Đổi bằng lái xe ở đâu

Căn cứ Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và thông tin trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, các trường hợp được đổi giấy phép lái xe gồm:

- Đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

- Người có Giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi Giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có Giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi Giấy phép lái xe.

- Người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

- Năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch với Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

- Giấy phép lái xe có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên Giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe [Giấy phép lái xe hợp lệ].

2 cách đổi giấy phép lái xe qua mạng chỉ với 135.000 đồng [Ảnh minh họa]

2. Cách đổi Giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia 

Bước 1: Truy cập Website: //dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

Bước 2: Chọn phương tiện và người lái tại mục Công dân

Bước 3: Chọn Giấy phép lái xe

Bước 4: Chọn đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông Vận tải cấp

Bước 5: Tại mục Chọn cơ quan thực hiện bên phải màn hình, hãy chọn Tỉnh/Thành phố hoặc Bộ ngành tương ứng. Sau đó nhấn Đồng ý

Bước 6: Chọn thủ tục hành chính cấp 3 hoặc cấp 4 bằng cách chọn Nộp trực tuyến ở ô bên cạnh

Bước 7: Đăng nhập tài khoản dịch vụ công

Bước 8: Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn và tải bản scan sơ xin đổi Giấy phép lái xe bao gồm:

- Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe theo mẫu [01 bản chính];

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

+ Người có Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

+ Người có nhu cầu tách Giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn [01 bản chính];

- Bản sao Giấy phép lái xe, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

3. Cách đổi Giấy phép lái xe qua website của Tổng Cục đường bộ

Bước 1: Truy cập Website: //dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml

Bước 2: Chọn Loại thủ tục hành chính > Chọn cơ quan giải quyết ở địa phương > Chọn địa điểm tiếp nhận > Đăng ký trực tuyến

Website của Tổng Cục đường bộ quy định về đối tượng sử dụng như sau:

- Dịch vụ công cấp độ 3: Áp dụng đối với người có Giấy phép lái còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.

- Dịch vụ công cấp độ 4: Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có Giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET còn giá trị sử dụng.

Bước 3: Nhập thông tin và tải lên ảnh chụp các giấy tờ được yêu cầu.

Hồ sơ cần cung cấp tương tự như đăng ký qua Cổng Dịch vụ công, bao gồm: Giấy phép lái xe, Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Giấy chứng nhận sức khỏe.

Video hướng dẫn cách đổi Giấy phép lái xe qua mạng [Youtube LuatVietnam]

4. Lệ phí, thời gian đổi Giấy phép lái xe

Về lệ phí:

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi Giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.

Lệ phí này áp dụng cho cả hình thức nộp trực tiếp và trực tuyến

Về thời gian nhận kết quả:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định. Trường hợp không đổi Giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

[Theo khoản 8 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa đổi bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT]

5. Phân biệt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4

Căn cứ Điều 3 Nghị định 43/2011/NĐ-CP:

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến nhưng phải đến thanh toán lệ phí [nếu có] và nhận kết quả được trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí [nếu có] được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Như vậy, với dịch vụ mức độ 4, người dân có thể ngồi ở nhà và gửi mẫu văn bản yêu cầu trực tuyến đến cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán lệ phí trực tuyến và nhận kết quả qua bưu điện mà không cần trực tiếp đến nhận kết quả.

Theo Cổng Dịch vụ công Quốc gia, hiện nay thủ tục đổi Giấy phép lái xe mức độ 4 hiện chỉ thực hiện thí điểm tại Tổng Cục đường bộ Việt Nam và 12 Sở Giao thông Vận tải, bao gồm: Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Quảng Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn.

Nếu gặp vướng mắc khi thực hiện đổi Giấy phép lái xe qua mạng, bạn có thể gọi ngay đến số 1900.6192 , các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn.

>> Giấy phép lái xe các hạng: 10 thông tin quan trọng cần biết

Bằng lái xe nào có thời hạn?

Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. Trong đó, bằng A1, A2, A3 là không có thời hạn. Tất cả các loại bằng còn lại chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định.

- Bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;

[Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp];

- Bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp;

- Bằng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Như vậy, trừ bằng cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh [A1, A2, A3], các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn sử dụng.

Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Theo khoản 3 Điều 36 Thông tư này, đối với người có bằng lái quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể,

- Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết;

- Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình. Nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.

Xem thêm: Danh sách các loại bằng lái xe và thời hạn sử dụng


Cách đổi giấy phép lái xe sắp hết hạn mới nhất [Ảnh minh họa]
 

Trường hợp nào được đổi Giấy phép lái xe?

- Giấy phép lái xe bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

- Người có Giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; Giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng.

- Người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ được đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

- Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch so với năm sinh, họ, tên, tên đệm trên giấy chứng minh nhân dân.

- Giấy phép lái xe có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe [Giấy phép lái xe hợp lệ].
 

Thủ tục đổi giấy phép lái xe qua mạng [online]

Cách đổi Giấy phép lái xe qua mạng [Youtube LuatVietnam]


Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: //dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

Bước 2: Chọn Dịch vụ công trực tuyến

Gõ tìm dịch vụ “đối giấy phép lái xe”

Bước 3: Xem chi tiết trình tự thực hiện thủ tục để biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì

Bước 4: Chọn cơ quan thực hiện

Chọn Tỉnh/thành phố, Chọn Sở và click “Đồng ý”

Bước 5: Giao diện sẽ chuyển qua Cổng dịch vụ công đổi giấy phép lái xe đã chọn sau đó ấn "Nộp trực tiếp"

Bước 6: Hoàn tất thông tin yêu cầu trên trang và nhấn đăng ký.

Bước 7: Sau khi hồ sơ được xác nhận lịch hẹn các bạn chỉ cần theo đúng giờ được hẹn và mang Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu [đối với người nước ngoài] để đối chiếu và mang theo đầy đủ hồ sơ để thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.
 

Thủ tục đổi giấy phép lái xe trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng:

+ Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

+ Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;

- Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân [đối với người Việt Nam] hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng [đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài].

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.

Xem thêm: Đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng có được không?

Bước 3: Nộp lệ phí

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

>> Mẫu đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe

Video liên quan

Chủ Đề