Danh sách hội đồng nhân dân tỉnh thanh hóa
(Thanhhoa.dcs.vn): Kỳ họp thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII đã ban hành một số nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 về Sửa đổi một số nội dung tại Điều 5 của Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 257/2022/NQ-HDND ngày 13/7/2022 của HDNĐ tỉnh: Sửa đổi Bảng tiêu chí 4: số đơn vị hành chính cấp xã tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 như sau: - Số đơn vị hành chính cấp xã của huyện dưới 10 xã: hệ số 0,1 - Số đơn vị hành chính cấp xã của huyện từ 10 đến dưới 16 xã: hệ số 0,12 - Số đơn vị hành chính cấp xã của huyện từ 16 xã trở lên: hệ số 0,14 Sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau: "2. Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Tiêu chí và hệ sổ phân bổ vốn cho địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này. Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định sổ 02/2022/QĐ-TTg. Điều khoản chuyển tiếp Các phương án phân bổ vốn, quyết định phân bổ vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục triển khai các nội dung theo quyết định đã được phê duyệt. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 29 tháng 9 năm 2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 10 năm 2023. Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 về sửa đổi, bổ sung Điều 6 và một số nội dung Phụ lục ban hành kèm theo Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chưong trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 258/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của HDNĐ tỉnh: Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau: “Hằng năm, ngân sách tỉnh bố trí đối ứng không thấp hơn 10% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình và thực hiện việc phân bổ vốn theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức tại Quy định này”. Sửa đổi nội dung tại điểm 2.1, điểm 2.2, khoản 2 Tiểu dự án 2. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phụ lục số III.
Sửa đổi nội dung tại điểm 1.2, khoản 1 Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường phổ thông có học sinh ở bán trú (HSBT) và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiếu số, Phụ lục so V như sau: “Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu thực tế của các huyện xây dựng dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2, khoản 2 Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Phụ lục so V như sau: “2.2. Phân bổ vốn sự nghiệp: Nội dung 1: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc: Phân bổ vốn cho các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh 100% trong đó: Ban Dân tộc tỉnh không quá 50%, Sở Giáo dục và Đào tạo không quá 35%, các đơn vị: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, mỗi đơn vị tối thiểu 5%. Không phân bổ vốn cho các huyện. Nội dung 2: Đào tạo đại học, sau đại học: “Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù họp với nhu cầu thực tế của các huyện, thị xã đảm bảo đúng đối tượng chính sách được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 47 Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban Dân tộc, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt”. Sửa đổi, bổ sung nội dung tại điểm 3.2, khoản 3 Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Phụ lục số V như sau: “Phân bổ vốn cho các huyện và Trường trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa: Áp dụng phương pháp tính điểm theo các tiêu chí như sau: Mỗi học viên được đào tạo nghề với số điểm 0,035, số lượng là a; tổng số điểm là "0,035 * a" Số lượng học viên được đào tạo nghề (a) được sử dụng làm căn cứ phân bổ cho các huyện và Trường trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa. Số lượng học viên và nội dung chi cụ thể theo thực tế của các huyện và Trường trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa đề xuất, được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp.” Sửa đổi, bổ sung nội dung tại khoản 1, Phụ lục số VII như sau: “Phân bổ cho các huyện: Áp dụng tính điểm theo các tiêu chí như sau: Mỗi trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện được đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo có số điểm là 300, số lượng là a, tổng số điểm là "300 * a". Số lượng (a) căn cứ số liệu nhu cầu thực tế của các huyện đề xuất, hoặc căn cứ nhu cầu thực tế của đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.” Sửa đổi, bổ sung nội dung tại điểm 1.2, khoản 1 Tiểu dự án 1. Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Phụ lục số X như sau: “ Phân bổ vốn cho các huyện: Áp dụng tính điểm theo các tiêu chí như sau: Mỗi xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điểm là 27, số lượng là a; tổng số điểm là "27*a". Xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số đuợc xác định theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có).” Sửa đổi điểm 2.2, khoản 2 Tiểu dự án 2. Ứng dụng công nghệ thông tin hồ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phụ lục số X như sau: “2.2. Phân bổ vốn sự nghiệp: Phân bổ vốn cho sở, ban, ngành cấp tỉnh 100%, trong đó: Ban Dân tộc tỉnh không quá 20%, Liên minh Hợp tác xã tỉnh không quá 15%, Sở Thông tin và Truyền thông tối thiểu 65%”. Không phân bổ vốn cho các huyện. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày thông qua. Nghị quyết số 436/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 về Phê duyệt danh mục dự án và mức vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 bổ sung cho tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ huyện Mưòng Lát; điều chỉnh danh mục một số dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh: Theo đó, tổng nguồn vốn bổ sung giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ cho huyện Mường Lát và xã Mường Chanh, huyện Mường Lát tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ là 65 tỷ đồng; trong đó số vốn đã phân bổ chi tiết tại Nghị quyết số 397/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh là: 25,5 tỷ đồng; số vốn phân bổ chi tiết đợt này là 39,5 tỷ đồng, gồm: - Xây dựng trường tiểu học xã Mường Chanh 6,7 tỷ đồng. - Xây dựng trường mầm non xã Mường Chanh 7,2 tỷ đồng. - Nâng cấp, sửa chữa, cứng hoá đường Giao thông từ bản Bóng đi khu suối K- Long (hệ thống đường giao thông xã Mường Chanh) 10,5 tỷ đồng. - Nâng cấp chợ xã Nhi Sơn 2 tỷ đồng. - Xây dưng chợ xã Quang Chiểu 3,8 tỷ đồng. - Nâng cấp, mở rộng sân thể thao xã Quang Chiểu 3,4 tỷ đồng. - Xây dựng trường Tiểu học Tam Chung 3,4 tỷ đồng. - Xây dựng nhà văn hoá bản Muống 2, xã Mường Lý 2,5 tỷ đồng. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ngày 29/9/2023. Nghị quyết số 432/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 (đợt 3): Thống nhất kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 (đợt 3), với các nội dung sau: Tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 là 458.850 triệu đồng, trong đó: đã phân bổ chi tiết cho các dự án, đơn vị tại Nghị quyết số 346/NQ- HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2022, Nghị quyết số 364/NQ-HĐND ngày 24 tháng 3 năm 2023 là 204.641 triệu đồng; số vốn phân bổ chi tiết đợt này là 231.992 triệu đồng, gồm: - Phân bổ 80.592 triệu đồng cho 08 dự án thuộc Hoạt động 1, Tiểu dự án 1, Dự án 1 Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo. - Phân bổ 141.400 triệu đồng cho 07 dự án thuộc Tiểu dự án 2 Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025, trong đó: 05 dự án của huyện Bá Thước là 69.971 triệu đồng, 02 dự án của huyện Thường Xuân là 71.429 triệu đồng. - Phân bổ 10.000 triệu đồng cho 01 dự án thuộc Tiểu dự án 1 Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn (Dự án Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng các hạng mục công trình, nhà xưởng thực hành, ký túc xá; các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho học sinh, sinh viên; mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện đào tạo Trường Trung cấp nghề Nga Sơn, huyện Nga Sơn). Số vốn chưa phân bổ là 22.217 triệu đồng. Hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ngày 29/9/2023. Nghị quyết số 434/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 về phân bố chi tiết vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2023 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (đợt 3): Tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giao năm 2023 là 310.809,0 triệu đồng, trong đó đã phân bổ chi tiết (đợt 1, đợt 2) tại Nghị quyết 370/NQ-HĐND ngày 24 tháng 3 năm 2023; Nghị quyết 399/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2023 là 266.941,0 triệu đồng; số vốn phân bổ chi tiết đợt này (đợt 3) là 43.868 triệu đồng (gồm Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt 33.868 triệu đồng; Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết 5.000 triệu đồng; Dự án 5: Phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 5.000 triệu đồng). Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ngày 29/9/2023. Nghị quyết số 435/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 về phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ưong năm 2023 thực hiện Chuơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (đợt 3) Tổng nguồn vốn sự nghiệp năm 2023 Trung ương giao là 449.083,0 triệu đồng; đã phân bổ đợt 1, đợt 2 (tại Nghị quyết số 371/NQ-HĐND ngày 24 tháng 3 năm 2023; Nghị quyết số 398/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh) là 368.575,2 triệu đồng; tổng số vốn còn lại chưa phân bổ là 80.507,8 triệu đồng. Tổng số vốn phân bổ đợt này (đợt 3) là 23.617 triệu đồng, bao gồm: - Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt 23.106 triệu đồng. - Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết 511 triệu đồng. Tổng số vốn còn lại chưa phân bổ là 56.890,8 triệu đồng, bao gồm: - Tiểu dự án 1, Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ và nâng cao thu nhập cho người dân 53.390,8 triệu đồng. - Tiểu dự án 2, Dự án 5: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng dân tộc thiếu số 3.500 triệu đồng. |