Đi tiểu nhiều là triệu chứng của bệnh gì

Các chuyên gia cho biết, bình thường mọi người đi tiểu từ 6 đến 8 lần một ngày. Nhưng nếu bạn uống nhiều nước, bạn có thể đi tiểu khoảng 10 lần.

Nhưng nếu đi tiểu nhiều hơn mức này, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn, theo The Health Site.

Đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường

Ảnh: Shutterstock

1. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến nhất và đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh.

Đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

Khi một người bị tiểu đường, đường sẽ tích tụ trong máu và buộc thận phải lọc lượng glucose dư thừa bằng cách đi tiểu. Đây có thể là một trong những lý do tại sao người bị tiểu đường đi tiểu nhiều hơn bình thường.

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là khi một loại vi khuẩn lây nhiễm vào một phần của hệ thống tiết niệu, có thể làm tăng số lần đi tiểu. Nhiễm trùng tiết niệu tạm thời có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

3. Sỏi thận

Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang có thể là lý do khác khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên. Những viên sỏi này là kết quả của sự tích tụ các tinh thể từ khoáng chất và protein, chứa trong nước tiểu.

Hầu hết mọi người khi bị sỏi thường gặp những cơn đau quằn quại, nhưng những viên sỏi gần bàng quang có thể khiến đi tiểu nhiều hơn, theo The Health Site.

4. Hội chứng đau bàng quang

Hội chứng này còn gọi là viêm bàng quang kẽ, là một căn bệnh mạn tính chèn ép và gây đau tức ở bàng quang. Một trong những triệu chứng của tình trạng này là đi tiểu thường xuyên. Không có cách chữa trị, nhưng nên uống ít nước hơn trước khi đi ngủ có thể hữu ích.

5. Lo lắng

Thật khó tin là lo lắng cũng có thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân chính xác của điều này xảy ra như thế nào vẫn chưa được biết, nhưng những người lo lắng thường phàn nàn về tần suất đi tiểu.

6. Phì đại tuyến tiền liệt

U xơ tuyến tiền liệt lành tính hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần ở nam giới, theo The Health Site.

7. Thuốc

Rượu, đồ uống có chứa caffein, uống quá nhiều nước và một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên, theo The Health Site.

Đi tiểu liên tục có nghĩa là có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nó có thể phá vỡ một thói quen bình thường, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc liên quan đến bệnh thận.

1. Thế nào là đi tiểu liên tục?

Đi tiểu là cách cơ thể loại bỏ chất thải. Nước tiểu chứa nước, axit uric, ure, và độc tố và chất thải được lọc từ bên trong cơ thể. Thận đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Nước tiểu đọng lại trong bàng quang tiết niệu cho đến khi nó đạt đến điểm đầy và muốn đi tiểu. Lúc này, nước tiểu bị tống ra khỏi cơ thể.

Đi tiểu liên tục không giống như tiểu không tự chủ, điều này đề cập đến việc kiểm soát bàng quang ít. Đi tiểu liên tục chỉ có nghĩa là cần phải vào phòng tắm để đi tiểu thường xuyên hơn. Nó có thể xảy ra cùng với tiểu không tự chủ, nhưng nó không giống nhau.

Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6 đến 7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đi tiểu liên tục có thể được định nghĩa là cần đi tiểu hơn 7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ trong khi uống khoảng 2 lít chất lỏng.

Tuy nhiên, tình trạng này ở mỗi cá nhân là khác nhau, và hầu hết mọi người chỉ gặp bác sĩ khi đi tiểu trở nên thường xuyên đến mức họ cảm thấy không thoải mái. Trẻ em có bàng quang nhỏ hơn, vì vậy việc đi tiểu thường xuyên hơn là điều bình thường.

Trẻ em đi tiểu thường xuyên hơn 7 lần trong một ngày

2. Nguyên nhân dẫn đến việc đi tiểu liên tục?

Nguyên nhân đi tiểu liên tục dựa trên lối sống bao gồm uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nếu chúng có chứa caffeine hoặc rượu. Vào ban đêm, điều này có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ với sự thôi thúc đi tiểu. Đi tiểu thường xuyên cũng có thể phát triển như một thói quen.

Tuy nhiên, đi tiểu liên tục cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hoặc niệu quản, các vấn đề về bàng quang tiết niệu hoặc một bệnh lý khác, chẳng hạn như: đái tháo đường, đái tháo nhạt, mang thai hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt.

Các nguyên nhân hoặc yếu tố liên quan khác bao gồm:

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như chlorothiazide: Những loại thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao và đẩy chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, gây ra đi tiểu thường xuyên.
  • Thực phẩm và đồ uống đóng vai trò như thuốc lợi tiểu
  • Đột quỵ hoặc các bệnh thần kinh khác
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Khối u ở vùng chậu
  • Viêm bàng quang kẽ, một loại viêm của thành bàng quang
  • Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức [OAB], gây ra các cơn co thắt bàng quang không tự nguyện khiến bệnh nhân cảm thấy muốn đi tiểu đột ngột.
  • Ung thư bàng quang
  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
  • Hẹp niệu đạo
  • Viêm túi thừa đại tràng
  • Một bệnh lây truyền qua đường tình dục [STI], chẳng hạn như chlamydia

Bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng là yếu tố dẫn tới đi tiểu nhiều lần

  • Thai kỳ: Trong những tuần đầu của thai kỳ, tử cung đang phát triển sẽ gây áp lực lên bàng quang, gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên.
  • Bệnh tiểu đường: Đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu lớn bất thường thường là triệu chứng sớm của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 khi cơ thể cố gắng loại bỏ glucose thông qua nước tiểu.
  • Vấn đề tuyến tiền liệt

3. Chẩn đoán nguyên nhân vì sao đi tiểu liên tục

Để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu liên tục, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và lấy tiền sử bệnh, đặt các câu hỏi như sau:

  • Bạn có uống bất kỳ loại thuốc nào không?
  • Bạn có gặp những triệu chứng khác nữa không?
  • Tình trạng đi tiểu liên tục diễn ra cả ngày hay chỉ vào ban đêm?
  • Bạn có uống nước nhiều hơn bình thường không?
  • Màu sắc nước tiểu có gì bất thường?
  • Bạn có uống rượu hoặc đồ uống chứa caffein?

Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Việc kiểm tra bằng kính hiển vi của nước tiểu cũng bao gồm một số xét nghiệm để phát hiện và đo lường các hợp chất khác nhau trong nước tiểu.
  • Áp lực đồ bàng quang: Xét nghiệm đo áp lực bên trong bàng quang để xem bàng quang hoạt động như thế nào; xét nghiệm này được thực hiện để xác định xem liệu có một vấn đề về cơ hoặc thần kinh nào gây ra vấn đề với việc bàng quang giữ hoặc giải phóng nước tiểu.
  • Nội soi bàng quang: Một xét nghiệm cho phép bác sĩ của bạn nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo bằng cách sử dụng một dụng cụ mỏng, nhẹ được gọi là ống nội soi.
  • Xét nghiệm thần kinh: Các xét nghiệm chẩn đoán giúp bác sĩ xác nhận hoặc loại trừ sự hiện diện của rối loạn thần kinh.
  • Siêu âm: Một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng âm thanh để hình dung cấu trúc cơ thể bên trong.

Xét nghiệm hình ảnh có thể sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu liên tục

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đi tiểu liên tục.

  • Nếu bệnh tiểu đường là nguyên nhân, việc điều trị sẽ liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Đối với nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn, quá trình điều trị điển hình là điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau.
  • Nếu nguyên nhân là bàng quang hoạt động quá mức, một loại thuốc được gọi là thuốc kháng cholinergic có thể được sử dụng. Những điều này ngăn chặn sự co thắt cơ bắp không tự nguyện bất thường xảy ra trong thành bàng quang.

Nếu cần thiết, điều trị bằng thuốc sẽ được bác sĩ kê toa và theo dõi.

5. Ngăn ngừa tình trạng đi tiểu liên tục

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp điều tiết lượng nước tiểu. Điều này có nghĩa là bạn nên hạn chế uống rượu và caffeine và loại bỏ các loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang hoặc hoạt động như một chất lợi tiểu, chẳng hạn như sôcôla, thực phẩm cay và chất ngọt nhân tạo.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể giúp giảm táo bón. Điều này có thể gián tiếp cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo, vì trực tràng bị táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo hoặc cả hai. Bạn nên uống đủ để ngăn ngừa táo bón và cô đặc nước tiểu. Tránh uống ngay trước khi đi ngủ, có thể dẫn đến đi tiểu vào ban đêm.

Đi tiểu liên tục có thể là dấu hiệu do uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo sớm nhiều bệnh lý. Vì thế trong trường hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lối sống mà tình trạng đi tiểu liên tục không cải thiện bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đi tiểu nhiều lần là triệu chứng của bệnh gì?

Người đi tiểu nhiều lần trong một ngày có thể là do mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn hoặc có dị vật, sỏi ở đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, suy tuyến thượng thận, hội chứng thận hư, hoặc bị hẹp niệu đạo.

Mỗi ngày đi tiểu báo nhiêu lần là bình thường?

Theo Hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối.

Đi tiểu nhiều lần có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng đi tiểu quá nhiều lần trong ngày nếu không được khắc phục và điều trị sớm có thể gây ra những phiền toái, làm cản trở trong công việc và cuộc sống khiến cho người bệnh tự ti, xấu hổ hoặc mặc cảm, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng sinh lý hàng ngày.

Tại sao phụ nữ mang thai lại đi tiểu nhiều?

Thai chèn ép vào bàng quang Thông thường, bàng quang của phụ nữ có thể chứa một lượng nước tiểu tương đối lớn, khoảng 400-500ml. Khi mang thai, tử cung bắt đầu phát triển hơn, nó ngày càng mở rộng và chèn ép lên bàng quang khiến cho bàng quang không chứa được nhiều nước tiểu và hệ quả là mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần.

Chủ Đề