Dịch vụ xin cấp chứng chỉ hành nghề được

Dịch vụ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3 nhanh chóng, uy tín. Hỗ trợ hồ sơ, thủ tục, hướng dẫn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Bộ Xây Dựng và Sở Xây Dựng theo nghị định 100/2018/NĐ-CP mới nhất. Liên hệ hotline: 0902.951.568

Đối với một số lĩnh vực hoạt động hiện nay tại Việt Nam các cá nhân cần phải có chứng chỉ hành, trong trong đó có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Khi tiến hành làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng các cá nhân đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Sau đây Viện Quản Lý Xây Dựng sẽ cung cấp cho các kỹ sư xây dựng một số thông tin cần thiết sau:

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Cũng giống như chứng chỉ năng lực xây dựng của các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng. Là bản đánh giá của cơ quan có thẩm quyền [Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng] đối với cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào các hoạt động xây dựng. Theo quy định của pháp luật hiện hành nếu cá nhân không có chứng chỉ hành nghề sẽ không được hành nghề độc lập và không được đảm nhận chức danh [Chủ nhiệm, chủ trì, giám sát trưởng, chỉ huy trưởng…] theo quy định tại điều 148 luật xây dựng.

Những lĩnh vực xây dựng sau đây bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng:

Hiện nay, theo quy định của Nghị định 100/2018 thì các cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực sau đây muốn giữ chức danh chủ chốt trong các tổ chức doanh nghiệp thì cần phải có chứng chỉ hành nghề:

  • Khảo sát xây dựng [khảo sát địa hình, khảo sát địa chất].
  • Thiết kế quy hoạch xây dựng.
  • Thiết kế xây dựng công trình bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Giám sát thi công xây dựng [xây dựng hoàn thiện và lắp đặt thiết bị].
  • Định giá xây dựng.
  • Quản lý dự án.

Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3:

Các cá nhân khi có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể như:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Được phép cư trú làm việc tại Việt Nam.
  • Có trình độ chuyên môn kinh nghiệm phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ:
  • Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1: Các cá nhân cần phải đảm bảo có trình độ đại học phù hợp với chuyên ngành và có kinh nghiệm 7 năm hoạt động. [Trước đây phải có chứng chỉ hành nghề cũ].
  • Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2: yêu cầu các cá nhân có trình độ đại học chuyên ngành và kinh nghiệm là 4 năm hoạt động.
  • Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3: nếu cá nhân có trình độ đại học thì yêu cầu về thời gian kinh nghiệm là 2 năm, còn nếu cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thì thời gian kinh nghiệm phải đạt ba năm làm việc.
  • Ngoài những yêu cầu này, để được cấp chứng chỉ hành nghề cá nhân còn phải đạt yêu cầu sát hạch được cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

Trình tự sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân: 

  • Việc đánh giá năng lực để cấp chứng chỉ hành nghề được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm.
  • Đề thi sát hạch bao gồm: 25 câu, trong đó có 10 câu về kiến thức pháp luật và 15 câu về kiến thức chuyên môn với thời gian làm bài tối đa là 30 phút.
  • Việc chấm điểm được thực hiện theo thang điểm 100 trong đó có 40 điểm là của kiến thức pháp luật và 60 là của kiến thức chuyên môn.
  • Các cá nhân có kết quả thi đạt trên 80 điểm coi như đạt yêu cầu.

Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề sau khi sát hạch hoàn thành:

  • Sau khi có kết quả sát hạch 3 [ba] ngày, hội đồng phải làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề trình cho Thủ trưởng đơn vị thẩm quyền để ra quyết định việc chấp chứng chỉ.
  • Khi có quyết định cấp chứng chỉ, trong thời gian 3 [ba] ngày làm việc, cơ quan cấp sẽ gửi văn bản tới Bộ Xây dựng để đề nghị cấp Mã số chứng chỉ hành xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 10 Thông tư 17/2016/TT_BXD.
  • Sau khi nhận được văn bản đề nghị cấp mã số thì trong 5 ngày làm việc, Bộ Xây dựng sẽ có trách nhiệm phát hành mã số chứng chỉ hành nghề và đăng thông tin năng lực của cá nhân đó lên trang thông tin của Bộ Xây dựng theo đúng quy định.
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm phát hành chứng chỉ hành nghề cho cá nhân đã được cấp mã số chứng chỉ hành nghề.

Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân của Viện Quản Lý Xây Dựng:

Quy trình thực hiện gồm các bước:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn, giải đáp các thắc mắc phía các liên quan cấp chứng chỉ của khách hàng.
  • Bước 2: Hướng dẫn hỗ trợ khách hàng kê khai hồ sơ theo mẫu quy định của bộ xây dựng.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ và đăng ký thi, lấy số báo danh, thông báo lịch thi sớm nhất cho khách hàng.
  • Bước 4: Hỗ trợ khách hàng tham gia kỳ thi sát hạch tại Bộ và Sở: cung cấp tài liệu, tổ chức ôn tập theo bộ đề mới nhất.
  • Bước 5: Làm việc với cơ quan thẩm quyền hoàn tất hồ sơ, thủ tục và lấy chứng chỉ hành nghề cho cá nhân.

Những lý do nên lựa chọn dịch vụ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3 tại Viện Quản Lý Xây Dựng

Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo cán bộ xây dựng, Viện Quản Lý Xây Dựng đã giúp hàng nghìn cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề thành công với thời gian nhanh chóng. Đến với chúng tôi quý khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Được các chuyên gia tư vấn hàng đầu cung cấp đầy đủ và chi tiết những thông tin quy định mới nhất của pháp luật hiện hành về điều kiện, quy trình, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, Viện Quản Lý Xây Dựng có thể xử lý hồ sơ của khách hàng nhanh chóng, đồng thời đánh giá tỷ lệ thành công của hồ sơ trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Chúng tôi hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, kê khai thông tin và nộp hồ sơ đến Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng .
  • Đăng ký lịch thi sớm nhất trên toàn quốc, hướng tới kết quả cao nhất.

Chi phí xin cấp chứng chỉ xây dựng tại Viện quản lý xây dựng Liên hệ qua số Hotline – 0902.951.568 hoặc địa chỉ mail: để được báo giá cụ thể cho từng lĩnh vực.

Cấp Chứng chỉ hành nghề dược [bao gồm cả trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưng Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 28 của Luật dược] theo hình thức thi

Bước 1: Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cụ thể như sau:

- Cục Quản lý Y Dược cổ truyền đối với cá nhân chỉ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phạm vi kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền;

- Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đối với cá nhân chỉ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phạm vi kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học;

- Cục Quản lý Dược đối với các trường hợp còn lại quy định tại Điều 11 Luật dược.

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.

a] Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b] Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3:. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.

a] Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại điểm b Bước 2.

b] Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại điểm a Bước 2.

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:

a] Họ, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;

b] Số Chứng chỉ hành nghề dược;

c] Phạm vi hoạt động chuyên môn.

Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

2. Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải kèm theo bản sao có chứng thực giấy công nhận tương đương của cơ quan có thẩm quyền về công nhận tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP;

3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp

4. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP; Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;

5. Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược với phạm vi hoạt động khác nhau và yêu cầu thời gian thực hành, cơ sở thực hành chuyên môn khác nhau thì hồ sơ phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn và nội dung thực hành chuyên môn của một hoặc một số cơ sở đáp ứng yêu cầu của mỗi phạm vi, vị trí hành nghề. Trường hợp các phạm vi hoạt động chuyên môn có cùng yêu cầu về thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn thì không yêu cầu phải có Giấy xác nhận riêng đối với từng phạm vi hoạt động chuyên môn;

6. Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật dược.

7. Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

8. Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận hiện không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

9. Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận kết quả thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo Mẫu số 18 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.

10. [Yêu cầu đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp nộp trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược: các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Các giấy tờ này phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định].

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Cục Quản lý Dược

Nghị định 54/2017/NĐ-CP: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=123255 Luật 105/2016/QH13: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=101886

Điều 13 Luật dược [Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược]

1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn [sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn] được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

a] Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược [sau đây gọi là Bằng dược sỹ];

b] Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;

c] Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

d] Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

đ] Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;

e] Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

g] Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

h] Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;

i] Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

k] Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

l] Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

2. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam [sau đây gọi chung là cơ sở dược]; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

a] Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

b] Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;

c] Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

4. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;

b] Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Và quy định tại các điều tại Luật dược 2016 sau:

Điều 14. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Điều 15. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Điều 16. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Điều 17. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Điều 18. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc

Điều 19. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Điều 20. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc

Điều 21. Điều kiện đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Điều 22. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Video liên quan

Chủ Đề