Dịch vụ tại bến cảng là làm những gì năm 2024
Là đơn vị khai thác dịch vụ cảng biển đa năng, Cảng Bến Nghé cung cấp các dịch vụ bốc xếp, kiểm đếm, giao nhận, lưu kho bãi hàng rời, hàng container trong và ngoài nước. Năng suất xếp dỡ trung bình 45 container/giờ. Năng suất xếp dỡ đối với mặt hàng sắt thép đạt 2.500T/ngày/cần cẩu. Xếp dỡ và đóng bao phân bón, lúa mì, đường thô, thức ăn gia súc với 10 dây chuyền tự động, năng suất xếp dỡ, đóng bao phân bón đạt trung bình 25T/ giờ/ dây chuyền. Với diện tích kho 11.520m² và diện tích bãi 200.000m² Cảng Bến Nghé có đủ điều kiện bảo quản an toàn các loại hàng hóa và container, kể cả hàng siêu trường, siêu trọng, hàng độc hại, nguy hiểm; cung cấp điện (hệ thống điện lưới và máy phát điện dự phòng) và bảo quản container lạnh; cung cấp dịch vụ sửa chữa container các loại thông qua xưởng sửa chữa của cảng và các đơn vị vệ tinh. Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy phép kinh doanh kho ngoại quan, Cảng Bến Nghé có khả năng bảo quản an toàn tất cả các loại hàng hóa và đang hoạt động hiệu quả. Đây cũng là một thế mạnh đáng kể tại cảng cùng với các dịch vụ logistics nhằm phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng như việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy… làm thủ tục và khai các chứng từ hải quan. Thực hiện Bộ Luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (ISPS Code), Cảng Bến Nghé đã xây dựng “Kế hoạch An ninh cảng biển”, được Cục Hàng Hải Việt Nam phê duyệt, chứng nhận phù hợp với các quy định (GCN số: ISPS/So CPF/052/VN, ngày 15/07/2004 của Cục Hàng hải Việt Nam). Trên cơ sở đó, Cảng Bến Nghé đã từng bước xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, biện pháp an ninh, đảm bảo hàng hóa, tàu neo đậu, làm hàng tại cảng mình một cách an toàn. Do đó, chủ tàu, đại lý …, có thể hoàn toàn an tâm khi đưa tàu, hàng hoá đến Cảng Bến Nghé. 1. Hub port là gì? - Là một khu vực với chức năng làm trung tâm trung chuyển hàng hóa. - Là cửa ngõ cho các khu vực kinh tế, sản xuất thông qua việc kết nối hệ thống vận tải nội địa và hệ thống tàu gom hàng (feeder). - Hub port được xây dựng trên quy mô lớn bao gồm hệ thống nhiều cầu cảng, cẩu bờ và các khu vực kho bãi. Mớn nước có độ sâu trên 14m. - Các cầu cảng được thiết kế sao cho có thể đón được các tàu mẹ (tàu có trọng lượng lớn hơn 80.000 - 100.000 DWT và dung lượng trên 8.000 TEU). 2. Các tiêu chí cấu thành Hub port - Vị trí: Nằm trong khu vực dọc theo tuyến vận tải biển chính và được bao bọc bởi nhiều khu công nghiệp. Cảng phải nằm trong khu vực nước sâu trên 14m để đủ khả năng tiếp nhận tàu mẹ có tải trọng từ 100.000 DWT. - Năng lực: Cảng được trang bị những thiết bị hiện đại; điều phối hoạt động, phân khu bên trong cảng hợp lý; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tối ưu hoạt động cảng và thông tin container lưu trên bãi. - Phí cảng: Giá cước phí cảng và các biểu phí dịch vụ xếp dỡ trong cảng phải luôn hấp dẫn, minh bạch và cụ thể. - Khu vực tự do thương mại: Hình thành những khu vực tự do thương mại để thu hút các luồng hàng hóa từ các nước xung quanh tập trung về Hub port. Thời gian hàng hóa quá cảnh được rút ngắn, gia tăng vòng luân chuyển hàng hóa đến cảng. - Các dịch vụ tiện ích gia tăng: Cung cấp các dịch vụ viễn thông, sửa chữa tàu, cung cấp nguồn nước, nhiên liệu, thuyền viên... Cơ quan hải quan hỗ trợ tại cảng xuyên suốt thời gian hoạt động. Xem thêm: LOGISTICS ĐẦU VÀO, LOGISTICS ĐẦU RA 3. Những lợi ích của Hub port - Giảm thiểu mức độ phức tạp: Thay vì cảng feeder (cảng với chức năng chính là đưa hàng hóa lên các tàu feeder để trung chuyển sang cảng tập trung) phải làm việc trực tiếp với các cảng feeder tại các châu lục khác thì nhờ Hub port, từng feeder chỉ cần giao dịch với một số Hub port trong từng khu vực. - Tạo ra khả năng tận dụng lợi thế theo quy mô: Có thể gia tăng tối đa kích cỡ tàu giữa 2 cảng trung chuyển tập trung mà vẫn đảm bảo không hao phí không gian tàu khi vận tải hàng hóa về các cảng nhỏ xung quanh, do đã được vận tải thay thế bằng tàu feeder. - Rút ngắn thời gian luân chuyển hàng hóa, lưu kho: Hub port hỗ trợ nhận hàng hóa với số lượng và khối lượng lớn từ hàng trăm cảng feeder nhỏ trong khu vực. Từ đó, tuyến vận tải hàng hóa sẽ nhanh chóng được lấp đầy, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hàng hóa lưu bãi. Bến cảng là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển, được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng, cũng có khi gọi là cầu cảng, là một nơi trong cảng chuyên dụng để tàu thuyền neo đậu chờ hành khách hay bốc xếp hàng hóa lên xuống. Tùy theo loại tàu thuyền phục vụ, độ dài có thể từ 4-5 mét đến vài trăm mét, có thể làm thô sơ bằng gỗ đến kiên cố bằng bê tông. Tùy theo loại hàng hóa được bốc xếp lên tàu, có thể có các loại bến chuyên dụng làm hàng rời, hàng kiện, hàng container, hàng lỏng, khí, v.v…
Khu bến cảng là một kết cấu hạ tầng giao thông gồm một hay nhiều bến cảng cùng các công trình liên quan như bãi chứa hàng, kho chứa hàng và các trang thiết bị phục vụ việc xếp dỡ hàng như các loại cẩu trục, xe nâng hàng, v.v… Thông thường thì khu bến cảng để chỉ tổ hợp bến cảng kiên cố với mặt bằng rộng bằng bê tông trên các cột cắm sâu xuống đáy biển hoặc đáy sông. Song cũng có khi khu bến cảng gồm một hoặc vài cầu cảng nổi. Khu bên có thể được phân loại theo đối tượng hàng hóa xếp dỡ, như khu bến cho hàng than, khu bến cho hóa dầu, khu bến cho luyện kim, khu bến container, v.v..
Theo khái niệm về bến cảng, theo đó BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP BẾN CẢNG là toàn bộ các tài sản nằm thuộc khu vực sở hữu của bến cảng phục vụ cho ngành Công Nghiệp đường thủy và hải cảng, bao gồm đất cảng và các tài sản theo quy định gắn liền với đất cảng đó. D.CẢNG SÔNG VÀ CẢNG BIỂN LÀ GÌ ? Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả khách hàng và thực hiện các dịch vụ khác. Tàu biển ở đây phải được hiểu là “tất cả các tàu thuyền thuộc quốc gia hoặc sở hữu tư nhân hoặc do quốc gia, cá nhân quản lí, trừ tàu chiến và các tàu thuyền được dùng để thực hiện các chức năng cảnh sát, hành chính và tàu cá” Khái niệm cảng biển cũng được định nghĩa và giải thích cụ thể theo nghị định 104/2012/NĐ-CP: “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác”. Cũng có thể hiểu đơn giản, Cảng là một nơi nằm ở bờ sông, hồ hay biển có các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa hoặc nơi đón hoặc đưa hành khách đi lại bằng đường thủy. … Tùy theo vị trí của cảng, cảng được gọi là cảng sông hay cảng biển (hải cảng ).. Cảng thủy nội địa được định nghĩa tại quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng. Theo đó, – Vùng đất của cảng được giới hạn để xây dựng công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và các công trình phụ trợ khác. – Vùng nước của cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cảng, quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão. – Cảng tổng hợp là cảng vừa xếp dỡ hàng hóa, vừa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. – Cảng hàng hóa là cảng xếp dỡ hàng hóa. – Cảng hành khách là cảng đón trả hành khách. – Cảng chuyên dùng là cảng thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài. |