Đờm có mùi hôi là bệnh gì năm 2024

Với mùi hôi miệng tạm thời do ăn uống các thực phẩm nặng mùi, hoặc vệ sinh răng chưa kỹ lưỡng thì không quá lo ngại. Vì có thể khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà.

Tuy nhiên, khi mùi hôi miệng từ cổ họng và kéo dài nhiều ngày, thì theo bác sĩ CKI Vũ Thiện Khanh đây chính là biểu hiện điển hình của các bệnh lý sau:

Xem Thêm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Hơi Thở Có Mùi Hôi

1.1 Do viêm họng

Viêm họng là dạng nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến. Xảy ra do vi khuẩn phát triển quá mức, làm mất cân bằng hệ vi sinh và khiến cho họng dễ bị viêm nhiễm.

Trong họng sẽ xuất hiện các nốt mủ sưng đau, rát họng, khó nuốt, ho liên tục không dứt, khô miệng… Ngoài ra, hệ hô hấp còn tiết nhiều dịch đờm, dịch đờm này đặc quánh theo thời gian và gây ra mùi hơi thở khó chịu.

Đờm có mùi hôi là bệnh gì năm 2024

Một trong những triệu chứng điển hình của viêm họng chính là hơi thở hôi

Bên cạnh đó, khi bị viêm họng, người bệnh thường nghẹt mũi, khó thở và có xu hướng thở bằng miệng. Điều này vô tình khiến cho miệng bị khô, gây giảm tiết nước bọt và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bùng phát mạnh, làm cho mùi hôi miệng từ cổ họng nhiều hơn.

1.2 Do viêm xoang

Ở những người bị viêm xoang sẽ có các dấu hiệu dễ nhận biết như: đau nhức đầu, nghẹt mũi, khó thở. Đặc biệt là có dịch nhầy kèm mủ chảy ra từ các hốc xoang tràn xuống cổ họng.

Dịch mủ này không chỉ mang theo vi khuẩn tấn công cổ họng, mà còn tích tụ và dồn ứ lại, gây cản trở quá trình hấp thụ thức ăn. Khiến cho một lượng thức ăn bị giữ lại và tạo thành môi trường cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến hơi thở hôi từ họng.

Xem Thêm: Trẻ Bị Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

1.3 Do khô miệng

Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch răng miệng, loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa và giữ độ ẩm cho khoang miệng. Nếu bị khô miệng, gây thiếu nước bọt sẽ tạo thành môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển gấp nhiều lần.

Vi khuẩn sẽ lây lan sang các vùng lân cận và đây là nguyên nhân khiến cổ họng có mùi hôi.

Đờm có mùi hôi là bệnh gì năm 2024

Miệng khô, mất độ ẩm sẽ tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mùi phát triển

1.4 Do các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Các bệnh lý về dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho hôi miệng từ cổ họng lâu ngày. Cụ thể như sau:

1.4.1 Viêm loét dạ dày

Khi dạ dày bị loét, viêm sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Khiến cho thức ăn bị tồn đọng lại, sinh ra phản ứng lên men và vi khuẩn HP, càng làm cho dạ dày bị viêm nặng hơn. Từ đó sản sinh nhiều hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, theo triệu chứng trào ngược, ợ hơi đưa mùi hôi thoát lên khoang miệng.

Xem Thêm: Nổi Cục Trắng Hôi Trong Miệng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

1.4.2 Trào ngược dạ dày thực quản

Mắc phải chứng trào ngược dạ dày sẽ khiến cho phần thức ăn đang tiêu hóa dở và axit dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, cổ họng và miệng. Dẫn tới mùi hôi rất khó chịu.

Ngoài ra, axit khi bị trào ngược sẽ bào mòn niêm mạc miệng và họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Đờm có mùi hôi là bệnh gì năm 2024

Các bệnh lý dạ dày ảnh hưởng tới tiêu hóa, gây trào ngược và sinh ra hôi miệng từ cổ họng

2. Chữa hôi miệng từ cổ họng như thế nào?

Hôi miệng từ cổ họng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu muốn khắc phục tận gốc tình trạng này, bạn nên chủ động đến các phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Nếu mắc phải bệnh lý răng miệng sẽ được chỉ định can thiệp bằng các biện pháp nha khoa phù hợp. Chẳng hạn hôi miệng do sâu răng thì phải nạo sạch vết sâu, rồi trám răng; viêm nướu thì cạo vôi răng, trị viêm; viêm tủy thì phải chữa tủy rồi bọc sứ…

Nếu do các bệnh lý tai mũi họng hoặc toàn thân, thì cần được bác sĩ chuyên khoa lên phác đồ điều trị và bạn phải tuyệt đối tuân thủ. Để trị dứt điểm bệnh, rồi mới loại bỏ được mùi hơi thở hôi.

Xem Thêm: Top Các Thuốc Điều Trị Hôi Miệng Được Tin Dùng

Ngoài ra, để phòng tránh mùi hôi từ miệng, họng, bạn hãy chú ý các vấn đề sau:

  • Luôn giữ khoang miệng sạch sẽ bằng việc vệ sinh kỹ lưỡng hàng ngày. Ngoài đánh răng 2 lần/ngày, bạn nên kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn. Để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám và vi khuẩn trên răng hoặc trong cổ họng.
  • Đến nha khoa thăm khám răng định kỳ 2 lần/năm, để làm sạch vôi răng và sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của răng miệng.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày, để tránh tình trạng khô miệng, dẫn tới hơi thở có mùi.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có mùi nồng đậm như hành, tỏi, mắm, ruốc… vì chúng sẽ mưng mùi rất lâu và gây ra hôi miệng từ cổ họng.
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… từ rau xanh, trái cây, sữa chua. Những thực phẩm này vừa khắc phục được tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, vừa chữa hôi miệng từ cổ họng hiệu quả.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt một cách điều độ, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao. Để nâng cao sức khỏe cơ thể và hạn chế các bệnh lý toàn thân.

Đờm có mùi hôi là bệnh gì năm 2024

Giữ gìn vệ sinh răng miệng là biện pháp hiệu quả để loại trừ mùi hôi của hơi thở

Hôi miệng từ cổ họng là dấu hiệu của nhiều vấn đề bất thường về sức khỏe, không chỉ là bệnh lý răng miệng thông thường. Vì vậy, để điều trị mùi hôi triệt để, cần phải kết hợp giữa các biện pháp chuyên khoa và chăm sóc răng miệng tích cực.