Báo cáo tham luận về xây dựng xã hội học tập

Năm 2017, Hội Khuyến học các cấp triển khai nhiều nhiệm vụ về xây dựng, phát triển tổ chức Hội; đẩy mạnh các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài; tiếp tục tham mưu và làm nồng cốt nhân rộng các mô hình học tập theo Quyết định 448/QĐ-HKHVN của Hội Khuyến học Việt Nam và thực hiện đại trà xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp Phường theo Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát huy vai trò của Hội Khuyến học trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Hội Khuyến học thành phố và quận 10 đã phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ với phương châm “Tập trung cho các Hội cơ sở, liên kết phối hợp tốt, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Để thực hiện đạt kết quả tốt các mục tiêu, nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhất là việc nhân rộng các mô hình học tập, thực hiện đại trà xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp Phường và tham gia phối hợp nâng chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, đòi hỏi các cấp Hội Quận 10 phải chủ động đề xuất và thực hiện những giải pháp đồng bộ để xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở Hội; đồng thời phải tham mưu tốt để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia phối hợp thực hiện của các ban ngành, đoàn thể quận – phường. Trong đó, chú trọng việc tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo;trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động và hướng dẫn các đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập theo kế hoạch của thành phố và quận.Từ tình hình trên, trong năm 2017 Hội Khuyến học Quận 10 đã xây dựng và thực hiện giải pháp “Nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ Chi hội khuyến học tại cơ sở” và chủ động phối hợp với Phòng Giáo dục – Đào tạo để tham mưu Ủy ban nhân dân quận, Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập quận tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng có liên quan. Cụ thể trong năm quận đã tổ chức các lớp tập huấn và tọa đàm chuyên đề sau :- UBND Quận tổ chức tập huấn về Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo, hướng dẫn việc thực hiện 15 tiêu chí và quy trình, đánh giá xếp loại, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp phường theo quy định và triển khai Kế hoạch thực hiện đại trà xây dựng Cộng đồng học tập cấp Phường cho lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể quận, Ủy ban nhân dân và Hội Khuyến học 15 phường [Báo cáo viên: Hội Khuyến học thành phố].- Tổ chức tập huấn về tổ chức hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng năm 2017, triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn theo Văn bản hợp nhất số 10/VBHN/BGDĐT ngày 14/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn một số kỹ năng trong tổ chức, hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu phát huy vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng trong phong trào học tập suốt đời trong giai đoạn hiện nay. Đối tượng tham gia tập huấn: Thành viên Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập quận, Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng 15 phường [gồm Giám đốc 2 Phó giám đốc] và Cán bộ chuyên trách giáo dục 15 Phường. [Báo cáo viên : Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố]. - Hội Khuyến học Quận tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ Chi hội khuyến học quận và 15 phường gồm 3 chuyên đề về kiến thức và kỹ năng công tác Hội, với sự tham dự của 126 cán bộ Chi hội khuyến học khu phố và cơ quan [Báo cáo viên : lãnh đạo Hội Khuyến học thành phố, Ban Tuyên giáo Quận ủy và Hội Khuyến học quận].- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy trình và hồ sơ, thủ tục tự kiểm tra, đánh giá, đề nghị công nhận danh hiệu” Cộng đồng học tập” cấp Phường theo Thông tư 44 cho cán bộ Hội Khuyến học 15 Phường nhằm giúp Hội khuyến học các Phường tham mưu thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, đánh giá năm 2017.+ Bên cạnh đó, Hội Khuyến học quận cũng tập trung tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề gắn với việc thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ của Hội. Các buổi tọa đàm được tổ chức tại quận hoặc đưa về tổ chức tại cơ sở [do các cụm đăng cai tổ chức], tùy theo từng chuyên đề BTC sẽ mời các thành phần có liên quan tham dự. Tại các buổi Tọa đàm, đại biểu sẽ được nghe báo cáo đánh giá tình hình trực trạng, yêu cầu, nhiệm vụ và thảo luận các giải pháp thực hiện;qua đó tạo điều kiện để cán bộ hội cơ sở cùng tham gia bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm, đề xuất ý kiến với Quận. Trong năm 2017, Hội Khuyến học quận đã tổ chức 3 cuộc Tọa đàm chuyên đề :


Trao đổi ý kiên trong buổi toa đàm chuyên đề

- Chuyên đề 1 : Phát huy vai trò của Hội Khuyến học trong tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng [tham dự : lãnh đạo Phòng GD-ĐT, lãnh đạo UBND Phường, Thường trực Hội Khuyến học 15 Phường, cán bộ chuyên trách TT.HTCĐ, đại diện một số Chi hội cơ sở].-Chuyên đề 2 : Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Chi hội khuyến học cơ sở [tham dự : lãnh đạo UBND Phường, Thường trực Hội KH 15 Phường, đại diện 79 Chi hội thuộc 15 Phường].- Chuyên đề 3 : Giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển hội viên mới [tham dự: lãnh đạo UBND Phường, Thường trực Hội KH 15 Phường, đại diện các Chi, Tổ hội thuộc 15 Phường].Qua việc giao nhiệm vụ đăng cai tổ chức các buổi tọa đàm, đã giúp cán bộ Hội các Phường học hỏi thêm kinh nghiệm về chuẩn bị nội dung, công tác tổ chức và tạo được mối quan hệ đoản kết chặt chẽ, thân tình trong cán bộ Hội.

+Kết luận :

Năm 2017, Hội Khuyến học quận 10 đã phấn đấu hoàn thành đạt kết quả tốt nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tậptheo định hướng của Hội Khuyến học thành phố, nhiệm vụ của Quận ủy – Ủy ban nhân dân quận giao. Trong các giải pháp thực hiện, quận xác định bên cạnh công tác tham mưu, phối hợp, cần tập trung thực hiện thật tốt công tác tuyên truyền, tập huấn đến từng đối tượng có liên quan, phải chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp, từ đó công tác tập huấn, tọa đàm mới đạt được mục tiêu và mang lại hiệu quả tốt.Qua việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn, tọa đàm sâu rộng đến từng ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân 15 Phường, cán bộ Hội khuyến học và các đối tượng có liên quan, việc tổ chức thực hiện nhân rộng các mô hình Gia đình học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và xây dựng Cộng đồng học tập cấp Phường trên địa bàn quận 10 đã được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể, cơ quan, trường học, hệ thống chính trị tại khu phố và thúc đẩy hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo Thành phố!

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Qua những lần phổ biến, quán triệt các văn bản của Đảng, của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập, thực hiện học tập suốt đời, đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt trong tổ chức Đảng, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ các Chi hội Khuyến học, cán bộ Tổ dân phố trong Phường Nguyễn Du chúng tôi, mọi người đều cảm nhận là ổn, bởi thấy rõ hầu như ai cũng nhận thức được ngay về các vấn đề được nêu trong các văn bản.

Điều rất mừng và tự hào là trong mấy chục năm qua, nền giáo dục và đào tạo của nước ta được phát triển không ngừng, các thế hệ chúng ta được học hành chu đáo. Dân trí của người Việt Nam từng bước được nâng cao. Nhưng có thể dễ thấy là còn rất nhiều kiến thức chúng ta chưa biết, do không thể đủ điều kiện học tập trong những năm học ở nhà trường. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển làm giàu lên rất nhanh kho tàng tri thức của nhân loại, mà những cái mới đó chúng ta trước đây chưa biết.

          Chúng ta xây dựng xã hội pháp quyền, mọi người đều thực hiện “Sống, học tập và làm việc theo pháp luật”, thì tất cả mọi người già - trẻ - lớn - bé đều phải biết các quy định trong Hiến pháp và các pháp luật để cùng nhau chấp hành theo. Thực hiện xây dựng xã hội văn minh hiện đại, ngày càng có nhiều phương tiện tiên tiến phải dùng; thì ai ai cũng nên biết rõ về những phương tiện đó để sử dụng có kết quả và phục vụ tốt cho cuộc sống.

Vậy thì, “dân trí” của mọi người cần phải không ngừng được nâng cao; tất cả mọi người cần phải học để hiểu biết nhiều hơn, để có thể thích nghi với điều kiện sống của xã hội phát triển.

Tưởng như những suy nghĩ đó là hiển nhiên; việc thực hiện học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập không đáng phải bàn nhiều. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng tôi nghĩ rằng đối tượng chính cần được hiểu và vận động tham gia vào các hoạt động khuyến học, là tất cả mọi người dân, chứ không chỉ là với đội ngũ cán bộ. Thu hút được càng nhiều người dân tham gia mới có kết quả và hiệu quả tốt trong thực hiện các yêu cầu được nêu. Trong chương trình tổ chức họp nhân dân các Tổ dân phố đầu năm 2019, Hội Khuyến học Phường Nguyễn Du đã thống nhất với UBND Phường, có phần nội dung phổ biến quán triệt đến toàn thể người dân văn bản Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, và một số nội dung liên quan trong Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khi triển khai tuyên truyền phổ biến các văn bản đến với người dân, mới nảy sinh những điều phải dày công giải thích. Đã có những ý kiến người dân đặt lại vấn đề, đòi hỏi phải được làm rõ.

Xin nêu một vài ý kiến như sau:

1] Câu hỏi thứ nhất đặt ra trong yêu cầu xây dựng xã hội học tập, là: Những ai cần học tập? Có cần thiết các hộ gia đình đều phải đăng ký “Gia đình học tập” hay không?

          Một quan niệm rất thống nhất về việc học là nhiệm vụ bắt buộc với trẻ em, để bảo đảm mọi trẻ em có đủ kiến thức cần thiết cho cuộc sống và làm việc.

          Còn đối với người lớn, việc học cũng là yêu cầu cần thiết, để có thêm hiểu biết đáp ứng các yêu cầu của công việc, của cuộc sống.

          Do đó, có thể khẳng định là hầu như các gia đình đều cần phải học [trừ một số rất ít người có bệnh không thể tiếp thu học tập].

Chúng tôi xác định 4 đối tượng cần đăng ký “Gia đình học tập” là: tất cả gia đình đảng viên; tất cả gia đình cán bộ trong hệ thống chính trị; tất cả gia đình có con cháu đang đi học; các gia đình khác tự nguyện. Hội Khuyến học Phường báo cáo và được sự đồng tình của Đảng ủy, của UBND Phường, xác định chỉ tiêu đăng ký “Gia đình học tập” là trên 90%. Cuối năm tỷ lệ đạt được bao nhiêu, sẽ không phải là tất cả.

2] Câu hỏi thứ hai nêu ra là: Cần học những gì?

          Hỏi lại ông A: “Ông thường dậy sớm đi bộ ở Công viên từ 4g30-5g sáng, có gì tốt có gì hại?”. Câu trả lời: đó là thói quen ngủ dậy sớm thôi.

          Hỏi bà B: “Bà dùng thuốc và các thực phẩm chức năng thế nào là đúng?”. Bà B bảo là cứ nghe các chị em bảo nhau cách dùng.

          Hỏi mọi người: “Các bác đi xe máy, xe đạp trên đường thấy có các vạch sơn, chỗ thì liền vạch, chỗ thì đứt đoạn, có nghĩa thế nào?”. Nhiều người nói là chả để ý chuyện đó, cứ chỗ thoáng là đi thôi.

          Còn vô số điều có thể đặt ra câu hỏi, và có thể thấy tương đối rõ các ý trả lời không được đúng với yêu cầu. Còn rất nhiều cái thường đụng chạm đến trong cuộc sống mà không phải ai cũng có thể biết.

          Như vậy, có thể nói gọn là: chúng ta phải học những gì chưa biết, học để mở mang kiến thức, nâng cao “dân trí”, học để là người văn minh sống trong xã hội văn minh, học để sống tốt hơn, làm tốt hơn, đóng góp được nhiều hơn.

          Đối với trẻ em đang đi học, phần lớn những điều cần học được tiếp nhận tại nhà trường. Nhưng cũng còn nhiều kiến thức khác không thể học ở nhà trường, thì trẻ em cũng cần học thêm, ví dụ về kỹ năng sống, về các kỹ năng thực hiện các việc trong đời sống gia đình, về giao tiếp ứng xử trong cộng đồng, … Người lớn trong gia đình, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Trung tâm Học tập cộng đồng cần có giải pháp giúp cho trẻ em được học thêm những điều này. Các lớp học thêm cho các cháu vào dịp hè, là nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

          Một nội dung nữa với các cháu cần được giúp đỡ để các cháu học tập được tốt, là về phương pháp học tập. Những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, không phải chỉ có trí thông minh, mà còn có phương pháp học tập tốt. Cần tổ chức hướng dẫn cho học sinh về phương pháp học tập. Hội Khuyến học Phường Nguyễn Du có kế hoạch phối hợp với Trường THCS Tây Sơn tổ chức một số buổi trao đổi trong học sinh từng khối lớp về phương pháp học tập, tiến hành vào đầu của năm học mới.

          Đối với người lớn, rất nhiều điều cần được bổ sung kiến thức, như về các thông tin pháp luật, về lý luận chính trị hoặc thời sự chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa - an ninh, về chăm sóc sức khỏe, về kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện đại, v.v…

3] Câu hỏi thứ ba nêu ra là: Cách học cho người lớn như thế nào?

          Không phải việc học là cứ phải đến trường, đến lớp. Cách học hết sức đa dạng: qua đọc báo, xem tivi, nghe đài, dự các buổi tư vấn - tọa đàm - sinh hoạt CLB, xem trên mạng, người đã biết phổ biến cho người chưa biết, tự để ý người khác làm và học theo, … Có thể nói rất dễ dàng thực hiện với mọi người.

Thời gian qua, Hội Khuyến học Phường Nguyễn Du đã tổ chức một số buổi tọa đàm về các chủ đề: cách người lớn trong gia đình giáo dục giới tính cho trẻ; trao đổi ý nghĩa của các cuốn sách hay có tác dụng bồi dưỡng tình cảm yêu thương của con người đối xử với nhau; về xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch; về cách học của Bác Hồ. Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi tổ chức nhiều buổi tư vấn chăm sóc sức khỏe, dùng thuốc đúng cách, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, cách thực hành tiết kiệm, … Những tọa đàm, tư vấn, sinh hoạt CLB như vậy rất bổ ích, ai cũng thấy thu nhận thêm được nhiều điều tốt. Không chỉ các cán bộ đoàn thể, cán bộ cơ sở, mà nhiều đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhiều người dân đã hào hứng thực hiện cách thức học tập suốt đời thích hợp, và mong mỏi được tiếp tục tham gia vào những sinh hoạt bổ ích đó.

Nghe về tấm gương học tập của Bác Hồ, mọi người vô cùng hứng thú. Bác Hồ thực hiện việc học rất đều đặn liên tục từ khi lớn lên cho đến những năm cuối đời, học chữ, học làm thợ, học làm cách mạng, học lý luận chính trị, học khoa học - kỹ thuật, học chuyên môn nghiệp vụ, học ngoại ngữ, học rèn luyện sức khỏe, học quân sự, học những điều cần biết có ích cho cuộc sống. Cách thực hiện việc học của Bác là học từ gia đình, học ở trường lớp, học từ bạn bè, từ nhân dân, học trong thực tiễn, học đi đôi với hành; chủ yếu là tự học.

          Bác căn dặn: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”. Năm 1966, Bác nói: “Bác thường nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi mà đã cho mình là già cho nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.

Kính thưa quý vị đại biểu!

          Mấy chục năm nay và đến bây giờ, sự tiến triển của dân trí người Việt Nam bị tụt lùi rất rõ so với sự phát triển rất nhanh của khoa học và kỹ thuật. Tỷ lệ rất cao người dân chúng ta, ngay cả ở các đô thị, ở Thủ đô Hà Nội, không biết thích ứng với những yêu cầu kỹ thuật hiện đại trong đời sống văn minh. Do vậy, cần phải khẳng định việc học là với tất cả mọi người để có thêm những kiến thức hiểu biết cần thiết có thể thích ứng với điều kiện sống ngày càng hiện đại văn minh ngày nay.

Những văn bản của Đảng, của Chính phủ về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời, là rất kịp thời và được chỉ đạo triển khai rộng rãi để khắc phục tình trạng lạc hậu của dân trí so với tiến triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật. Thời gian qua, các ngành các cấp đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện các yêu cầu đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, như được nêu trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Nhất là Hội Khuyến học, từ Trung ương đến các cấp dưới, là lực lượng chủ chốt thúc đẩy tổ chức các hoạt động cụ thể để triển khai có hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra. Tiếp đó, việc triển khai phổ biến, giải thích nội dung các văn bản đến với người dân có tác động rất tích cực, nhiều người dân đã hiểu và hưởng ứng tham gia vào các hoạt động học tập suốt đời một cách tự giác.

          Tôi trình bày như vậy để muốn khẳng định rằng chủ trương xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời, là rất đúng, rất cần thiết cho mọi người dân. Hội Khuyến học và các đoàn thể, Chi bộ Đảng, các tổ chức, đơn vị cần thực hiện đều đặn hằng năm những hoạt động học tập thiết thực, động viên toàn thể đảng viên, đoàn viên, hội viên, mọi người dân cùng nhau tham gia học tập để thường xuyên bổ sung thêm cho mình những kiến thức cần thiết cho cuộc sống ở xã hội văn minh.

            Xin cảm ơn các quý vị đại biểu đã lắng nghe!

            Kính chúc các quý vị đại biểu mạnh khỏe và thành đạt trong mọi mặt!

TG. Vũ Hy Chương  - Phường Nguyễn Du

Video liên quan

Chủ Đề