Dự toán hợp đồng trọn gói tính thiếu khối lượng năm 2024

Nhà thầu tham gia dự thầu rộng rãi loại hợp đồng trọn gói, gói thầu cải tạo sửa chữa bệnh viện đa khoa thuộc tỉnh x (khối nhà 3 tầng lầu).

Kết quả thương thảo hoàn thiện và trao hợp đồng với giá trị trên 21.280.060.000 đồng (đúng theo khối lượng công việc mời thầu).

Bên cạnh đó, nhà thầu có thông báo đính kèm bảng tăng và giảm số lượng, khối lượng mời thầu là chưa chính xác so với bản vẻ thiết kế được duyệt để bên mời thầu xem xét (theo chỉ dẫn nhà thầu tại Mục 14.6 Chương I của HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT).

Trong đó, có nhiều công tác không có “đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt” là tình huống phát sinh nằm ngoài những tình huống quy định của Nghị định số 63/2014/ NĐ-CP (ngoài Điểm b, Khoản 3, Điều 19, …; ngoài Điều 117…), và nằm ngoài quy định HSMT tại Điểm b Mục 34.2 Chương I chỉ dẫn nhà thầu.

Do vậy, tại thời điểm thương thảo hoàn thiện hợp đồng này chủ đầu tư và nhà thầu quyết định ghi nhận số lượng, khối lượng tăng và giảm (chưa xác định giá trị bổ sung) vào nội dung thương thảo hợp đồng làm cơ sở sau này ký phụ lục hợp đồng bổ sung; bảo đảm tiến độ trình tự thủ tục, thời gian quy định của Luật Đấu thầu.

Tiếp theo là xử lý phát sinh tình huống nêu trên liên quan đến pháp luật về chi phí xây dựng.

Chủ đầu tư tiến hành phê duyệt lại dự toán (quy trình đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện, tư vấn thẩm tra; thông qua Liên Sở ngành thẩm định theo chi tiết tại Thông tư 06/2016/TT-BXD và quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng số 50/2014/QH13…). Khi có số liệu chính thức được phê duyệt các bên sẽ thương thảo và ký phụ lục hợp đồng bổ sung.

Việc xử lý rà soát tình huống phát sinh này kéo dài thời gian theo quy định nhưng vẫn “bảo đảm các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

Tuy nhiên, về mặt thủ tục đến khi thông qua Liên Sở ngành thẩm định thì đã ở thời điểm thi công. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Xây dựng - Tài chính cấp tỉnh không chấp nhận với quan điểm lý do: Thời điểm thông qua Sở ngành thẩm định phê duyệt lại dự toán nêu trên phải nằm trong thời điểm thương thảo hoàn thiện hợp đồng xây lắp (trước khi ký hợp đồng xây lắp).

Do vậy, tình huống phát sinh vướng mắc là thời điểm phê duyệt lại dự toán khối lượng tăng và giảm kèm theo thương thảo hợp đồng trao thầu đã không có cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung để thực hiện thi công và hoàn công, thanh quyết toán.

Công ty TNHH Huỳnh Long hỏi: Việc không chấp nhận của Liên Sở ngành về thời điểm phê duyệt lại dự toán như trên có đúng theo các quy định pháp luật hay không? Trường hợp phát hiện khối lượng bị thiếu so với thiết kế ở giai đoạn đấu thầu thì xử lý phê duyệt dứt điểm phải ở thời điểm nào? Trường hợp không được chấp nhận phê duyệt lại dự toán thì nhà thầu có quyền từ chối đúng luật không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Điểm d, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu quy định đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế.

Đối với vấn đề của Công ty, khi áp dụng loại hợp đồng trọn gói, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt trong bước thương thảo hợp đồng theo quy định nêu trên.

Trường hợp trong quá trình thương thảo hợp đồng phát hiện khối lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào.

Trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu (Điểm b, Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).

Theo đó, đối với hợp đồng trọn gói, việc các bên liên quan chỉ ghi nhận phần khối lượng mời thầu tăng, giảm so với thiết kế được duyệt trong quá trình thương thảo hợp đồng là chưa phù hợp.

Sau khi hợp đồng được ký kết, tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng (Điểm a, Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu).

Hợp đồng đang được quan tâm đến là phát sinh khối lượng trong hợp đồng trọn gói? Phát sinh khối lượng trong hợp đồng trọn gói có những nội dung gì? Để tìm hiểu mẫu phát sinh khối lượng trong hợp đồng trọn gói là gì các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

1. Phát sinh khối lượng trong hợp đồng trọn gói là gì?

Hợp đồng trọn gói là việc mà một bên hợp đồng cung cấp dịch vụ về công việc mà bên kia có yêu cầu và thực hiện công việc đó đến khi thành phẩm. Hợp đồng trọn gói thường được thực hiện đối với các gói đấu thầu, xây dựng.

Nếu trong hợp đồng gói đấu thầu có ghi rõ điều kiện giá hợp đồng có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

+Nếu khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần khối lượng phát sinh được tính theo đơn giá đó;

+Nếu khối lượng công việc phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì giá trị phát sinh được tính theo đơn giá tại địa phương nơi xây dựng công trình, nếu không có đơn giá tại địa phương hai bên thống nhất xây dựng mức giá mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng;

+Nếu khối lượng công việc thay đổi (tăng hoặc giảm) so với hợp đồng lớn hơn 20% thì hai bên có thể thỏa thuận xác định đơn giá mới.

2. Giá và thanh toán hợp đồng trọn gói.

Đối với giá của hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 15 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng như sau:

Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp có bổ sung khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này;

Về việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 18 Nghị định này như sau:

Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.

3. Phát sinh khối lượng trong hợp đồng trọn gói.

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì nếu như công việc phát sinh các công việc ngoài hợp đồng thì được quy định như sau:

Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành;

Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: trường hợp khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu ít hơn hoặc nhiều hơn so với khối lượng trong hợp đồng đã ký thanh toán theo khối lượng hoàn thành thực tế được nghiệm thu;

Đối với hợp đồng theo thời gian: trường hợp thời gian thực tế ít hơn hoặc nhiều hơn so với thời gian theo hợp đồng đã ký mà bên nhận thầu đã thực hiện thì thanh toán theo thời gian thực tế bên nhận thầu đã thực hiện.

Và Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.