Doanh nghiệp xã hội có phải xuất hóa đơn không

Không ít kế toán băn khoăn liệu có được xuất hóa đơn ngành nghề không đăng ký kinh doanh hay không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Có được xuất hóa đơn ngành nghề không đăng ký kinh doanh?

Doanh nghiệp được xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh chưa đăng ký ngành, nghề kinh doanh.

Về nguyên tắc, người bán phải lập hóa đơn giao cho người mua khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, kể cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng… (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp được tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Doanh nghiệp xã hội có phải xuất hóa đơn không
Có được xuất hóa đơn ngành nghề không đăng ký kinh doanh (Ảnh minh họa)

Đồng thời, hiện nay, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không ghi ngành, nghề kinh doanh nữa, thay vào đó, ngành, nghề kinh doanh được cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngành, nghề kinh doanh thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.

Nếu có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 49 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:

- Chậm từ 01 - 10 ngày: Phạt cảnh cáo;

- Chậm từ 11 - 30 ngày: Phạt từ 03 - 05 triệu đồng;

- Chậm từ 31 - 90 ngày: Phạt từ 05 - 10 triệu đồng;

- Chậm từ 91 ngày trở lên: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng;

- Không thông báo: Phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải gửi thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo tinh thần của Công văn 1387/TCT-KK ngày 14/4/2015 của Tổng cục Thuế thì:

Doanh nghiệp được kê khai thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh doanh không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc ngành, nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, doanh nghiệp vẫn phải xuất hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh không thuộc ngành, nghề đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để cập nhật nhật ngành, nghề kinh doanh mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh

Khi muốn thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký, doanh nghiệp cần thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Theo Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh cần bao gồm:

- Mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).

- Nếu doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần, cần có thêm Nghị quyết, quyết định, và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

- Nếu doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn với một thành viên, cần có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc qua bưu điện hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Cán bộ tại Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đủ điều kiện, cán bộ tiếp nhận sẽ đưa Giấy biên nhận có ngày hẹn trả kết quả.

- Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ giấy tờ, cán bộ sẽ giải thích lý do và hướng dẫn người nộp hồ sơ cách bổ sung theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả

Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Kính gửi bộ Tài chính , tôi đang công tác tại một đơn vị UBND xã có một vấn đề cần trợ giúp : Do đơn vị tôi ở xa trung tâm huyện thường xuyên tổ chức hội nghị và phải mua nước uống giải khát giữa giờ cho các đại biểu đến dự nhưng do với số lượng và giá trị ít thường mua đồ uống giữa giờ trực tiếp tại các cửa hàng tại chợ trên địa bàn và thỉnh thoảng mua các đồ dùng phục vụ công tác của địa phương với giá trị dưới 5 triệu và có yêu cầu đề nghị cửa hàng xuất hóa đơn bán hàng . Nhưng do các đơn vị bán hàng tại chợ và trên địa bàn xã đều là các hộ kinh doanh , dịch vụ có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm) theo thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của bộ tài chính các hộ này không phải xuất hóa đơn thuế GTGT . Vậy trong trường hợp này đơn vị có thể lập bảng kê mua hàng để thanh toán có ghi rõ họ tên người bán , địa chỉ người bán kèm theo CMND của người bán để làm thủ tục thanh toán được không ?.

25/03/2022

Bán hàng không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?

Ngoài ra, theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định này thì người bán sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng, đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua.

Bao nhiêu tiền thì xuất hóa đơn điện tử?

Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC (đã hết hiệu lực) có quy định về việc không cần lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Thế nào là hóa đơn điện tử không có mà?

– Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

Tại sao phải xuất hóa đơn?

Để tránh các sai sót trong các khoản thu chi thuế, doanh nghiệp khi bán hàng cần lập hóa đơn đỏ theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo đúng các thông tin chỉ tiêu in sẵn trên hóa đơn.