Định nghĩa tôn trọng là gì

Trong cuộc sống chúng ta thường được nghe nhắc đến cụm từ “tôn trọng” khá nhiều lần. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi con người cũng đều đã được giáo dục về việc nên tôn trọng người khác, tôn trọng lẽ phải. Vậy tôn trọng là gì, tôn trọng người khác là gì, tôn trọng lẽ phải là gì, điều đó có thực sự cần thiết trong cuộc sống không?

Tôn trọng là gì?

Tôn trọng có nghĩa là thể hiện thái độ hay là sự đánh giá đúng mực của người này với một người khác. Đó cũng là sự coi trọng danh dự, lợi ích, nhân phẩm, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương. Tôn trọng là trạng thái thể hiện lối sống và văn hóa của con người trong cộng đồng, đồng thời đó cũng là sợi dây kết nối, tạo mối quan hệ gắn kết, chân thành, tốt đẹp giữa người với người.

Khi bạn cho đi điều gì thì rồi cũng sẽ nhận lại được những thứ tương tự. Kể cả sự tôn trọng cũng vậy. Chỉ khi dành cho người khác những điều tốt đẹp và cư xử tử tế thì mới được nhận lại điều tương ứng. Mỗi hành vi, cử chỉ, sự tôn trọng kỉ luật là gì, sự tôn trọng bản thân là gì và cách đối nhân xử thế thường ngày đều có thể đánh giá được con người mỗi chúng ta. Vì vậy hãy hoàn thiện chính mình và thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh qua những điều nhỏ nhất.

Tôn trọng người khác là gì?

Biểu hiện sự tôn trọng người khác là gì?

Có rất nhiều cách để chúng ta có biểu hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh. Đôi khi điều này thể hiện qua những điều nhỏ nhặt đến không ngờ. Những dấu hiệu cho thấy một người đang được tôn trọng như:

Sự tôn trọng thể hiện qua cách đối xử tử tế với người khác

Hãy cư xử với mọi người đúng như những gì mà bạn muốn nhận lại được. Đó là biểu hiện đầu tiên cần có của sự tôn trọng trong cuộc sống bây giờ. Khi biết quan tâm đến cảm nhận của người khác thì bản thân chúng ta sẽ tự biết cách điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp nhất. Đôi khi chỉ những hành động nhỏ cũng khiến người khác nhận ra rằng họ được bạn coi trọng. Đây là mấu chốt để gắn kết con người với con người và tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

Liêm sỉ là gì? Vô liêm sỉ nghĩa là gì?

Biểu hiện tôn trọng là gì?

Cư xử lễ độ đối với tất cả mọi người

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ chúng ta đã được dạy dỗ về việc cư xử lễ độ với tất cả mọi người. Thông qua những hành vi, lời ăn tiếng nói mà có thể đánh giá được bạn có đang tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình hay không.

Hãy luôn cư xử lễ độ và có chừng mực ở tất cả mọi nơi từ khi đi học, đi làm, khi tham gia giao thông, ra ngoài gặp gỡ bạn bè, trong bữa ăn,… Tất cả sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt mọi người xung quanh và luôn được đánh giá cao về thái độ, kỹ năng.

Không có sự phân biệt đối xử với ai

Tất cả mọi người chỉ cần họ là người có ích và không làm điều xấu xa thì đều đáng nhận được sự tôn trọng. Cho dù người đó làm công việc bình thường hay cao cấp, cho dù là người thân hay lạ, tất cả họ đều nên được đối xử với thái độ như nhau.

Hãy cảm ơn khi người phục vụ mang nước hay đồ ăn đến cho bạn. Hãy để rác vào thùng chứ đừng ném trước mặt cô chú vệ sinh. Hãy cúi đầu cảm ơn khi người khác nhường đường cho bạn… Những điều tưởng như vô cùng đơn giản đó sẽ khiến đối phương vui vẻ, cảm thấy nhận được sự trân trọng và cũng dành cho bạn sự đối đãi tương tự.

Không chê bai người khác

Con người đều có khuyết điểm và không có ai hoàn hảo. Và sẽ thật ích kỷ, xấu xa nếu bạn mang điểm yếu của người khác ra chế giễu, mua vui. Đây không chỉ thể hiện một sự thiếu tôn trọng mà còn cho thấy bạn là người xấu tính, không nhận được sự giáo dục, không biết đối nhân xử thế.

Đến một ngày nào đó, có thể chính bạn cũng sẽ bị cười nhạo vì những khuyết điểm của mình. Đến lúc đó bạn sẽ hiểu được cảm giác thế nào là không được tôn trọng. Tốt nhất, hãy biết chấp nhận những gì không hoàn hảo của người khác cũng như chấp nhận điểm yếu của chính bản thân mình.

Tôn trọng thói quen mỗi người

Mỗi người trong một tập thể đều có những thói quen và lối sống khác nhau. Chỉ cần họ không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung thì tất cả thói quen đó đều đáng được tôn trọng và chấp nhận. Việc bài xích một thói quen và văn hóa cũng nghiêm trọng tương tự như nạn phân biệt chủng tộc, sẽ để lại nhiều hệ quả khôn lường. Có tôn trọng nhau thì mới tạo nên được sợi dây liên kết. Từ đó xã hội mới bền vững và ngày càng phát triển.

Tiếp thu ý kiến của người khác

Được lắng nghe ý kiến là một trong những nhu cầu của con người.Chắc hẳn đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp trường hợp cha mẹ gạt bỏ ý kiến của con cái, ép con phải theo ý của mình. Đây cũng là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng.

Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến người khác không chỉ thể hiện sự hiểu biết, đề cao đối phương và bản thân mình. Có như vậy con người ta mới có thể sống với nhau lâu dài, hài hòa và tốt đẹp.

Tôn sư trọng đạo là gì? Thế nào là tôn sư trọng đạo?

Cách để người khác dành cho mình sự tôn trọng là gì?

Đầu tiên, mỗi người phải tự nhận thức rằng mình phải tôn trọng người khác thì mới nhận được những điều tốt đẹp. Sống trong xã hội mà tất cả mọi người đều yêu thương, quý mến và hành xử lễ độ với nhau là cơ sở để phát triển con người hoàn mỹ. Từ đó có cuộc sống văn minh hiện đại hơn.

Sự tôn trọng là gì?

Comeback là gì? Comeback nghĩa là gì trong Tiếng Việt

Bên cạnh đó, để nhận được sự tôn trọng từ người khác, bạn nên tự hoàn thiện chính bản thân mình bằng những cách sau:

– Luôn lịch sự với tất cả những người từng gặp và tiếp xúc trong cuộc đời dù họ có là ai, giàu hay nghèo, sang hay hèn.

– Loại bỏ những hành vi thiếu lịch sự khiến người khác khó chịu ví dụ như trong cuộc nói chuyện bạn hay ngắt lời người khác đột ngột. Hãy học cách điềm tĩnh và sống chậm hơn.

– Cố gắng tập trung và lắng nghe người khác khi giao tiếp một cách tích cực. Đồng thời hãy bày tỏ thái độ hưởng ứng để người nói có cảm giác đang được tôn trọng và từ đó cũng dành điều đó cho bạn.

– Thường xuyên giúp đỡ mọi người những gì trong khả năng của mình.

– Có thái độ tích cực, biết cách chịu trách nhiệm trong cuộc sống. Hãy ngừng những việc đổ lỗi cho lý do này kia hay cho người khác, sống không thành thật.

– Kiềm chế sự tức giận và thể hiện cảm xúc theo cách tiêu cực. Khi tức giận chúng ta không thể kiểm soát được hành vi của mình dẫn đến những hành động không tôn trọng người khác mà có khi chính mình không ngờ đến.

– Đừng hành động theo suy nghĩ phiến diện của bản thân mà nên đặt địa vị của mình vào người khác. Không có ai có trải nghiệm giống nhau về cùng một vấn đề. Có như vậy đối phương mới cảm nhận sự chân thành, tận tâm và tử tế của bạn.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải quyết câu hỏi tôn trọng là gì và làm thế nào để nhận được sự tôn trọng. Dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh hay môi trường nào thì hãy cũng luôn ghi nhớ một điều rằng “cho đi cái gì sẽ nhận về cái đó”. Luôn tôn trọng bản thân, tôn trọng mọi người xung quanh và có thái độ tốt chính là cách để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

Khi muốn thể hiện sự tôn trọng, bạn cần đặt bản thân vào vị trí của người khác và cư xử sao cho họ thấy được sự quan tâm của bạn. Nói tóm lại, thể hiện sự quan tâm tức là tôn trọng quan điểm, thời gian và không gian của người khác.

  1. 1

    Thể hiện sự tử tế và nhã nhặn. Sự tôn trọng bắt đầu từ mối quan tâm cơ bản đối với cảm xúc của người khác. Tự hỏi bản thân xem bạn muốn được đối xử như thế nào trong một tình huống cụ thể và cố gắng đối xử với người khác theo cách đó. Hãy cư xử với tất cả những người bạn gặp một cách lịch sự và tôn trọng, bao gồm người lạ trên phố, đồng nghiệp, bạn cùng lớp và người thân.

    • Mời người khác đồ ăn, thức uống hoặc thứ gì khác khi bạn thấy cần.

  2. 2

    Cư xử phải phép. Khi còn nhỏ, bạn thấy khái niệm về phép xã giao và cách cư xử đúng mực không có ý nghĩa gì, nhưng khi lớn lên, bạn nhận ra những quy tắc này là yếu tố giữ được sự bình yên trong cuộc sống. Cư xử đúng phép tắc là cách tôn trọng không gian và thời gian của người khác. Nếu không ai quan tâm đến phép lịch sự thì các tình huống trong cuộc sống thường ngày như ăn uống ở nhà hàng, xếp hàng ở bưu điện hoặc xử lý sự cố giao thông sẽ rất kinh khủng. Sau đây là vài cách để trở nên lịch sự:

    • Đừng nói chuyện điện thoại trong quán cà phê, cửa hàng, nhà hàng hoặc nơi đông người vì có thể làm phiền đến người khác.
    • Đừng chen ngang vào hàng trừ khi trong tình huống khẩn cấp như phải nhanh chóng đến bệnh viện.
    • Đừng cố vượt mặt xe khác khi đang lưu thông trên đường.
    • Luôn nhờ vả một cách lịch sự và nói cảm ơn!
    • Tuân theo những quy tắc được đặt ra để giúp cho cuộc sống của mọi người dễ chịu hơn, chẳng hạn như hạn chế thời gian sử dụng máy tính công cộng để nhường lượt cho người khác.
    • Đừng ăn hoặc uống ở nơi không được phép.
    • Ngưng trò chuyện khi rạp chiếu phim đã tắt đèn.
    • Vứt hoặc tìm cách tái chế rác thay vì để lại cho người khác dọn dẹp.

  3. 3

    Đừng phân biệt đối xử. Hãy tôn trọng tất cả mọi người - không chỉ với người quen hoặc người mà bạn cho rằng có địa vị cao hơn mình. Rất nhiều người dành sự tôn trọng cho đối tượng mà họ muốn tạo ấn tượng tốt, và cư xử thô lỗ với người khác. Câu nói "Bạn có thể đánh giá nhân cách của người khác qua việc họ đối xử với người không đem lại lợi ích gì cho họ", quả thật rất đúng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Điều này có nghĩa là bạn nên cư xử tử tế với người "không cùng đẳng cấp" với bạn lẫn người có tiếng tăm nhất mà bạn biết.
    • Đối xử tử tế với những người thường không nhận được sự tôn trọng. Chẳng hạn như người vô gia cư thường bị xem thường hoặc đối xử khiếm nhã, nhưng họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và sự nhã nhặn như bất cứ ai khác.

  4. 4

    Tôn trọng sự khác biệt. Hãy tôn trọng những người khác biệt so với bạn, kể cả khi bạn không biết nhiều về họ. Sự khác biệt của chúng ta là điều làm cho cuộc sống trở nên thú vị; bên cạnh đó, đôi khi bạn cũng có nhiều điểm tương đồng với người khác mà bản thân không hề hay biết. Kể cả khi không biết lai lịch của ai đó, bạn vẫn phải cư xử lịch sự và lễ độ. Bạn không nhất thiết phải yêu mến tất cả những người mình gặp và chắc chắn là không cần tán thành với bất kỳ những gì họ làm hoặc nói, nhưng bạn nên bày tỏ sự tôn trọng.

    • Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa của người khác.
    • Tôn trọng người có sự khác biệt về tín ngưỡng tôn giáo.
    • Tôn trọng người có quan điểm chính trị khác biệt với bạn.
    • Tôn trọng những người trong nhóm đối thủ của bạn [và người hâm mộ của nhóm khác].

  5. 5

    Tôn trọng mọi không gian chung. Tôn trọng bất kỳ không gian nào mà bạn chia sẻ cùng người khác. Nhà ở [nếu sống cùng người khác], trường học, đường phố, trạm xe buýt - những không gian này cũng là nơi quen thuộc với những người khác. Bạn sẽ không hài lòng khi người khác vứt rác ở nơi mà mình thường lui tới; vì vậy, bạn nhớ dọn dẹp rác của mình để giữ sự sạch đẹp cho người khác.

    • Đừng vứt lại túi nhựa và các loại rác - hãy nhặt lên và vứt vào thùng rác. Nếu vô tình làm bẩn ra đâu đó, bạn hãy dọn dẹp sạch sẽ.
    • Đừng vẽ graffiti ở nơi công cộng [trừ khi bạn là họa sĩ và được phép thực hiện].

  6. 6

    Tôn trọng môi trường sống và toàn bộ sinh vật sống trên đó. Sự tôn trọng không chỉ được thể hiện ở thái độ đối với con người mà còn với cả các loài vật, cây cối và môi trường. Chúng ta đều cùng nhau sống trên trái đất này, và mỗi người đều xứng đáng được tôn trọng. Hãy cư xử với mọi vật thể sống như một cá thể xứng đáng được đối xử bằng sự nhã nhặn.

    • Cố gắng không gây ô nhiễm môi trường.
    • Hiểu rõ hành động của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ xung quanh. Ví dụ, xịt thuốc trừ sâu vào bãi cỏ có thể gây nhiễm bẩn nguồn nước ngầm và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hãy cố gắng đưa ra những lựa chọn nhân văn trong lối sống.

  7. 7

    Tôn trọng đồ vật của người khác. Bạn sẽ bị coi là thô lỗ và thiếu suy nghĩ khi thoải mái đụng đến bất kỳ thứ gì không thuộc về mình. Hãy xin phép trước khi sử dụng tài sản của ai đó. Nếu không, bạn sẽ bị buộc tội trộm cắp.

  8. 8

    Tôn trọng không gian cá nhân. Có nhiều loại không gian khác nhau tùy theo tình huống. Phải giữ khoảng cách cần thiết với người lạ [chẳng hạn người đi cùng xe buýt], tốt nhất không bắt chuyện trừ khi họ có vẻ muốn trò chuyện. Bạn bè và người thân thường thoải mái với việc tiếp xúc cơ thể, nhưng điều quan trọng là đảm bảo họ không cảm thấy khó chịu vì điều đó.

    • Khi muốn ôm hoặc hôn, hãy cho người đối diện biết trước để họ có thể từ chối nếu không muốn vì bất kỳ lý do nào.
    • Xin phép trước khi bạn muốn có cử chỉ chạm thân mật như vuốt tóc ai đó hoặc xoa lưng họ.
    • Tôn trọng các dụng cụ hỗ trợ [gậy, xe lăn] và chó nghiệp vụ thực hiện chức năng của một phần cơ thể nào đó của người khuyết tật. Đừng chạm vào khi chưa được phép.

  1. 1

    Lắng nghe người khác nói. Khi chúng ta trò chuyện, việc trở thành một người biết lắng nghe là dấu hiệu cơ bản của sự tôn trọng. Nếu tỏ ra buồn chán hoặc cắt lời người đối diện, bạn đang thể hiện rằng mình thật sự không quan tâm đến những gì họ nói. Tập lắng nghe chăm chú hơn và chờ họ dứt lời trước khi đưa ra phản hồi.

    • Giao tiếp bằng mắt là một cách hay để thể hiện việc bạn tôn trọng những gì người khác đang nói. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất hữu ích. Nhìn vào mắt của người đang trò chuyện với bạn và cố gắng không tỏ vẻ sốt ruột khi nói.
    • Phản hồi phù hợp với những gì người kia nói thay vì lơ đãng gật đầu.

  2. 2

    Suy nghĩ trước khi nói. Khi đến lượt bạn nói, cố gắng đưa ra lời phản hồi thật tôn trọng. Cân nhắc những gì người kia nói và thể hiện suy nghĩ của bạn mà không hạ thấp ý kiến của họ. Tránh sỉ nhục người khác bằng cách nói những lời thô lỗ hoặc ác ý.

    • Cố gắng không đánh giá thấp người khác. Đừng giải thích quá nhiều về chủ đề mà người khác đã thật sự hiểu rõ. Ví dụ, đừng cố giải thích với cầu thủ bóng đá về việc phải ghi bàn như thế nào.
    • Đừng tỏ vẻ trịch thượng. Tương tự như vậy, việc bạn hạ thấp ai đó có thể khiến họ cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Tránh nói những câu thách thức như "Bạn không cần phải bận tâm về điều đó đâu" hoặc "Chuyện của đàn ông mà, bạn làm sao mà hiểu được".
    • Ý thức rõ chủ đề nào bạn không nên nói. Nếu không quen thân với ai đó, bạn nên tránh đặt một số câu hỏi tế nhị. Chẳng hạn như nếu chỉ mới gặp ai đó, đừng hỏi họ đã bị làm sao mà có một vết sẹo dài trên trán.

  3. 3

    Nói rõ những gì bạn muốn. Mọi người thường vui vẻ giúp đỡ bạn, nhưng họ không thể giúp nếu không chắc bạn muốn gì. Hãy nói rõ nhu cầu của bạn [về vật chất hoặc cảm xúc] để người khác không phải băn khoăn tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với bạn.

  4. 4

    Phản đối một cách tôn trọng. Hãy tôn trọng quan điểm của ai đó kể cả khi bạn thật lòng không thể tán thành. Quan trọng là cách bạn phản đối những gì họ nói không được làm mất đi giá trị thật của người đó. Ví dụ, bạn hoàn toàn không tán thành với tư tưởng chính trị của ai đó, nhưng vẫn nên tôn trọng họ như một cá nhân bình thường và điều đó cũng nên được thể hiện qua cách bạn tranh luận.

    • Đừng bao giờ lăng mạ người khác trong khi tranh luận. Đừng để ý nghĩ "Tôi không đồng ý với quan điểm của anh về điều đó" leo thang thành "Anh là đồ ngốc."
    • Nếu cần, tạm dừng cuộc trò chuyện trước khi mọi chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát và có nguy cơ bạn nói ra điều mà bản thân sẽ hối hận. Bạn sẽ không đạt được điều gì khi không tôn trọng người khác mà sẽ có thêm một kẻ thù mới.

  5. 5

    Tập kiên nhẫn và luôn nghĩ theo hướng tích cực. Việc giao tiếp đôi lúc có vẻ khó khăn, và người khác có thể nói sai hoặc chật vật để tìm ra từ ngữ thích hợp. Hãy cho họ thời gian và khi không chắc họ muốn nói gì, bạn nên nghĩ rằng họ đang cố gắng hết mình để cư xử tử tế và hiểu chuyện.

  6. 6

    Đừng suy nghĩ áp đặt về người khác. Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng nhận định chủ quan về quan điểm hoặc hoàn cảnh của ai đó dựa trên chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch hoặc bất kỳ yếu tố nào. Mỗi người là một cá nhân với kinh nghiệm và sự hiểu biết cá biệt về cuộc sống. Đừng trở nên thiếu tôn trọng bằng việc nghĩ rằng bạn biết rõ về người khác trước khi dành thời gian tìm hiểu về cá nhân cụ thể nào đó.

  7. 7

    Đừng ngồi lê đôi mách. Đây là hành động thiếu tôn trọng phổ biến mà nhiều người vẫn không bị lên án, nhưng việc ngồi lê đôi mách là một thói quen xấu. Việc này khiến bạn quen với việc xem người khác là nhân vật trong những cuộc tám chuyện thay vì là cá nhân có cảm xúc dễ bị tổn thương sâu sắc. Cho dù đó là người kỳ lạ nhất, phiền toái nhất hay đáng ghét nhất, bạn vẫn không nên thường xuyên nói về họ như thể sự tồn tại của họ là để mua vui cho người khác.

    • Nếu không có gì hay ho để nói, tốt nhất là bạn đừng nói gì cả.
    • Hãy lịch sự phản đối việc tiếp tục hoặc bắt đầu những cuộc trò chuyện như vậy, kể cả khi nhân vật trong cuộc tám chuyện đã từng làm những chuyện xấu với bạn. Nên nhớ câu “gieo nhân nào gặt quả nấy”; vì vậy, bạn không nên dung nạp các thói quen xấu vì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bạn và người khác. Luôn nhớ rằng những hành động tốt hoặc xấu mà bạn làm đều sẽ ảnh hưởng đến bạn và người khác về lâu dài.

  8. 8

    Xin lỗi nếu bạn làm tổn thương ai đó. Bất luận có cố gắng như thế nào, bạn vẫn sẽ vô tình giẫm lên chân người khác vào một lúc nào đó. Hành động gây đau đớn của bạn sẽ không quan trọng bằng việc bạn phản ứng như thế nào. Nếu nhận ra mình cư xử thiếu tử tế hoặc khiến người khác khó chịu, hãy nhận lỗi và xin lỗi.

    • Tránh nói "nhưng" để ngụy biện cho hành động của bạn. Nếu muốn giải thích tại sao lại cư xử như vậy, bạn sẽ thay thế bằng từ "và". Ví dụ, "Mình xin lỗi vì đã tỏ thái độ khi bạn nói bản thân mặc chứng tự kỷ, mình làm như vậy vì không hiểu rõ về bệnh tự kỷ. Mình xin lỗi vì đã làm bạn buồn nhưng thật sự mình vẫn luôn trân trọng con người thật của bạn." Việc này giải thích cho hành động của bạn mà không hề có ý ngụy biện.

  9. 9

    Tôn trọng người khác kể cả khi họ không tôn trọng bạn. Việc này có vẻ khó, nhưng bạn cần cố gắng thể hiện sự kiên nhẫn và sự nhún nhường. Người khác sẽ học được điều gì đó từ bạn. Nếu người đó vẫn thô lỗ và xấu tính, bạn sẽ bảo vệ bản thân nhưng không trở nên thấp hèn như họ.

  1. 1

    Thể hiện sự tôn kính với người có chức quyền. Một số người xứng đáng được tôn trọng nhiều hơn vì địa vị của họ. Chẳng hạn như hiệu trưởng, ông/bà chủ, người đứng đầu nhà thờ, chủ tịch phường/quận, nữ hoàng Anh - những người này nắm giữ vị trí lãnh đạo vì họ có những phẩm chất vốn được xã hội nhìn nhận bằng sự tôn kính. Tôn trọng những người có thẩm quyền theo những quy tắc phù hợp, ví dụ như ở phương Tây thường gọi thầy hiệu trưởng bằng từ "Sir" [Ngài] hoặc cúi đầu chào nữ hoàng.

    • Người lớn tuổi cũng cần được tôn trọng hơn. Tôn trọng cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi khác ở nơi bạn sống vì sự hiểu biết đáng giá mà họ chia sẻ.
    • Trong một số trường hợp, quan trọng là bạn cần nhận ra người có thẩm quyền không xứng đáng nhận thêm sự tôn trọng và nể phục. Nếu đã mất lòng tin với ai đó và không thể tiếp tục tôn trọng họ, bạn có quyền đưa ra lựa chọn cá nhân. Đôi khi việc phản đối một người có thẩm quyền chứng tỏ rằng bạn đang tôn trọng bản thân và những người bị ảnh hưởng bởi quyền lực của người đó.

  2. 2

    Đừng lạm dụng quyền lực của bạn. Nếu bạn có địa vị cao, hãy tôn trọng những người bạn tin tưởng bằng việc cư xử phải phép và tử tế với họ. Đừng mong chờ họ tôn kính bạn "chỉ vì" địa vị của bạn. Hãy trở thành một người đứng đầu mà ai cũng tôn trọng thay phải sợ sệt.

  3. 3

    Tôn trọng bản thân. Bạn là một người quan trọng và xứng đáng được đối xử tốt. Cố gắng đối xử với bản thân theo cách mà bạn sẽ làm với một người bạn. Mỗi khi có suy nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc làm việc gì đó hủy hoại bản thân, hãy hỏi xem bạn có làm như vậy với một người bạn không. Bạn thân của bạn cũng là chính bạn.

    • Việc "đặt người khác lên trên hết" là rất tốt, nhưng chỉ thiết thực trong một vài trường hợp. Hãy đặt nhu cầu cơ bản của bạn trước tiên [thức ăn, giấc ngủ, sức khỏe tinh thần]. Khi nhu cầu của bạn được thỏa mãn, bạn sẽ giúp đỡ người khác một cách hiệu quả.

  4. 4

    Tập thể hiện sự thấu cảm và lòng trắc ẩn. Để thật sự hiểu cách tôn trọng người khác, hãy đặt bản thân vào vị trí của họ và cố gắng thật lòng thấu hiểu hoàn cảnh của họ. Bạn có thể lịch sự với người khác mà không cần phải thật sự quan tâm nhiều đến họ, nhưng sự tôn trọng chân thành bắt nguồn từ sự thấu cảm và sự đồng cảm sâu sắc. Hãy nhìn nhận sự gắn kết giữa con người với con người và sự thật là chúng ta đều sống trên cùng một hành tinh. Tôn trọng lẫn nhau là cách để hòa hợp, khiến thế giới này trở thành nơi đáng sống và thú vị cho tất cả mọi người.

  • Một cách tuyệt vời để thể hiện sự tôn trọng là đồng cảm hoặc thấu hiểu người khác. Lắng nghe và phản hồi một cách sáng suốt, nghiêm túc và thật lòng thể hiện sự tôn trọng với người khác. Ai cũng muốn những gì họ nói được lắng nghe và nhìn nhận.
  • Việc thể hiện sự tôn trọng không chỉ cho người khác thấy rằng bạn quan tâm đến họ mà còn quan tâm đến bản thân. Điều quan trọng nhất khi thể hiện sự tôn trọng là bạn cũng tôn trọng bản thân; nếu không, người khác sẽ không tôn trọng bạn.
  • Khi trò chuyện với ai đó, hãy nhìn vào mắt họ một cách kiên định nhưng thân thiện, nếu có thể.

  1. //www.forbes.com/sites/work-in-progress/2011/08/08/8421/

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 83 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 93.851 lần.

Chuyên mục: Mối quan hệ

Trang này đã được đọc 93.851 lần.

Video liên quan

Chủ Đề