằng số lẻ. Giáo sư Lê Văn Lan cho hay: “Người ta vẫn ví sách là nguồn tri thức vô giá của nhân loại, nhưng phần nhiều giới trẻ không đọc để lĩnh hội tinh hoa đó, mà lại mê “chém gió” ở hàng bia”.

 Khảo sát tại thư viện các trường ĐH lớn của Hà Nội như: ĐH Sư phạm 1, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn… có thể nhận thấy ngay tình trạng thưa vắng người đọc. Thư viện rộng rãi, khang trang, sách thì nhiều mà người đọc thì ít.

Theo khảo sát 100 SV của Trường ĐH Tự nhiên ĐH Quốc gia Hà Nội thì chỉ có khoảng 30% SV tiếp cận thông tin từ sách, số còn lại chủ yếu sử dụng mạng internet. Tương tự ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chỉ có khoảng 25% SV thường xuyên đọc sách. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học.

Một thực tế là, nếu có đọc sách thì loại sách được giới trẻ đọc nhiều nhất là: truyện tranh (60%), kế đến là truyện ngắn (50%), truyện dịch (35%), tiểu thuyết trong nước (30%). Lướt qua con phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) có thể thấy hàng loạt các tác giả như Tào Đình, Tiên Chanh, Cỏ Mạn, Trang Trang… được các bạn trẻ săn đón khi sách của họ được xuất bản.

 Rất hiếm người để tâm tới: “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ. Với họ, những quyển sách “gối đầu giường” đọc nhức đầu, mất nhiều tư duy, “hại não”, mất thời gian trong khi những tiểu thuyết dễ “tiêu hóa” hơn.

Trong một chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” của VTV3 có chủ đề “Văn học thế giới”, bốn tên sách thuộc loại kinh điển được đưa ra để đố là Tây Du Ký, Ông già và biển cả, Người mẹ và Thần thoại Hy Lạp, khi người dẫn chương trình hỏi bạn đã đọc cuốn sách ấy chưa, thì những người chơi đều trả lời rằng... chưa có điều kiện đọc? Hỏi tên tác giả cũng chịu. Ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, trong phần “vượt chướng ngại vật” có câu hỏi: Tác giả Bỉ Vỏ là ai? Thì các học sinh dự thi cũng không trả lời được.

Người Việt hiện dành khoảng 2,5 tiếng mỗi ngày trên Facebook, nhiều hơn 1 giờ so với các mạng xã hội khác, gấp đôi thời gian dành để xem tivi và gấp nhiều lần thời gian dành để đọc sách. Sẽ không đáng lo nếu người dân dùng facebook để kết nối, lĩnh hội thông tin.

 

Lười đọc sách - Tác hại - Biểu hiện và cách khắc phục bệnh lười đọc sách
 Các cuốn sách đang chờ người đọc

 

Nhưng điều đáng buồn là cư dân mạng dùng công cụ này để học hỏi, tìm kiếm thông tin thì ít, mà để cổ súy phong trào “ném đá”, từ trong nhà ra thế giới, tung tin nhảm, thậm chí làm những trò “trẻ trâu” như thách đố cả IS chỉ nhằm mục đích câu like... thì nhiều. Rất nhiều câu chuyện đau lòng từ thế giới ảo nhưng hậu quả thật đã xảy ra. Đánh nhau vì thách nhau trên facebook, tự tử vì bị bôi nhọ, xúc phạm trên face, bị phạt tiền, thậm chí vướng vào lao lý vì tung tin nhảm.

“Lớp trẻ bây giờ hẫng hụt về kiến thức”

Giảng viên, TS Ngô Văn Giá (ĐH Văn hóa Hà Nội) cho biết: Sinh viên của ông là dân văn hóa, báo chí, văn học chuyên ngành, nhưng phần lớn cũng rất lười đọc sách. Một trong những điều thầy thường phải nhắc nhở học trò là đọc, đọc thật nhiều và đọc có lựa chọn. Th.s Phan Quốc Hải (ĐH Khoa học Huế) cho rằng: “Sinh viên hiện nay rất ít đọc sách, thậm chí có một bộ phận không nhỏ không biết đến khái niệm đọc sách là gì.

Một bộ phận lớn sinh viên hiện nay đọc sách rất thụ động, nghĩa là họ chỉ đọc khi có yêu cầu của giảng viên để thuyết trình, làm bài tập nhóm, thảo luận, kiểm tra... hoặc đọc theo kiểu phong trào, nói chung là để đối phó và phục vụ cho việc học một cách tức thời, họ chưa xem đọc sách như là công việc chính của việc học tập theo hệ tín chỉ như hiện nay”.

Nhà thơ Thái Thăng Long phiền lòng: “Văn hóa đọc bị phân tán là do nhiều kênh thông tin lấn át... Lớp trẻ bây giờ hẫng hụt về kiến thức do quá lười đọc. Cũng rất hiếm những người đi tìm những cuốn sách cũ, cổ về nghiên cứu, ngay cả sử nước nhà họ cũng tậm tịt.

Chính một phần tôi cho rằng công tác giáo dục thẩm mỹ ở các trường đại học còn rất kém trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật và âm nhạc. Một khi cảm thụ về văn học kém sẽ dẫn đến nhận thức kém, ứng xử kém. Chúng ta không thể đòi hỏi hơn ở con cháu mình, cũng không thể trách móc chúng, mà cần trách giáo dục trong nhà trường hiện nay mang tính thực dụng quá”.

Sách là những tác phẩm trí tuệ của con người được tổng kết, đúc rút qua thời gian và sự phát triển của nhân loại. Việc lười đọc, ít đọc sách sẽ dẫn đến sự thiếu hụt tri thức đối với tầng lớp học sinh, sinh viên. Việc dành thời gian quá ít cho việc đọc đã khiến họ không có chiều sâu tri thức, lười vận động, thiếu năng lực nghiên cứu tìm tòi, đây là một hiểm họa cản trở sự phát triển của xã hội tri thức. Lười đọc, lười nghiên cứu dẫn tới một số cán bộ, công chức mất dần sự sáng tạo, ngại đổi mới, năng lực chuyên môn, khả năng lý luận hạn chế không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Lười đọc sách nên vốn từ ngữ của các em rất nghèo nàn, tố chất văn chương ngày càng kém. Nhiều câu văn ngô nghê, cẩu thả, trích dẫn tác phẩm sai lệch, râu ông nọ cắm cằm bà kia... Ngay cả trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, các em cũng nói chuyện cộc lốc, “đệm” tiếng Anh, tiếng Việt tùy tiện.

Đối với sinh viên, họ thường xuyên mắc lỗi bởi việc liên tục cập nhật các thông tin trên mạng xã hội sẽ khiến đa số giới trẻ thành thạo với ngôn ngữ mạng. Vốn là văn nói thậm chí bị bẻ cong đi so với từ ngữ chuẩn. Ngôn ngữ này sẽ rất đa dạng và xâm nhập vào văn viết với vô vàn lỗi ngữ pháp cũng như lỗi diễn đạt trong học tập và công việc.

Lười đọc sách khiến cho tâm hồn con người trơ cứng, vô cảm, kiêu ngạo và tự mãn… được bắt nguồn từ sự khô cằn tâm hồn con người. Mà sách chính là cơn mưa tưới vào sự khô cằn ấy. “Không có sách thì không có tri thức...”, câu ấy luôn luôn đúng với mọi thời đại.

Để tạo văn hóa đọc, cha mẹ biết định hướng cho con cái mình ngoài việc học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cần hướng dẫn con đọc gì, xem gì, nghe gì. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng từng bước giúp đứa trẻ hình thành nhân cách sống của chúng. Các gia đình tạo 1 tủ sách trong nhà, mỗi ngày kể 1 câu chuyện hay từ sách cho con trẻ.

Mỗi tuần 1 thành viên trong nhà nói về 1 cuốn sách mình tâm đắc. Dắt trẻ đi nhà sách ít nhất 1 tháng 1 lần. Tặng “sách hay” mỗi tháng khi con trẻ làm được điều tốt. Tạo môi trường tốt cho việc đọc, khuyến khích đọc, bắt đầu từ 1 giá sách, tạo thành góc đọc sách, 1 tủ sách gia đình, phòng đọc sách.

 Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng chính là nhà trường. Ở mỗi lớp học, cấp học, các thầy, cô giáo biết chỉ cho mỗi học sinh của mình phải tìm đọc các tác phẩm kinh điển ấy. Từ đó, tạo thành “phong trào”, phát triển thành một giá trị cho những ai đã tìm đọc các cuốn sách ấy.  Đồng thời, ông bà, bố mẹ phải làm gương cho con cháu về việc đọc, nghiên cứu tại gia đình.

 

 

Đề bài: Em hãy nêu các dẫn chứng về việc đọc sách

Dẫn chứng 1

Book Box(Chiếc hộp sách) là tên một phong trào ý nghĩa do các bạn trẻ Việt Nam tổ chức, những chiếc hộp sách sẽ được đặt ở nơi công cộng và mọi người có thể đến đó đọc sách miễn phí, mọi người cũng có thể mang sách về nhà với điều kiện để một cuốn sách khác vào thế chỗèHành động ý nghĩa, thiết thực, mang sách đến mọi người, phát huy tinh thần nhân ái, sẻ chia của cộng đồng.

Dẫn chứng2

Ông Phạm Thế Cường (Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) là chủ thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng miễn phí. Là một người đam mê sách, ông đã dày công sưu tầm rất nhiều đầu sách bổ ích phục vụ mọi người, đặc biệt là các em nhỏ. Ngoài ra, thư viện của ông còn tổ chức các chuyên đề văn học để những người yêu thích văn chương có thể chia sẻ đam mê của mình.

Dẫn chứng3

Đỗ Phủ, nhà thơ được mệnh danh là Thánh thi của Trung Quốc từng quan niệm “Đọc nát vạn quyển sách, hạ bút như có thần”èSách có vai trò vô cùng to lớn đến việc mở mang đầu óc, trau dồi tình cảm của mỗi người, giúp cho người nghệ sĩ có thể sáng tạo ra những tác phẩm bất hủ.

Dẫn chứng4

Maxim Gorki, “cánh chim báo bão của cách mạng Nga”, cây đại thụ của nền văn học Xô viết, là một người ham mê đọc sách. Tuổi trẻ cơ cực, Maxim Gorki phải tự trau dồi kiến thức qua những cuốn sách quý báu mà ông có được. Ông quan niệm

Dẫn chứng5

Darwin là một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Dẫn chứng6

Cụ Hỳnh Thúc Kháng sinh năm Bính Tí (1876) huyện Tiên phước Tỉnh Quảng Nam. Cụ là người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lúc nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức. Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp dày khoảng 1800 trang cụ đã kiên trì học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của người Quảng và soi rọi cho thế hệ thanh niên đời sau.

Dẫn chứng7

Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: "Không thể lấy lăng kính "hàn lâm" để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta...". Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

Dẫn chứng8

Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần. Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào Thế Giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự, làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Dẫn chứng9

Đọc sách cung cấp cho chúng ta lượng tri thức, thông tin tuyệt vời. Tác dụng sơ khai của sách chính là lưu trữ và cung cấp thông tin cho từ người này đến người khác với cấp số nhân. Theo thời gian, người ta ngày càng hiểu được vai trò to lớn của sách. “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”, Rene Descartes nói. Đọc sách sẽ giúp bạn tiếp nhận những tri thức kinh nghiệm thực tế nhất đã được chắt lọc của người viết. Khi bạn muốn tìm hiểu về trồng hoa bạn có thể tìm các đầu sách liên quan tới nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp, kĩ thuật chăm sóc cây trồng… Tác giả của mỗi cuốn sách đều là chuyên gia, những người đã từng trồng hoa và trồng thành công. Bạn có thể không cần đến trường nếu như bạn có khả năng đọc – hiểu được các loại sách giáo khoa…

Dẫn chứng10

Đọc sách giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn. Mỗi câu chuyện mỗi bài học, mỗi cuốn sách để lại cho chúng lời ta răn dạy về cách ứng xử, lối sống, tư tưởng… đúng đắn. Đọc “Tấm Cám” ai cũng khắc ghi bài học “Ở hiền gặp lành”, truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dạy bài học giữ nước, bạn sẽ hiểu đạo lí “Thương người như thể thương thân” từ truyện “Sự tích Hồ Ba Bể”…

Dẫn chứng11

Đã từng có những cuốn sách không chỉ mở rộng “chân trời mới” đối với một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Đọc một cuốn sách là đi một chặng đường. Những trang sách của Brunô, Ga-li-lê về trái đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kỳ mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những trang sách của Đacuyn về các giống loài không chỉ giúp con người hiểu rõ các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Đi-đơ-rô, Mông- tex-ki-ơ rồi của Mác, của Ăng-ghen… thực sự đã giúp con người làm những cuộc cách mạng. Đọc Ban-dắc ta hiểu thế nào về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền. Đọc thơ Ta-go, thơ Lý Bạch, thơ Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống và tâm hồn của cả các dân tộc trên thế giới. Đọc Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, đọc thơ Bác… ta chiêm nghiệm được biết bao nhiêu điều trong cuộc sống.

Sách phong phú đa dạng là thế. Vấn đề là trong hàng trăm số đó ta lựa chọn loại sách nào để đọc, đọc sách gì cho phù hợp với sở thích, lứa tuổi và phù hợp với thời gian, đem lại nhận thức và tình cảm thiết thực. “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã trôi qua”.