Để tạo điều kiện cho chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi các chiến trường khác trong toàn quốc đã

* Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ    Trước tiên phải kể đến sự lãnh đạo tài tình tình của Đảng và đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân đúng đắn, sáng tạo. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc xây dựng chế độ mới. Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mạnh của nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Bên cạnh đó, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; tiến công quân sự, địch vận và nổi dậy của quần chúng; đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị cũng như trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, ngoại giao.      Trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong công cuộc chiến đấu đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta trên khắp mọi miền đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận.      Bên cạnh đó, quân đội ta đã có sự trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, cũng như trình độ tác chiến. Cùng với đó là các trang thiết bị quân sự và hậu cần được chuẩn bị tốt để bảo đảm cho chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có. Ngoài ra, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đặc biệt là của các nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.


     * Những ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ      Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 thắng lợi đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta. Chiến thắng này đã ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh thời đại.       – Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam:       + Cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.       + Buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva [7/1954] về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia.       + Chiến thắng này đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời đã mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước.       + Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.        – Đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới:       + Chiến thắng này đã giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.       + Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

      + Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, châu Mỹ la-tinh. Đồng thời đã chứng minh một chân lý thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết và phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.


 

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 13-03-2022 còn được Báo Quân đội nhân dân Điện tửthực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 13-3

Sự kiện trong nước

- Ngày 13-3-1930, công nhân nhà máy cưa Thái Hợp - thành phố Vinh đồng loạt mở màn cuộc đấu tranh với giới chủ, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Cộng sản và Công hội Đỏ. Tuy quy mô nhỏ, nhưng sự kiện này đã nhanh chóng lan truyền thành những cuộc đấu tranh liên tục của công nhân Vinh - Bến Thủy; từ đây mở ra cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Nghệ Tĩnh trong cao trào cách mạng 1930-1931.

- Ngày 13-3-1954 được coi là ngày mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ Đông Xuân năm 1953-1954, ta đã có những đòn tấn công buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động trên các chiến trường, trong khi đó ta tập trung chủ lực về hướng Tây Bắc. Nhạy cảm trước ý đồ chiến lược của ta, địch tǎng cường lực lượng biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Nhận định đây là một cơ hội lớn để tiêu diệt sinh lực địch, ta quyết định mở chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ. Sau khi hoàn thành các công tác chuẩn bị, ngày 13-3, ta nổ súng tiến công tuyến phòng ngự vòng ngoài. Chiến dịch quyết chiến vĩ đại bắt đầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954

và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, là trận đánh “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.

- Ngày 13-3-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, đồng bào tỉnh Thái Nguyên nhân dịp tỉnh họp mít tinh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chính phủ.

Cũng trong ngày 13-3-1960, Bác đã đến thăm Trường Phổ thông cấp 2 - 3 Lương Ngọc Quyến; Bệnh viện Khu Tự trị Việt Bắc [nay là Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên] và Trường Thiếu nhi vùng cao Việt Bắc [nay là Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc].

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường Lương Ngọc Quyến [13-3-1960]. Ảnh tư liệu

- Ngày 13-3-1968 là ngày truyền thống Kho V30 Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.

Sự kiện Quốc tế

- Ngày 13-3-1781, William Herschel phát hiện ra sao Thiên Vương.

- Ngày 13-3-1885, do làn sóng người Trung Quốc ồ ạt vào British Columbia, nhà cầm quyền ra luật cấm người Hoa định cư ở tỉnh bang này. Điều luật về sau bị cho là vi hiến.

- Ngày 13-3-1935, tài liệu lịch sử cách đây 3.000 năm được tìm thấy tại Jerusalem khẳng định lịch sử Kinh Thánh.

- Ngày 13-3-1969, Công ước của Liên hiệp quốc về việc huỷ bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc bắt đầu có hiệu lực.

Người biểu tình tham gia tuần hành phản đối bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc tại Brussels, Bỉ ngày 7/6/2020,

sau cái chết của người da màu George Floyd ở Mỹ. Ảnh: TTXVN

Theo dấu chân Người

- Ngày 13-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội đồng Chính phủ họp kiểm điểm tình hình thực hiện Hiệp định 6-3, cử người qua Pháp và Trung Hoa để vận động ngoại giao, quyết định phải ra tuyên bố phê phán phía Pháp đã không thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định và phải chịu trách nhiệm nếu tình hình xấu đi.

- Ngày 13-3-1950, trên đường về nước sau chuyến thăm Liên Xô và Trung Quốc, ngang qua Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, Bác làm bài thơ chữ Hán “Thập tam tảo, quá Trường Sa” [Sớm ngày 13, qua Trường Sa]:

“Trường Sa quá khứ thị sa trường,

Nhất khối lâu đài nhất điểm thương,

Trung Quốc nhi kim dĩ giải phóng,

Trường Sa thử hậu miễn tang thương”.

- Ngày 13-3-1951, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II, với cương vị Chủ tịch Đảng, Bác đánh giá: Thuận lợi của ta là căn bản, khó khăn của địch cũng là căn bản và phát biểu những ý kiến được đưa vào nghị quyết: Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc đấu tranh trường kỳ và gian khổ. Tư tưởng muốn thắng mau, giải quyết mau là không đúng. Phải nắm vững quan điểm kháng chiến trường kỳ và gian khổ, để vượt mọi khó khăn quyết giành thắng lợi cuối cùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ. Ảnh tư liệu

- Ngày 13-3-1960, Bác lên thăm Thái Nguyên, căn cứ địa cách mạng và “thủ đô kháng chiến” năm xưa, gặp gỡ và nói chuyện với nhân dân thị xã, thăm công trường xây dựng Khu Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy điện Cao Ngạn, một số trường học và Hội nghị Thanh niên xã hội chủ nghĩa toàn Khu tự trị Việt Bắc.

- Ngày 13-3-1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiễn Đoàn đại biểu cao cấp Vương quốc Lào do Vua Sisavang Vatthana và Thủ tướng Souvanna Phouma dẫn đầu kết thúc chuyến thăm Việt Nam. Trong lời tiễn Bác đã đọc bốn câu thơ:

“Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt - Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

[Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật]

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Souvanna Phouma, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào

và Hoàng thân Souphanouvong, Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước. Ảnh tư liệu.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ”.

Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Nguyên ngày 13-3-1960, trong thời điểm miền Bắc đang tiến hành khôi phục, cải tạo và bước đầu phát triển nền kinh tế, văn hóa xã hội chủ nghĩa [XHCN]; quân và dân miền Nam đang đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tiến tới phát động cao trào cách mạng mới.

Quan điểm trên đây của Người cùng với đường lối, chủ trương đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng [tháng 9-1960] đã trở thành định hướng, phương châm, mục tiêu hành động của các tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng miền Bắc theo con đường cách mạng XHCN, củng cố, tăng cường sức mạnh của hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Dưới ánh sáng của Đại hội III, quân và dân ta thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, hướng tới mục tiêu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Ảnh minh họa: Tuyengiao.vn.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của CNXH là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; sự nghiệp đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và xây dựng chế độ xã hội mới, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh xét đến cùng là vì hạnh phúc, vì sự phát triển toàn diện của con người. Ngược lại, con người là lực lượng chính của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, là lực lượng sản xuất quan trọng nhất và là chủ thể sáng tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Năm 1975, quân và dân ta đã hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc-kỷ nguyên độc lập, hòa bình, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay có nhiều chuyển biến mau chóng, phức tạp, câu nói của Bác: “CNXH là làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ” vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là mục tiêu lý tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hướng tới.

Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, luôn quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn đức, luyện tài, phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân; phát huy tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự lực tự cường, cần, kiệm xây dựng đất nước, xây dựng quân đội vững mạnh.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

- Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số428 ngày 13-3-1958 có đăng bài viết “Hồ Chủ tịch và Đại tướng Tổng tư lệnh cùng đến thăm đơn vị X và nói chuyện về nhiệm vụ trước mắt của quân đội”.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số đăng ngày 13-3-1958.

THU TRANG [Tổng hợp]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề