Dày sừng nang lông có nên wax lông không

Viêm nang lông gây nên những cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ. Tuy nhiên nhiều chị em phụ nữ vẫn muốn tẩy sạch lông để có thể tự tin diện váy, đầm. Vậy có nên tẩy lông khi đang bị viêm nang lông không?

Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng của các nang lông. Nang là nơi mọc ra sợi lông, nằm ở dưới da. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí ma sát nhiều.

Ngoài ra, các yếu tố như mồ hôi, da dầu và mỹ phẩm cũng có thể gây bít tắc nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú trên da như staphylococcus đi vào các nang lông và gây nhiễm trùng.

Triệu chứng của viêm nang lông

Viêm nang lông có nhiều triệu chứng, tùy vào mỗi loại da và tình trạng mà có những biểu hiện:

- Viêm nang lông do tụ cầu: hay gặp ở vùng râu và gây ngứa. Có thể để lại sẹo sau khi khỏi. Bệnh hay tái phát khi ở trong môi trường ô nhiễm, nóng ẩm. Một số vùng hay bị như vùng nách, chân tóc và vùng gáy, tóc mai,...

- Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: xảy ra ở những người bị trứng cá đang sử dụng kháng sinh uống dài ngày. Khiến cho các mụn trứng cá càng trở nên nặng hơn, viêm nang lông thành sẩn hoặc áp xe nang lông thành bọc vùng má, cằm.

- Viêm nang lông do nấm sợi: khởi đầu là nhiễm nấm ở lớp sừng quanh vùng miệng nang lông sau đó mới dần lan vào sâu trong nang lông và vào lông. Nang lông bị viêm sẽ có nhiều mủ, xuất hiện các lỗ thông nhau giữa các nang. Bệnh có khả năng tự khỏi nhưng sẽ gây rụng tóc và để lại sẹo.

- Viêm nang lông do nấm Malassezia: rất hay gặp ở những vùng khí hậu nóng và ẩm. Biểu hiện là các sẩn ngứa và mụn mủ ở nang lông vùng lưng, cánh tay, ở gáy, mặt. Các thương tổn này tương tự như trứng cá nhưng không có nhân mụn.

- Nấm men Candida albicans xảy ra ở vùng bị băng bịt hoặc bị nóng ẩm lâu ngày, như bệnh nhân bị sốt nằm lâu, hoặc các vùng da băng bịt bằng plastic, bôi kem corticoid. Nhiễm nấm candida nang lông gây các mụn mủ nổi thành đám.

- Viêm nang lông do nhiễm vi rút herpes: thường xảy ra ở khu vực râu cằm, ria mép do cạo râu. Các mụn nước nang lông ở vùng râu, thành đám, sau vài ngày đóng vẩy. Bệnh tự khỏi không để lại sẹo nhưng hay tái phát.

- Sycosis do nhiễm vi rút u mềm lây: do virus Molluscum contagiosum gây ra các sẩn màu da lõm ở giữa ở nang lông hoặc quanh nang lông vùng râu cằm, ria mép. Bệnh do lây nhiễm và sẽ khỏi sau một thời gian vài tháng, đôi khi lâu hơn.

- Viêm nang lông giang mai: xuất hiện các sẩn màu đỏ, sắp xếp thành hình ovan, gây rụng tóc nhưng khỏi không để lại sẹo.

- Viêm nang lông do Demodex: gây bong vảy da xung quanh nang lông, có biểu hiện giống như vảy phấn nang lông hoặc viêm da tiết bã nhờn hoặc sẩn mụn mủ đỏ nang lông giống như trứng cá đỏ trên nền đỏ da ở mặt.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm nang lông chính là do phương pháp tẩy lông, waxing không đúng cách khiến vùng da đó bị tổn thương, da khô, thiếu nước, bài tiết kém, xuất hiện lớp sừng trên da dày, lông mỏng và yếu.

Sử dụng waxing cũng đồng nghĩa với việc bạn kéo đi lớp da bảo vệ bên ngoài khiến lớp da khô, lông mỏng, yếu dần đi, cấu trúc da bị tổn thương và không cách nào tái tạo. Nếu không có cách phục hồi và bảo vệ da nhanh chóng, viêm nang lông thông thường sẽ biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, hoặc viêm mô dưới da.

Do đó, khi đang bị viêm nang lông thì bạn không nên tẩy lông. Bạn nên đến các chuyên gia uy tín để được tư vấn, sử dụng kem thuốc dạng kem dưỡng da, kháng sinh giúp điều trị hiệu quả các trường hợp viêm nang nhiễm trùng nhẹ. Kháng sinh đường uống không được khuyến khích để kiểm soát nhiễm trùng nhẹ, chỉ được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc viêm tái phát.

Kem tẩy lông Cleo– xu hướng mới của cô nàng hiện đại, xua tan nỗi lo viêm nang lông

Thấu hiểu nỗi khổ của nhiều chị em dư thừa vi ô lông, trên thị trường đã ra đời nhiều sản phẩm kem tẩy lông giúp chị em tự tẩy lông tại nhà một cách an toàn và vô cùng hiệu quả.


Cleo là sản phẩm được nhiều cô nàng hiện đại tin dùng. Sử dụng kem bơ tẩy lông Cleo vô cùng đơn giản: Chỉ cần làm sạch da và để da thật khô ráo, thoa kem và thư giãn chừng 3-5 phút, sau đó lau thật sạch bằng khăn ướt mềm theo chiều ngược lại với chiều mọc của lông. Không những tẩy lông nhanh mà kem bơ tẩy lông Cleo còn khiến lông mọc lại ít, mềm và nhạt màu hơn trước.

Ngoài ưu điểm nhanh, gọn, lẹ thì nhiều chị em còn ưa thích kem bơ tẩy lông Cleo bởi tính an toàn. Làn da sau khi tẩy không còn những nốt đỏ, sần hay thâm đen mà trở nên trắng hồng, mịn màng. Các dưỡng chất từ quả bơ, vitamin E và tinh dầu jojoba sẽ giữ cho làn da mềm mại và tươi sáng. Đặc biệt, kem tẩy lông Cleo còn có sản phẩm dành riêng cho các cô nàng có da nhạy cảm và an toàn với cả phụ nữ đang mang thai.

Cleo tự hào là thương hiệu Mỹ được rất nhiều chị em trên toàn thế giới tin dùng. Còn bạn đã thử chưa? Tham khảo ngay các review và rinh một em Cleo về nhà nhé!

Dày sừng nang lông – keratosis pilaris là một tình trạng da khá thường gặp với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da, làm cho da thô ráp, sần sùi.

Các sẩn đỏ, nâu tương ứng tại vị trí nang lông

Biểu hiện của dày sừng nang lông

Vị trí thường gặp ở mặt ngoài 2 cánh tay. Ngoài ra có thể gặp ở đùi, mông và 2 bên má. Biểu hiện lâm sàng là các sẩn màu đỏ, màu da hay màu nâu ở vị trí nang lông. Tổn thương phân bố đối xứng 2 bên.

Bệnh thường gặp ở người trẻ và cải thiện dần theo tuổi. Bệnh nặng lên về mùa đông, thời tiết có độ ẩm không khí thấp.

Dày sừng nang lông là bệnh lý lành tính chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đôi khi bệnh có thể gây ngứa, khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh là gì ?

Cơ chế bệnh sinh là do bất thường phần trên của nang lông [vùng cổ nang lông]. Bệnh có tính chất di truyền, kiểu di truyền trội nhiễm sắc thể thường. 50% con của bố hoặc mẹ mắc dày sừng nang lông có thể sẽ có biểu hiện này. Ngoài ra bệnh còn thứ phát sau khi sử dụng một số liệu pháp điều trị ung thư nhắm trúng đích.

Dưỡng ẩm cho da  là biện pháp điều trị rất cần thiết

Điều trị

Không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này. Một số phương pháp điều trị sau đây có thể giúp ổn định và cải thiện bệnh. Điều trị bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp trong đó giữ ẩm cho da là rất quan trọng

  • Giữ ẩm bằng cách thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, làm mềm da, tránh tắm lâu bằng nước nóng, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.Lựa chọn ưu tiên loại dưỡng ẩm chứa ure. Nên dùng kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày, bao gồm 1 lần ngay sau khi tắm xong vài phút.
  • Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, kem tẩy da chết loại nhẹ có thể được sử dụng, chứa các thành phần: axit lactic, axit alpha-hydroxy, axit salicylic.
  • Thuốc bôi tại chỗ có thành phần acit salicylic, vitamin A acid tuỳ từng trường hợp cụ thể. Quý vị nên tới khám bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc bôi phù hợp, một số loại thuốc bôi chứa vitamin A acid có thể gây kích ứng da ở trẻ nhỏ.

Bài viết: Phòng Chỉ đạo tuyến

Đăng bài: Phòng CTXH

Khi bị dày sừng nang lông, bạn cần tránh điều gì để làm giảm bớt thương tổn cho làn da? 

Không wax lông

Trong quá trình điều trị viêm nang lông, bạn không nên cạo hoặc tẩy lông, đặc biệt là dùng sáp nóng. Bởi điều này sẽ làm vùng da của bạn dễ nhiễm trùng. Không những vậy, khi cạo lông sẽ khiến lông mọc nhanh, cứng hơn làmda bạn ngứa ngáy, nổi mụn, phát ban nhiều hơn.

Không nặn mụn

Các thói quen nặn mụn ở vùng da bị viêm nang dễ gây nhiễm trùng khiến cho bệnh viêm nang lông càng nặng hơn. Không những thế, các nốt mụn sau khi nặn sẽ để lại sẹo lấm tấm trên da gây mất thẩm mỹ cho làn da.

Massage bằng dầu

Bạn nên bỏ thói quen massage bằng các loại dầu dưỡng ẩm bởi nó sẽ làm các lỗ nang lông bị bịt kín và khiến da bị nhiễm trùng nặng hơn. Muốn da mềm mại mà không cần dùng dầu, bạn có thể dùng gel nha đam thay thế. Các loại nguyên liệu này vừa có tác dụng làm mềm da, vừa chống nhiễm trùng cho da giúp da trắng sáng, mịn màng.

Không tiếp xúc với các chất độc hại

Tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại sẽ làm vùng da bị viêm lan rộng ra và nhiễm trùng nặng hơn nên khi làm bất kỳ công việc gì bạn cũng nên đeo các dụng cụ bảo hộ để tránh tiếp xúc với các hoá chất gây hại.

Không mặc đồ quá chật

Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về da, đặc biệt là viêm nang lông. Vào mùa hè khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nếu bạn mặc quần áo quá chật sẽ làm lấp các lỗ chân lông khiến vùng da viêm nang lông bị cọ xát gây trầy xước và nhiễm trùng da nặng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề