Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện? Trong bài viết dưới đây, hãy tìm hiểu bệnh tay chân miệng trẻ em cũng nhưng những dấu hiệu bệnh ở giai đoạn nặng cha mẹ cần lưu ý.

1. Triệu chứng nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.

Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn...Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.

Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.

Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.

2. Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng cần nhập viện

Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại thắc mắc không biết trẻ bị mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tay chân miệng thể nặng dưới đây:

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng gây ra các vết lở loét trong khoang miệng

Quấy khóc liên tục kéo dài

Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ

Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

Hay giật mình

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Cha mẹ cần theo dõi sát sao khi trẻ bị tay chân miệng

3. Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước chảy nhất là trước khi cho ăn uống, cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ.

  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
  • Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ.
  • Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.
  • Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, đĩa, bát, đồ chơi...
  • Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế...bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.
  • Trong 10 - 14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.

Tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cẩn thận để phòng ngừa biến chứng. Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tại Vinmec. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng, các dấu hiệu nặng và hướng dẫn chăm sóc, phòng lây nhiễm bệnh tại nhà

Bệnh Tay – Chân – Miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và Bệnh có thể gây thành dịch lớn. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số trường hợp diễn biến nặng gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp diễn biến nhanh dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

I. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng:

1. Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

2. Loét miệng:Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường.

3. Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

→Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc

II. Các phát hiện các dấu hiệu nặng:

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay- chân - miệng do đó người chăm trẻ phải biết cách chăm sóc trẻ, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. các triệu chứng nặng bao gồm:

  • Sốt cao liên tục không thể hạ được.

  • Giật mình

  • Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà.

  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.

  • Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè

  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng

III.Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà:

1. Vệ sinh miệng: Khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề đáng ngại nhất khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng. Nhiều bố mẹ dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ, tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng càng tăng, làm vết loét thêm nặng. Cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, súc miệng nước muối là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.

2. Dinh dưỡng: Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn thức ăn mềm, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu, như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, Với trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ; cần vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, tránh kích thích.

3. Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm

4. Nếu trẻ có sốt thì dùng thuốc hạ sốtbằng Paracetamol, uốngvới liều 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5oC trở lên kết hợp lau mát 2 bên hõm nách và bẹn.

IV. Phòng lây nhiễm:

Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, qua đường phân- miệng. Do đó để tránh lây lan cho trẻ khác người chăm sóc trẻ tay chân miệng cần:

  • Khi phát hiện trẻ có biểu hiện tay chân miệng cần cho trẻ nghỉ học và đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

  • Hạn chế tiếp xúc (ôm, hôn trẻ) dùng chung các vật dụng đồ chơi.

  • Không làm vỡ các bọng nước tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.

  • Không đến nhà trẻ, trường học, nơi trẻ chơi tập trung 10-14 ngày đầu bệnh.

Ngày đăng: 06/10/2017

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Bệnh nhân Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng được cấp cứu thành công

22/05/2022 / benhvienducgiang

Bệnh nhân N.N.T, 49 tuổi, nhập viện 13h ngày 11/5/2022 trong tình trạng lơ mơ, suy giảm tri giác với tiền sử ĐTĐ2 – lạm dụng rượu. Diễn biến trong khoảng 4 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân ăn kém, uống nhiều rượu kèm theo

Báo cáo thành tích tổng kết năm 2021

20/05/2022 / benhvienducgiang

Trong năm 2021, Bệnh viện phấn đấu hoàn thành xuất sắc, vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau: 1. Kết quả đạt được trong công tác khám chữa bệnh: Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ có hiệu quả của Sở Y

Khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho mọi đối tượng tại bệnh viện đa khoa Đức Giang

20/05/2022 / benhvienducgiang

Bạn đang cần tìm nơi cấp giấy chứng nhận sức khỏe: đi học, đi làm, đi lao động nước ngoài, làm bằng lái xe tất cả các hạng A1-F, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam muốn kết hôn với nước ngoài... hãy đến

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3/2022

19/05/2022 / benhvienducgiang

Nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò của những cá nhân, tổ chức có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực hoạt động công tác xã hội bệnh viện trong thời gian qua, đồng thời truyền cảm

Tập huấn về chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ (EENC)

18/05/2022 / benhvienducgiang

Từ 21-22/04/2022, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã diễn ra Chương trình "Tập huấn về chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ (EENC)", do các thành viên của tổ chức Newborn trực tiếp giảng dạy.

Tin đã đăng

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Tập huấn về chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ (EENC)

18/05/2022

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Điều trị sẹo lồi sau xóa xăm bằng phẫu thuật ghép da

18/05/2022

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Sụp mi bẩm sinh

17/05/2022