Dđẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa năm 2024

Những năm qua, nông dân huyện Sông Mã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tăng quy mô đàn và điều chỉnh phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi tập trung quy mô gia trại, trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, toàn huyện có 164.420 con gia súc và gần 97.000 con gia cầm. Ông Nguyễn Chí Thành, quyền Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: Huyện đã triển khai các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, tham gia các dự án phát triển mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn, chất lượng; khuyến khích liên kết với các doanh nghiệp ổn định đầu ra cho sản phẩm. Tăng cường quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, thú y, cung cấp các loại vắc xin phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn theo chuỗi liên kết.

Đến nay, có 78% số hộ chăn nuôi đại gia súc có chuồng trại kiên cố, bán kiên cố; 139 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình gia trại, trung bình thu nhập từ 150 triệu -700 triệu đồng/năm. Có 2 HTX chăn nuôi bò áp dụng kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi, điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi cơ bản được đảm bảo, có hệ thống xử lý chất thải bể biogas. Sông Mã đã vận động xây dựng 141 công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas.

.jpg)Mô hình nuôi gà siêu trứng của nhân dân xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã.

Thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các xã khu vực III và bản đặc biệt khó khăn, huyện đã thực hiện chương trình cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zebu hóa, bảo tồn và phát triển giống bò địa phương có giá trị. Ưu tiên cải tạo giống trâu, bò tại các xã có số lượng chăn nuôi nhiều và tập trung, như các xã: Chiềng Cang, Bó Sinh, Chiềng En. Đây là những xã có nhiều hộ chăn nuôi đại gia súc quy mô từ 10 con trở lên; số lượng đàn trâu, bò cần thực hiện cải tạo giống khoảng 13.500 con.

Dđẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa năm 2024
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sông Mã kiểm tra hộ vay vốn phát triển chăn nuôi tại xã Nà Nghịu

Đồng hành với nhân dân trong phát triển chăn nuôi, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải quyết cho 9.882 hộ vay hơn 454 tỷ đồng. Từ năm 2023 đến nay, các cơ quan chuyên môn của huyện đã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức tiêm trên 148.520 liều vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra, cấp 1.162 lít thuốc sát trùng cho 19 xã, thị trấn để thực hiện đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh. Nông dân các xã đã trồng trên 400 ha cỏ voi và 13 ha ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi.

Là xã có lợi thế về phát triển chăn nuôi đại gia súc, các hộ trong xã Mường Lầm đã đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản, vỗ béo cung cấp cho thị trường. Ông Lò Văn Tới, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Xã đã hình thành các khu chăn nuôi đại gia súc tập trung, quy mô tại bản Phèn Sàng, Hịa, Nà Và, Mường Tợ, Mường Nưa, Mường Cang, Lấu Ngày, với gần 4.000 con trâu, bò; gần 33.000 con gia cầm. Nhiều hộ có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, thoát nghèo và vươn lên khá giả. Thu nhập bình quân năm 2023 của xã đạt 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 11%.

Dđẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa năm 2024
Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Về xã Chiềng Khương, thăm trang trại nuôi gà siêu trứng của gia đình anh Nguyễn Văn Tuyền, bản Thống Nhất. Anh Tuyền cho biết: Tháng 4/2022, tôi bắt đầu nuôi lứa gà đầu tiên, với 1.000 con gà giống siêu trứng. Sau 22-24 tuần nuôi, gà bắt đầu đẻ trứng, tỷ lệ trứng đạt khoảng 90%. Gia đình tôi đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô, lắp đặt hệ thống điện, máy sưởi, quạt gió và mua thêm gà giống để nuôi. Đến nay, trang trại gà của gia đình tôi đã phát triển lên 5.000 con; mỗi ngày thu 4.300 quả trứng, giá bán 3.500 đồng/quả.

Phấn đấu đến năm 2025, huyện Sông Mã sẽ hình thành, phát triển các khu, cơ sở chăn nuôi đại gia súc công nghiệp tập trung, gắn với các cơ sở cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến, huyện đang tập trung tháo gỡ khó khăn, thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư vào chăn nuôi trên địa bàn. Đồng thời, quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để phát huy tối đa lợi thế đất đai; khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô lớn, tăng đàn vật nuôi đối với các trang trại, gia trại, gắn với bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi của địa phương.

Trong bối cảnh giá thức ăn, thuốc thú y và vật tư phục vụ chăn nuôi tăng cao; giá bán các sản phẩm chăn nuôi không ổn định; dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp; tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, xen kẽ trong dân cư... khiến người chăn nuôi chưa thực sự tạo được giá trị kinh tế cao và bền vững. Phát triển chăn nuôi theo quy trình sản xuất tốt và tương đương, ưu tiên các nhóm sản phẩm chủ lực là hướng đi trọng tâm trong giai đoạn mới, nhằm tạo giá trị sản xuất hàng hóa, chiếm vị trí mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp.

Dđẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa năm 2024

Ứng dụng công nghệ hiện đại vào chăn nuôi công nghiệp tạo giá trị hàng hóa cao.

Chăn nuôi được xác định là lĩnh vực chiến lược trong sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm các nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho thị trường trong tỉnh và một số khu vực lân cận, tiến tới xuất khẩu. Ngành nông nghiệp xác định rõ sản phẩm chăn nuôi chủ lực là lợn giống, gà giống, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm; ổn định đàn trâu, bò để có định hướng phát triển bền vững. Theo đó, tiếp tục nuôi giữ và phát triển đàn vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị cao, theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và dịch bệnh; đẩy mạnh chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các trang trại và doanh nghiệp lớn; khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ; khai thác có hiệu quả các vùng chăn nuôi tập trung hiện có, tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học, chăn nuôi theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y và các chất phụ gia trong chăn nuôi, chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Thúc đẩy phát triển lĩnh vực sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hạn chế sử dụng hóa chất trong chăn nuôi; nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, khuyến khích các cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn tự nghiền, phối trộn hạn chế nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm đáng kể chi phí đầu vào. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi cho nhu cầu trồng trọt, sản xuất năng lượng tái tạo,… hướng đến các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản khẳng định: Một nền nông nghiệp thông minh đang được hình thành, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng mạnh mẽ, tạo năng suất, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải đổi mới, linh hoạt, năng động để trở thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự. Hiện nay, tổng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt khoảng hơn 3.000 tỷ/ năm; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 90.000 tấn/năm; tổng đàn lợn khoảng hơn 300.000 con; 5, 7 triệu con gia cầm; 28.000 - 29.000 con gia súc, gia cầm. Ngành chăn nuôi nỗ lực duy trì phát triển ổn định đàn vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao nâng suất, chất lượng sản phẩm. Khai thác tối đa các chính sách hỗ trợ của tỉnh về phát triển chăn nuôi để hình thành các vùng chăn nuôi an toàn sinh học; xây dựng kết nối chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chủ động ứng phó và kiểm soát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi; gắn sản xuất với nhu cầu tiêu dùng thị trường để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá. Toàn tỉnh hiện có 72 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ chuồng kín có hệ thống làm mát, máng ăn, uống tự động; nhiều cơ sở chăn nuôi lớn đầu tư công nghệ tự động hóa, công nghệ di truyền, công nghệ sinh học vào sản xuất, nhất là trong quá trình lai tạo giống, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm chi phí lao động thủ công, nâng cao mật độ chăn nuôi trên một đơn vị diện tích và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn... góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng hơn 40% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi. Để sản xuất chăn nuôi chiếm khoảng 48% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tỉnh đang quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững, ổn định thị trường đầu ra cho người sản xuất; ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới về nhân giống, công nghệ chuồng nuôi thông minh, công nghệ 4.0 trong quản lý các trại giống; áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAP, hữu cơ trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Những giải pháp khoa học sẽ là tiền đề cho chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững.