Dấu tích của thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan là một một khởi nghĩa diễn ra tuy không giành thắng lợi nhưng nó có ý nghĩa lớn đối với tinh thần độc lập dân tộc nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ được cuộc chiến này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan

– Cuộc khởi nghĩa nổ ra do “nạn cống quả vải” cho nhà Đường. Chuyện dân gian tương truyền rằng ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng truyền thuyết này từ dạng truyền khẩu đã đi vào hát chầu văn, vào thơ, khá phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh nhất là vùng Nam Đàn nên dùng làm căn cứ cho nguyên nhân cuộc nổi dậy.

– Quan điểm mai Thúc Loan cùng các dân phu đã nổi dậy do đi gánh vải nộp cho Dương Quý phi ăn cũng được Giáo sư Trần Quốc Vương công nhận. Tuy nhiên, Dương Quý phi sinh năm 719 thì có thể thấy rõ rằng đây là chuyện không thể xảy ra cũng thời với Mai Thúc Loan. Việc cống vải cho Dương Quý Phi ăn được xác định là có thật nhưng là từ miền Nam trung Hoa và dùng ngựa vận chuyển.

– Các nhà nghiên cứu đều thống nhất: Sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện cống vải của An Nam chỉ là một chi tiết truyền thuyết không tồn tại trong thực tế. Chính giáo sư Phan Huy Lê về sau cũng đã thừa nhận, chuyện cống vải quả không thể và không phải nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.

Do đó, nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa đến giờ vẫn chưa có câu trả lời hợp lý.

– Cuộc khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn còn gọi là Hùng Sơn. Mai Thúc Loan lên ngôi vua, lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Theo Việt điện u linh, Mai Hắc Đế mang mệnh thúy tức là nước mà nước được tượng trưng là màu đen. Do đó, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.

– Theo sách An Nam chí lược thì vào khỏang đầu niên hiệu Khai Nguyên của Huyền Tông, Soái trưởng Giao Châu và Mai Thúc Loan làm phản, hiệu xưng là Hắc Đế, ngoài thì kết giao với quân của Lâm Ấp và Chân Lạp, tập hợp được 30 vạn quân sĩ, chiếm cứ nước An Nam. Vua Huyền Tông ra lời chiếu sai hoạn quan tả Giám môn Vệ tướng quân là Dương Tư Húc và quan Đô hộ là Quang Sở Khách qua đánh, cứ noi theo con đường cũ của Mã Viện đi tới phá quân của Loan, chất xác chết đánh thành gò lớn rồi kéo về.

– Mai Thúc Loan tiến binh đánh thành Tống Bình, đô hộ nhà Đường là Quang Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân. Mùa thu năm Nhậm Tuất [722], Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Tư Húc và Quang Sở Khách sang đàn áp. Quan quân nhà Đường tiến theo đường bờ biển Đông Bắc và tấn công thành Tống Bình.

– Sau nhiều trận đánh khốc liệt từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội nổi đội quân xâm lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất.

Kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

– Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn.

+ Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc. Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

Như vậy, đối với nội dung Diễn biến cuộc khởi nghĩa mai Thúc Loan đã được chúng tôi trình bày và phân tích cụ thể trong bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đính chính một số thông tin xoay quanh vấn đề nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết hôm nay sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Toàn cảnh đền thờ vua Mai. Ảnh: HH

Liệu đại bản doanh Vạn An có phải đã từng là kinh đô Vạn An của một quốc gia độc lập tự chủ gần 10 năm trong thời kỳ Bắc thuộc? Cùng với những địa danh lịch sử thổn thức thì đằng sau lớp đất sạm vàng kia chứa đựng những câu chuyện huyền thoại về vị vua tài ba này mà nhiều người chưa biết đến…

Theo dấu đất thiêng

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, vẫn còn nhiều câu chuyện lịch sử của triều đại Mai Hắc Đế  đang cần Viện Khảo cổ học Việt Nam và các ban ngành liên quan  vào cuộc " đánh thức" di tích thành Vạn An để đời sau con cháu đời sau được biết. 

Trước mắt cần có bia dẫn tích về thành Vạn An để du khách có thể hiểu và hình dung phần nào về một kinh đô Vạn An mỗi lần du khách về dâng hương, dự lễ.


Làng Ngọc Trừng xưa thuộc xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái [Nam Đàn] - nơi Mai Thúc Loan sinh ra và lớn lên với bao nỗi đắng cay, tủi nhục của một đứa trẻ mồ côi, cho đến khi ông trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.


Trải qua hơn 13 thế kỷ với bao thăng trầm biến đổi của tạo hóa và con người, đỉnh Cồn Chén xưa giờ chỉ là một vùng đất bằng phẳng, cây cối um tùm.Vậy nhưng người dân nơi đây vào các dịp giỗ thân mẫu Vua Mai và Vua Mai, vẫn về đây thắp hương tưởng nhớ.

Tiến sỹ Sử học Nguyễn Quang Hồng - Giảng viên bộ môn Lịch sử Việt Nam [Đại học Vinh], người có công tổng hợp rất công phu về thân thế, sự nghiệp của Vua Mai - đã lấy làm tiếc:

"Không hiểu vì lý do gì, khi khảo sát, xây dựng quần thể Di tích lịch sử - văn hóa miếu mộ, đền thờ thân mẫu vua Mai, vua Mai, đền Đông dực Đại tướng quân Nguyễn Huynh -  một trong 4 vị tướng và là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, những người có trách nhiệm đã không tiến hành khảo sát, xây dựng lại ngôi nhà nơi nhà vua sinh ra và lớn lên cùng thân mẫu ở trên động Cồn Chén?

Chúng tôi mong rằng, trong thời gian sớm nhất cần hoàn thiện việc này để muôn khách thập phương và con cháu muôn đời được biết nơi nhà Vua cất tiếng khóc chào đời, lớn lên và sớm có tinh thần yêu nước thương dân để khi có thời cơ sẵn sàng cùng cộng đồng cư dân xứ Nghệ và cả dân tộc vùng dậy lật ách thống trị của nhà Đường giành độc lập tự chủ cho giang sơn xã tắc".


Điều khiến TS Hồng cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử khác đã bỏ công sức, thời gian mày mò sưu tầm tài liệu qua các truyền thuyết, di tích nói lên một điều: Nơi đây đã từng là Đại bản doanh Vạn An và từng là kinh đô Vạn An của một quốc gia độc lập tự chủ gần 10 năm trong thời kỳ Bắc thuộc.

Theo TS Hồng thì thành Vạn An là đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, được xây dựng trên làng Vạn An thuộc xã Vân Diên ngày nay. Từ thành đến sông Lam chỉ cách 1 km, do đó sông trở thành hào lũy tự nhiên che chở hoàn toàn cho đại bản doanh Vạn An ở phía Nam. Nơi đây, giờ vẫn còn sót lại một số dấu tích của đoạn bờ thành được đắp bằng đất đá.

Cách thành chưa đầy 1 km là Cồn Vệ, một vùng đất bằng phẳng nằm sát sông Lam còn sót lại một số đoạn tường thành hình vòng cung mà theo các bậc cao niên của làng thì đây chính là hệ thống phòng lũy, vị trí phòng ngự quan trọng mà nhân dân xây dựng trong cuộc khởi nghĩa.

Gần Cồn Vệ là thung lũng Rậm, nằm trên dãy Hùng Sơn với diện tích vài chục héc ta, có núi bao bọc, cho đến nay, người ta vẫn còn tìm thấy ở đây những gốc cây lim, dổi, táu... đường kính 1 - 1,2 m. Nhiều khe suối nhỏ đổ ra sông Lam thuận tiện cho việc luyện tập thủy quân, bởi hai bên tả, hữu ngạn sông đều là những bãi bồi bằng phẳng.

Bao đời nay người dân nơi đây vẫn truyền tai cho nhau về dấu tích của thung lũng Rậm, nơi quân sĩ luyện tập, tích trữ lương thảo trong những ngày đầu khởi nghĩa, là nơi diễn ra trận đánh cuối cùng của Mai Thiếu Đế [tức Mai Thúc Huy, con trai Mai Hắc Đế] chỉ huy và đây cũng là nơi yên nghỉ của hai cha con vua Mai sau này.

Cách thành Vạn An phía Tây và Tây Bắc khoảng chừng 1 km là vùng trũng Hồ Nón rộng mênh mông. Toàn bộ phía Nam của thành được che chở bởi dãy núi Thiên Nhẫn. Điều này cho thấy để tấn công được thành Vạn An, đối phương sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì những người xây dựng Đại bản doanh Vạn An đã triệt để lợi dụng địa hình tự nhiên để tạo thành hệ thống hào lũy vững chãi che chở cho đại bản doanh Vạn An.

Từ những dấu tích ít ỏi  của các địa danh, các nhà nghiên cứu luận giải: thành Vạn An đã được xây dựng nhờ sự đóng góp tài trí, công sức của cộng đồng xứ Nghệ. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc hội quân giữa lực lượng của Mai Hắc Đế với các nước JaVa, Xảo Oa, Chân Lạp và 32 châu quanh vùng tạo nên một lực lượng hùng mạnh, con số lên tới 30 vạn người.

Thạc sỹ Hồ Sỹ Hùy - Giáo viên bộ môn Lịch sử Việt Nam tại Đại học Vinh - luận giải: Sự nghiệp của Mai Hắc Đế tuy không khảo được tường tận, nhưng xét Tư Húc là nội thị bề tôi cậy quyền của nhà Đường mà phải thân hành đem quân sang đánh thì đủ biết khả năng tài ba của Mai Hắc Đế.

Mai Thúc Loan đã nhanh chóng lật đổ toàn bộ nền thống trị của nhà Đường từ lưu vực sông Lam đến đồng bằng Bắc Bộ, phủ thành Tống Bình, đem lại độc lập tự chủ cho quốc gia dân tộc. Sau khi lật đổ được nhà Đường, Mai Thúc Loan đã xưng Đế, tục gọi là Mai Hắc Đế, đại bản doanh Vạn An đã trở thành Kinh đô Vạn An  dưới vương triều Mai Hắc Đế lúc bấy giờ.

Đền thờ tượng Vua Mai

Mộ Vua Mai Thúc Huy

 Mộ Vua Mai


Những hiểu lầm…

Theo TS Hồng thì thành Vạn An là đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, được xây dựng trên làng Vạn An thuộc xã Vân Diên ngày nay. Từ thành đến sông Lam chỉ cách 1km, do đó sông trở thành hào lũy tự nhiên che chở hoàn toàn cho đại bản doanh Vạn An ở phía Nam.


Vạn An từng là đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và từng là kinh đô của một quốc gia độc lập tự chủ. Nhưng vì sao cho đến nay trong các bộ sử của nước nhà điều này vẫn chưa được khẳng định?


Tại hội thảo "Mai Hắc Đế và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu" do Viện khoa học Lịch sử Việt Nam và Đại học Vinh tổ chức mới đây, GS Phan Huy Lê  cho rằng:

Điều đó xuất phát từ việc có những hiểu lầm xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của vị Vua này. Đó là việc xác định niên đại Khởi nghĩa Hoan Châu nổ ra năm 713 hay 723 - một vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi? 

Mai Hắc Đế cùng với những sự nghiệp của ông tồn tại cách đây 13 thế kỷ, chính sử chỉ đề cập một cách chung chung, mờ nhạt khiến cho một triều đại tự chủ mà Mai Thúc Loan dựng nên trong thực tế hơn 10 năm lại chỉ được coi là vài năm.

Sự ghi chép của nhiều tác phẩm trước đây cho rằng cuộc khởi nghĩa bùng nổ và thất bại trong năm 722 và gần như chỉ giới hạn trong vùng Hoan Châu. Nhưng nhiều tư liệu cho thấy qui mô to lớn của cuộc khởi nghĩa.

Theo chính sử nhà Đường, Mai Thúc Loan "làm loạn, vây đánh châu huyện, tự xưng Hắc Đế" [Cựu Đường thư.Q.184], "đặt hiệu Hắc Đế" [Tân Đường thư, Q.8], "dấy dân chúng 32 châu" [Tân Đường thư, Q.207, "bên ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, chiếm giữ vùng Hải Nam, "mưu hãm An Nam Phủ" [Cựu Đường thư, Q184; Sách Phủ nguyên qui, Q.667].

GS Lê dẫn giải: “Qua  các tài liệu trên có thể khẳng định: khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm Khai nguyên thứ 1 tức 713, chứ không phải năm “khai nguyên thứ 10 tức năm 722 như sách cũ đã chép. Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu có qui mô rất lớn từ Hoan Châu đã mở rộng ra gần như cả nước và đã giành thắng lợi.

Sau khi giải phóng đất nước, Mai Thúc Loan đã xưng đế, hiệu Mai Hắc Đế, xây thành Vạn An làm quốc đô. Và nhà nước này đã tồn tại được gần 10 năm từ 713 - 722. Như thế là cuộc khởi nghĩa đã toàn thắng, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ nhà Đường và xây dựng chính quyền độc lập. Riêng việc xưng Đế đã cho thấy ý thức quốc gia rất mạnh mẽ của Hoàng đế họ Mai.

Trong lịch sử Việt Nam, người đầu tiên xưng Đế là Lý Bí với đế hiệu là Lý Nam Đế và quốc hiệu Vạn Xuân. Mai Thúc Loan là người thứ hai xưng Đế và sau khi thoát khỏi thời Bắc thuộc, trải qua chính quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương vẫn giữ chức Tiết độ sứ cho đến Ngô Quyền là người xưng vương năm 939, đến Đinh Bộ Lĩnh năm 968 mới tiếp tục xưng Đế mở đầu thời kỳ xưng đế liên tục của các hoàng đế nước Nam, biểu thị ý thức độc lập quốc gia dân tộc Đại Việt - Việt Nam - Đại Nam thời chế độ quân chủ.

Tuy nhiên, về phương diện khoa học thì các thư tịch, truyền thuyết, thần tích, thần phả chưa hội đủ thông tin khoa học để làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Do đó, cần tiếp tục phát hiện và thu thập tư liệu, nhất là trên những địa bàn liên quan đến hoạt động của vua Mai để góp phần giải quyết những vấn đề khoa học đang tồn tại”.


Về điều này, hai nhà nghiên cứu sử học ở Nghệ An là Trần Thanh Tâm và Ninh Viết Giao cũng cho rằng: Dù một số vấn đề chưa hội đủ cứ liệu khoa học để làm sáng tỏ và cần tiếp tục nghiên cứu, nhưng những tư liệu đã có cũng đủ làm sáng rõ một điều, cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chống lại quân nhà Đường là một cuộc khởi nghĩa qui mô lớn, giành được nhiều thắng lợi nhất, bảo tồn được một nước nhà độc lập trong gần 10 năm.

 Toàn cảnh khu mộ Vua Mai.

 Non nước Nghệ An


Truyền thuyết thổn thức

Triều đại của vua Mai đã tồn tại được gần 10 năm từ 713 đến năm 722. Như thế là cuộc khởi nghĩa đã toàn thắng, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ nhà Đường và xây dựng chính quyền độc lập. Riêng việc xưng Đế đã cho thấy ý thức quốc gia rất mạnh mẽ của Hoàng đế họ Mai. Trong lịch sử Việt Nam, người đầu tiên xưng Đế là Lý Bí với đế hiệu là Lý Nam Đế và quốc hiệu Vạn Xuân. Mai Thúc Loan là người thứ hai xưng Đế…


Trong bối cảnh đó, việc dựng lại một nhân vật lịch sử khi tài liệu không nhiều quả là một điều khó.  Vậy nhưng ông Đinh Văn Hiến và Đinh Lê Yên đã dày công tâm huyết đi mày mò sưu tầm qua các truyền thuyết, các di tích còn lại để xây dựng nên hình tượng Mai Hắc Đế qua cuốn sách Mai Hắc Đế - lịch sử và truyền thuyết là một điều quả là đáng trân trọng.


Theo ông Đinh Văn Hiến, với sự phát hiện 2 bản thần phả tại đền thờ một bà vợ của Mai Hắc Đế ở Hà Nội, đền thờ hai con trai ở Hải Phòng, ta biết thêm một điều gia đình Mai Thúc Loan là một gia đình anh hùng.

Ngoài  người vợ đầu là Đinh Thị Ngọc Tô đã sớm qua đời sau khi sinh được 3 người con là Mai Thị Cầu và hai cậu song sinh là Bảo Sơn và Kỳ Sơn, Ngài còn có vợ thứ hai là Phạm Thị Uyển ở Châu Đường Lâm [Thị xã Sơn Tây  ngày nay], một địa điểm xa quê hương đến mươi ngày đường, là một căn cứ thứ 2 tạo ra thế chân vạc nằm ngay sát nách thành Tống Bình - bộ máy cai trị đầu não chế độ đô hộ [đặt tại Tống Bình- Hà Nội ngày nay].

Ông Hiến luận giải: Việc lấy người vợ thứ hai ngoài quê hương của mình là để thuận lợi cho việc ngụy trang với quân thù trong việc đi lại hoạt động mà còn giúp cho việc xây dựng căn cứ địa của nghĩa quân tại nơi ấy.

Rồi khi Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đủ tuổi, ông đều cho về làm dâu, làm rể ở Điều Yên  [An Hải, Hải Phòng] để khi khởi nghĩa Hoan Châu nổ ra, cùng với sự phất cờ hưởng ứng ở Điều Yên, dưới sự lãnh đạo của quan lang đạo châu Đường Lâm, ông ngoại cụ Phùng Hạp Khanh đã đem quân ứng nghĩa.

Đây là một minh chứng cho sự liên hợp kỳ diệu và cũng đã có thể khẳng định sự kỳ công chuẩn bị hàng chục năm trời và trước khi châm ngòi khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã nghĩ tới kế hoạch xây dựng 2 căn cứ Đường Lâm và Điều Yên.


Năm khai nguyên thứ 12, 722, Dương Tư Húc, nanh vuốt của vua Đường đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khánh bất ngờ tiến sang đàn áp đánh chiếm lại phủ thành An Nam khiến Vua Mai không kịp đối phó và bị thất bại. Hoàng tử cả là Mai Bảo Sơn và bà Phạm Thị Uyển đều đã hy sinh anh dũng tại đây.

Sau đó, Ngài rút quân về Hoan Châu và cuộc kháng chiến tiếp tục với những trận đánh ác liệt quanh thành Vạn An, rồi Ngài đột ngột lâm bệnh băng hà, hoàng tử út là Thiếu đế Mai Thúc Huy kế vị cầm quân chiến đấu được ít lâu thì hy sinh, hiện mộ còn nằm trên thung lũng Hùng Sơn, cạnh núi Đụn Sơn.

Thi hài Vua Mai đã được nhân dân chôn tại núi Đụn Sơn. Để tỏ lòng tri ân công đức của Ngài, nhân dân đã xây dựng khu mộ theo kiểu "Thượng mộ hạ miếu", đồng thời cho lập đền thờ tại Vệ Sơn - Trung tâm đại bản doanh của nghĩa quân thưở trước để ngàn năm thờ phụng, hương khói.


Riêng vùng cố đô Vạn An xưa [nay là trung tâm huyện Nam Đàn], từ ngàn đời nay, người dân nơi đây vẫn giữ phong tục rất riêng. Ngoài lễ hội chính của Vua Mai được tổ chức long trọng vào rằm tháng Giêng, thì người dân cũng tổ chức cúng giỗ cho vợ và con cùng các tướng sỹ của vua Mai rất chu đáo.

Đặc biệt rằm tháng Bảy, tại chợ Sa Nam người dân nghỉ chợ trước một ngày để chuẩn bị. Những người buôn bán cùng góp tiền mua sắm các lễ để cúng tế các liệt sỹ bằng cách họ mua hàng chục bao tải ngô, nếp, rang nổ, hàng chục nồi cháo được nấu.

Người dân bày lá đa lên các bàn rồi múc cháo đổ lên đó cùng với các loại hoa quả, đồ mã, giày dép, ở giữa người ta dựng một ông tướng bằng nan, phết giấy rất đẹp, cúng xong thì hóa và các lễ vật được phát cho các nhà nghèo và ăn mày.

Phong tục này được duy trì từ ngàn đời nay, điều này cho thấy nhân dân nơi đây vẫn tôn vinh những nghĩa sỹ đã hy sinh vì nước trong cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.

Hồ Hà

baocuoituan

Video liên quan

Chủ Đề