Đánh giá phim tam quốc chiến three kingdoms 2008

Ngoại truyện mà không phải là ngoại truyện, bài viết muốn bình luận về các yếu tố đã làm cho Tam Quốc Chí trở thành bộ tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn nhất của Trung Quốc, và cả sau này khi đã được chuyển thể thành phim. Bài viết lần này dành riêng cho thơ ca đề từ trong Tam Quốc diễn nghĩa 🙂

[kml_flashembed movie=”; width=”480″ height=”200″/]

Tam Quốc diễn nghĩa chủ đề khúc: Tam Quốc mở đầu bằng bài “Lâm Giang Tiên” mà Tử Vi Lang đã dịch như sau:

Sông dài cuồn cuộc ra khơi, Anh hùng: sóng dập, cát vùi thiên thu… Dở hay, thành bại nào đâu? Bể dâu chớp mắt , nghoảnh đầu thành mơ ! Non xanh còn đó trơ trơ, Tà dương lần lửa sưởi hơ ánh hồng. Lão tiều gặp lại ngư ông, Bên sông gió mát, trăng trong, kho trời. Rượu vò lại rót khuyên mời , Cùng nhau lại kể chuyện thời xa xưa… Kể ra biết mấy cho vừa? Nói cười hỉ hả, say sưa quên đời…

Ca rằng: (chép theo trí nhớ người viết bài)

Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông Sóng xô vùi dập hết anh hùng Được, thua, thành, bại theo dòng nước, Sừng sững cơ đồ bỗng tay không.

Non xanh nguyên vẻ cũ Mấy độ bóng tà hồng

Bạn ngư tiều giãi dầu trên bãi Vốn đã quen gió mắt trăng trong Một vò rượu nếp vui gặp gỡ Cuộc đời ta trong chén rượu đầy.

Còn đây là khúc ca kết thúc: Download Link

Lời rằng:

Đã mờ rồi ánh kiếm, ánh đao! Lùi xa rồi tiếng loa, tiếng trống!

Vẫn rõ ràng sống động Bao gương mặt anh hùng.

Con đường xưa ngập trong cát bụi Thành quách xưa hóa thành hoang tàn. Năm tháng oai hùng thành lịch sử Bao chiến công, tên tuổi còn vang.

Mộng bá vương ai người quyết định? Lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân? Sự đời vần vũ như mây gió. Đổi thời gian, đổi cả không gian.

Tụ tán nhờ có duyên. Ly hợp vốn do tình.

Trả món nợ non sông trước mắt. Mặc đời sau thiên hạ luận bình. Nước Trường Giang hóa thành sông lệ. Gió Trường Giang vang mãi bài ca.

Giữa bầu trời lịch sử. Muôn triệu ánh sao sa. Trong dân gian vạn thưở. Ấy muôn triệu đóa hoa.

Thời kỳ lịch sử: Lịch sử Trung Hoa đặt dấu mốc đầu tiên là thời vua Nghiêu, vua Thuấn; sau đó Thành Thang lập nên cơ nghiệp nhà Ân. Nhà Ân trải qua hơn 500 năm, cuối cùng mất trong tay Trụ Vương Ân Thọ do cũng vì đam mê tửu sắc. Câu chuyện Trụ Vương-Đắc Kỷ nhất định sẽ có dịp bàn luận khi nói tới Phong Thần Diễn Nghĩa của Hứa Trọng Lâm.

Nhà Ân mất, Châu Võ Vương được Khương Tử Nha phò tá lập nên nhà Châu, thiên hạ thái bình thịnh trị trong hơn 8 đời rồi cũng loạn lạc do cái loạn Khuyển Nhung mà mầm mống cũng vì Châu Tuyên Vương mê đắm Bao Tự mà ra. Nhà Châu suy yếu, 7 nước mạnh lên, lập nên thế cuộc Chiến Quốc trong suốt 873 năm – thời kỳ này có thể coi là thời kỳ nhiều biến động nhất của lịch sử Trung Hoa cổ và đã được Phùng Mộng Long chép lại qua Đông Chu Liệt Quốc. Ngoài ra, một tích truyện cũng rất đặc sắc thời này là truyện Bàng Quyên – Tôn Tẫn trong Phong Kiếm Xuân Thu của Tô Chẩn, chúng ta sẽ có dịp đề cập đến truyện này.

Đánh giá phim tam quốc chiến three kingdoms 2008
Trong 7 nước thời Chiến Quốc, Tần là nước mạnh nhất. Thủy Hoàng Đế với tài thao lược trị quốc đã gồm thâu 6 nước (Tề, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Yên); thiên hạ tuy hết loạn can qua, nhưng Thủy Hoàng bạo ngược nên không được lòng dân. Nhà Tần mạnh vậy mà chỉ truyền được đến thời thứ hai thì mất. Cao Tổ Lưu Bang trong cuộc phân tranh đối đầu với Sở Bá Vương Hạng Vũ, vì khéo léo dùng người và tài mưu trí nhìn xa trông rộng, kèm theo Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà phù tá mà cuối cùng giành được giang sơn. Hán Sở tranh hùng do Mộng Bỉnh Sơn dịch đã chép lại chân thực và hấp dẫn câu chuyện đối đầu này.

Thiên hạ tan lâu lại hợp, nhưng hợp rồi ắt sẽ lại tan. Nhà Hán truyền được đến đời Hán Hiến Đế thì suy yếu; từ đây thiên hạ chia ba. Cái thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô được La Quán Trung xây dựng thành tiểu thuyết dã sử Tam Quốc diễn nghĩa chính là nhắm vào thời kỳ này. Sau này kèm theo lời bình của Mao Tôn Cương, Tam Quốc đã trở thành cuốn sách gối đầu cho bất cứ ai đam mê dã sử cùng hình tượng các nhân vật, trận đánh lịch sử.

quả thật, bề ngoài, đây là 1 bộ phim giống với motif phim võ hiệp điện ảnh TQ gần đây, những trận chiến lớn, giáp sắt và vũ khí, ngựa và những anh hùng. Nhưg sâu bên dưới lớp vỏ ngoài cũ kỹ ấy, là lời nhắn gửi đầy tính triết lý về cuộc đời của 1 anh hùng.

nửa đầu phim lướt quá nhanh, giống như 1 bộ phim tài liệu về Triệu tử long thì đúng hơn 1 bộ phim điện ảnh. 2 tình tiết có giá trị nhất chỉ là tấm bản đồ mang mơ ước được đặt chân lên toàn bộ mảnh đất Trung Hoa của 2 chàng lính quèn và lời hẹn của Triệu Vân với cô gái trong gánh hát: ta sẽ trở về, khi hòa bình được thiết lập trên đất nước này.

Đánh giá phim tam quốc chiến three kingdoms 2008

nếu ai đó vội nghĩ rằng, họ đã phí tiền để xem 1 bộ phim tầm phào, thì nhất định sẽ ân hận, như tôi vậy, khi ôm mặt khóc nức nở lúc những chiến tướng cuối cùng của Tử Long gục ngã. Điên khùng, đến giờ vẫn ko hiểu tại sao ko thể kiềm chế được cảm xúc của mình lúc ấy.

Bước ngoặt của bộ phim là lúc nhà Thục quyết định tiến quân Bắc phạt thêm 1 lần nữa chống lại nhà Ngụy. Triệu Vân lúc này đã là 1 vị tướng già, gây dựng được danh tiếng lẫy lừng trên khắp đất Trung Hoa với danh hiệu bất khả chiến bại trước Tào quân. Trọng trách được đặt lại trên vai những vị tướng trẻ như Quan Hưng và Trương Bào. Nhưng Triệu Vân đã quyết tâm ra trận. Những người từng cùng ông sinh tử trên sa trường như Quan Vũ, Trương phi đều đã mất, chỉ còn ông như tượng đài cuối cùng của 1 quá khứ hào hùng trong lòng quân Thục. Khổng Minh nói với ông rằng: chúng ta chỉ là lớp người già vẫn mang ảo tưởng về những vinh quang trong quá khứ, hãy dừng lại, để danh tiếng còn mãi được lưu truyền. Nhưng Triệu Vân không chấp nhận, chiến đấu là lẽ sống của ông. Suốt 20 năm chinh chiến, ước vọng duy nhất là hòa bình, vậy mà lúc này, khi sắp bước tới khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, đất nước vẫn chia 3, giang sơn vẫn trong cơn chiến loạn. Vị tướng già tin rằng mình phải tiếp tục cho tới lúc ước mơ được thực hiện. Và ông ra trận.

Đánh giá phim tam quốc chiến three kingdoms 2008

“Tại sao ta lại bị đối xử như thế này?” Trong căn đại điện trên Phụng Minh Sơn, đối diện với bức tượng phật lạnh lùng phía trước và đại quân của Tào Anh phía sau, ông chua chát hỏi La Bình An, cũng là hỏi chính mình. Trận chiến này, ông rốt cục chỉ là con mồi. Bị phản bội, bị bao vây, một nhúm quân phải đối mặt với vạn quân Tào để chờ cứu viện ko bao giờ tới. Cái ông đau đớn, ko phải vị thất bại trước mắt mình, mà cảm giác bị xem thường và bỏ rơi khi trở thành vật thí mạng cho cuộc chiến Thục – Ngụy. Khổng Minh ko chủ ý dồn ông vào đường cùng, nhưng từ lúc nào, vị tướng dũng mãnh này bỗng được sử dụng như 1 viên đá cản đường?

Nhưng Tử Long không lùi bước, không đầu hàng, ông vẫn phải chiến đấu, dù đó là cái chết. Bản sắc anh hùng được khắc họa và tôn vinh triệt để trong cuộc đấu trí và đấu sức của ông với Tào Anh, một nữ tướng trẻ trung và đầy tham vọng, 1 bản sao của Tào Tháo, gian hùng thời loạn. Khi tiếng đàn ngân lên giữa hồi trống trận, bên oai hùng, giục giã, bên thê lương, lạnh lùng, không khí như lắng lại, tạo cảm giác về sự bình lặng nhưng đầy căng thẳng trước cuộc chiến sinh tử. Âm thanh của phim có thể nói là cực kỳ xuất sắc. Từ tiếng ngựa hí, tiếng vó ngựa dồn bước, tiếng hét xông trận, cho tới những khung hình ko có chút âm thanh, đều mang lại sức cuốn hút khó tả với đôi tai của khán giả.

Đánh giá phim tam quốc chiến three kingdoms 2008

Ông ngồi trên đài cao, nhìn những người lính cuối cùng xung trận, không nói 1 lời, chỉ đôi mắt như muốn thu vào lòng tất cả mọi cảm xúc. Từng người ngã xuống. Họ đã theo ông dù biết đây là tử địa, họ đã chiến đấu với 1 niềm tin son sắt giống như ông. Cái chết của họ là vì 1 tương lai khác, 1 tương lai ko có chiến tranh, 1 tương lai mà những người thân của họ được sống hòa bình, con cháu của họ không phải khóc chồng con ra trận rồi chờ đợi cả 1 đời. Cả bên Tào lẫn bên Thục, những người lính đều mang tâm trạng ấy để chết. Chiến tranh tàn khốc, nhưng người ta vẫn phải chiến đấu để không còn chiến tranh, ấy là điều cuộc chiến cuối cùng muốn nói.

Rồi thì ông vẫn là 1 anh hùng. Trong căn điện thờ kia, 4 người vẫn sẽ đợi ông, những chiến hữu, những cố nhân, cái chết chỉ đưa ông tới bên họ, và những người khác sẽ tiếp tục giấc mơ mà ông ôm ấp chưa thành.

Đời người dẫu dài, vòng xoay vẫn quá nhỏ. Tấm bản đồ sau 30 năm mở ra, họ vẫn chưa đi hết những nơi muốn đến. Quay lại nơi họ đã bắt đầu sau 30 năm, những gì muốn làm vẫn chưa làm được. Họ cứ nghĩ họ sẽ đi được rất xa, hoài bão rất lớn, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, tới lúc về già mới nhận ra cuộc đời thật quá ngắn ngủi, anh hùng rốt cuộc chỉ là 1 cái tên.

La Bình An, người huynh đệ từ thủa hàn vi, người cuối cùng đã phản bội Tử Long. Tại sao? Họ cùng có 1 điểm xuất phát, nhưng sau 30 năm, 1 người là anh hùng, 1 người vẫn là tên lính quèn. Khác biệt ở đâu? Vì Tử Long không chiến đấu vì bản thân mình. Ông ra trận vì ước mơ dành cho cả thiên hạ. Ông chiến đấu không vì danh tiếng của bản thân, mà chiến đấu để chiến thắng. Ngay cả tới phút cuối cùng, sự khác biệt là ở chỗ 1 người dám đơn thân xông về phía địch, 1 người chỉ biết đứng phía sau, gục ngã trong sự ân hận và cảm phục.

Đánh giá phim tam quốc chiến three kingdoms 2008

Cuộc chiến không bao giờ kết thúc, Tử Long vẫn mãi là một chiến tướng, chiến đấu và chiến thắng. Đó ko phải là hình tượng Triệu Tử Long của riêng Tam Quốc, mà là Anh Hùng trong lịch sử chiến tranh.