Đức Phật thành đạo năm bao nhiêu tuổi

Lịch sử Phật giáo:

Ở Việt Nam Đức Phật thành đạo năm nào


- Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong sách Phật học phổ thông khóa 1-Nhân thừa Phật giáo viết: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8-4 âm lịch năm 624 TCN; ngày 8-2 âm lịch năm 19 tuổi xuất gia; Ngài thành đạo năm 30 tuổi.

- Cư sĩ Nguyễn Văn Chế trong "Những vấn đề căn bản trong Phật học" xuất bản tại Hà Nội năm 1976 viết: Thái tử xuất gia năm 19 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh Thái tử từ bỏ lối tu này. Ngài uống bát sữa của thiếu nữ chăn bò rồi đến ngồi dưới gốc cây Tất ba la nhập định luôn 49 ngày. Một đêm ngày cuối cùng Thái tử đã tu thành đạo, Tất Đạt Đa đã thành Phật Thích Ca Mâu Ni [Cakya Muni]. Sau khi thành đạo, ròng rã 49 năm liền đức Phật đi khắp nơi trong nước Ấn Độ để thuyết pháp. Ngài nhập diệt năm 80 tuổi, năm ấy là năm 480 TCN [có sách ghi là 483 TCN].



Các tài liệu đều thống nhất Ngài nhập Niết bàn năm 80 tuổi.

- Từ điển Phật học Hán-Việt [4] mục từ Thích Ca Mâu Ni viết: Ngài 6 năm tu khổ hạnh, thành đạo năm 35 tuổi. Từ đó về sau, hơn 40 năm trời Ngài đi khắp 4 phương để giáo hóa cứu độ chúng sinh, năm 487 TCN Ngài nhập Đại bát Niết bàn.

- Cư sĩ Lưu Vô Tâm trong sách Phật học khái lược [5] mục Niên lịch của Đức Phật Thích Ca viết:

- Phật đản sinh ngày 15-4-624 trước Công nguyên.

- 19 tuổi xuất gia nhằm ngày 8-2.

- 5 năm tầm học các đạo;

- 6 năm tu khổ hạnh.

- 49 ngày nhập định.

- 30 tuổi thành đạo nhằm ngày 8-12.

- 49 năm thuyết pháp độ đời.

80 tuổi nhập Niết bàn nhằm ngày 15/2 [544 trước Công nguyên].

Sách giải thích ngài Tất Đạt Đa có 5 năm tầm học các đạo rồi thêm 6 năm tu khổ hạnh mới thành đạo năm Ngài 30 tuổi.



Phật xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo năm 30 tuổi, thuyết pháp 49 năm, như vậy Ngài thọ 30 + 49 = 79 tuổi [coi như xấp xỉ tuổi 80]

- Trang Website Đạo Phật ngày nay, viết: Ngài sinh năm 624 TCN, xuất gia năm 29 tuổi, học đạo với hai vị đạo sĩ Alasa-Kalama và Uddaka-Camaputta, trải qua 6 năm tu khổ hạnh với 5 anh em ông Kiều Trần Như thành đạo năm 35 tuổi. Hoằng dương chính pháp trong 45 năm; trụ thế ở đời 80 tuổi, khoảng năm 544 TCN nhập diệt tĩnh lặng.

Các tài liệu đều thống nhất Ngài nhập Niết bàn năm 80 tuổi. Riêng ngày Thái tử xuất gia và thành đạo lại đã có 3 loại ý kiến khác nhau:

1- Thái tử Tất Đạt Ta xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo ngày 8-12 năm Ngài 25 tuổi;

2- Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo ngày 8-12 năm Ngài 30 tuổi;

3- Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo ngày 8-12 năm Ngài 35 tuổi.



Phật xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm chuyển bánh xe pháp, nhập diệt năm 80 tuổi. Chúng tôi cho rằng ý kiến này phù hợp với lịch sử đức Phật.

[Theo Phật giáo Việt Nam]

 

Chúng ta đã thấy Ðức Phật Thích Ca vì một đại nguyện lớn lao, vì một lòng từ bi vô bờ bến mà xuất gia tìm Ðạo. Ðại nguyện và lòng từ bi lớn lao ấy là "cầu thành Phật quả để trên đền đáp bốn ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ".

Cho nên sau khi giác ngộ, Ngài không vội nhập Niết bàn, mà nghĩ ngay đến sứ mạng của Ngài là: Thay thế chư phật đời trước, tiếp tục chuyển mê khai ngộ cho tất cả mọi người.

Sứ mạng ấy Ngài biết trước không phải dễ dàng, vì cái Ðạo của Ngài thì cao thâm huyền diệu, mà chúng sanh căn cơ lại không đều, và từ muôn kiếp đã lặn hụp trong si mê lầm lạc, khó có thể nhận hiểu được ngay ý nghĩa cao thâm của Giáo lý Ngài. Chúng sanh từ lâu đời lâu kiếp quen sống trong bóng tối của si mê, ngày nay chắc không khỏi loá mắt, hoảng sợ khi tiếp xúc với ánh sáng bừng chói của trí tuệ. Nhưng Ngài xét biết rằng mặc dù sống trong tăm tối, nhưng mỗi chúng sanh đều có mầm Phật tánh, như hoa sen, mặc dù sống trong bùn tanh hôi, nhưng vẫn tỏa nhụy vàng thơm ngát. Ngài cương-quyết thực-hiện sứ mạng của mình.

1.Sau khi Đức Phật thành đạo, 3 người con gái của Ma vương Ba Tuần vẫn không buông tha cho ngài và lại tìm cách quyến rũ ngài nhưng họ đều thất bại trước một vị toàn giác như ngài.


2.Phạm thiên Sahampati thỉnh Đức Phật Chuyển Pháp Luân.


3.Đức Phật đã chuyển pháp luân đầu tiên tại Lộc Uyển[vườn Nai] gần thành Ba La Nại. Ngài đã giảng bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như. Sau này cả 5 người này đều đắc quả A-la-hán. Lúc này ngôi Tam bảo: Phật Pháp tăng được hình thành. Phật Bảo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni , Pháp Bảo là Tứ Diệu Đế, Tăng bảo là Năm anh em Kiều Trần Như.


4.Vào ngày Magha [rằm tháng 6] Đức Phật đã giáo giới cho 1250 vị Tỳ kheo. Nội dung tóm tắt là : “Không làm các điều ác. Gắng làm các việc lành. Giữ tâm ý trong sạch. Chư Phật đều dạy thế”.


5.Thân phụ của Đức Phật là vua Tịnh Phạn đã già yếu. Nghe tin Đức Phật giảng pháp ở thành Vương Xá[Rajagaha], vua bèn sai sứ giả đến mời Đức Phật về thành Ca Tỳ La Vệ[Kapilavatthu]. Cả 9 vị sứ giả vua sai đi khi đến nơi thì đều nghe được Phật thuyết pháp, xin xuất gia và thành quả A-la-hán. Đến vị sứ giả thứ 10 đến [vị này tên là Kaludayi vốn trước đây từng là bạn thân của Đức Phật khi ngài còn là thái tử], sau khi nghe Phật thuyết pháp cũng xin xuất gia và đắc quả A-la-hán nhưng cũng không quên chuyển lời của vua Tịnh Phạn đến Đức Phật. Đức Phật nghe xong đã nhận lời và cùng các thánh đệ tử lên đường về thăm gia đình.


6.Gặp lại Đức Phật vua Tịnh Phạn rất đỗi vui mừng lắng lòng cung kính nghe lời thuyết pháp. Đức Phật gặp lại công chúa Da Du Đà La và con trai La Hầu La và nói lời khai thị về hạnh thoát khỏi não phiền và xuất gia giải thoát.


7. La Hầu La theo Phật xuất gia. Đức Phật dạy La Hầu La làm lễ bái Xá Lợi Phất làm thầy thế độ xuất gia tu học. Đây là vị Sa Di đầu tiên trong giáo đoàn của Phật.


8.Nghe vua cha bệnh nặng không qua khỏi, Đức Phật trở về thăm cha lần cuối cùng. Thấy phụ thân buồn rầu trên giường bệnh Phật thuyết về  "Lẽ vô-thường, khổ, không, vô ngã" cho vua nghe. Nghe xong ,vua liền dứt phiền não, gương mặt vui tươi, cất tiếng niệm Phật, rồi băng hà một cách êm ái. 


9.Đức Phật đã dùng thần thông để lên cung trời Đao Lợi giảng Vi Diệu pháp [Kinh Địa Tạng] độ cho Phật mẫu là hoàng hậu Ma Da.


10.Đức Phật từ cung trời Đao Lợi trở về thế gian, các hàng chư thiên ra đưa tiễn rất đông.


11.Khi tròn 80 tuổi, thân thể bắt đầu hiện thân già bệnh. Đức Phật biết việc thuyết pháp giáo hóa chúng sinh của mình đã viên mãn, đó là lúc Như Lai sẽ nhập niết bàn.Ngài đã nói với ngài A Nan là 3 tháng nữa ngài sẽ nhập diệt. A Nan thành khẩn cầu xin Đức Phật sống thêm 1 kiếp nữa nhưng Đức Phật đã từ chối và giảng pháp vô thường. Ngài thọ nhận bữa ăn cuối cùng từ Thuần Đà.


12.Đức Phật đến vườn cây Ta La ở thành Câu Thi Na và bảo Đại đức A Nan chuẩn bị chỗ nằm, để Đức Phật yên nghỉ, đầu hướng Bắc, nằm nghiêng mình, chân phải để trên chân trái, bình thản, tỉnh táo. Lúc này có 1 đạo sĩ tên là Tu Bật Đà La xin vào gặp Đức Phật. Ngài A Nan đã từ chối vì nhận thấy lúc này Đức Phật đã rất mệt nhưng Đức Phật bảo A Nan cho người đạo sĩ đó vào. Sau khi nghe Phật thuyết giảng, Tu Bạt Đà La xin Phật xuất gia. Đây cũng là vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật. Phật lại căn dặn A Nan và thánh chúng đệ tử gắng sức tu tập để đạt được giải thoát. Sau đó Đức Phật im lặng từ từ đi vào thiền định và nhập Niết Bàn vào năm 544 TCN.


Sau 6 năm khổ hạnh, 49 năm thuyết pháp độ sinh, cuối cùng công đức của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng đã viên mãn. Cuộc đời vĩ đại của Đức Phật từ lúc đản sanh đến lúc nhập Niết Bàn luôn là bài học lớn có giá trị mặc dù đã trãi qua hơn 25 thế kỷ. Suốt cuộc đời hành đạo của mình, Đức Phật chỉ nhận mình là bậc Đạo sư, là người dẫn đường. Ngài luôn dạy các đệ tử phải tự mình tu tập và cũng chỉ tự bản thân mình mà thôi, không ai có thể giúp đỡ được.

 Tín đồ nên ghi nhớ những lời di chúc của Phật - Chúng ta , những Phật tử, ai cũng biết đời Ðức Phật là đẹp đẽ, cao cả; bài học của đời Ngài là quí báu, sâu xa. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng học tập, thì bài học dù hay ho quí báu bao nhiêu cũng vô ích. Ðức Phật trước khi nhập diệt, đã dặn chúng ta một câu cuối cùng: 

- "Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Ðạo ta là quí báu. Chỉ có chân lý của Ðạo ta là bất di bất dịch.
HÃY TINH TẤN LÊN ÐỂ GIẢI THOÁT!" 

Vậy thì diều kiện trọng yếu nhất để giải thoát là sự tinh tấn. Chúng ta đừng bao giờ quên điều kiện ấy trong khi tu hành.

Đức Phật thành đạo cách đây bao nhiêu năm?

Như vậy, Đức Phật sinh vào năm 623 trước công nguyên. Hai mươi chín năm sau, tức là năm 594 trước công nguyên Ngài xuất gia tầm đạo. Sáu năm sau, tức là năm 588 trước công nguyên Ngài thành đạo, và năm 544 trước công nguyên Đức Phật Niết Bàn.

Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo năm bao nhiêu tuổi?

3- Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo ngày 8-12 năm Ngài 35 tuổi.

Đức Phật có bao nhiêu người con?

Đức Phật có một người con duy nhất, đó là vương tôn La Hầu La [Rahula] được sinh ra khi Phật còn là thái tử Tất Đạt Đa [Siddhattha]. Cậu bé ra đời vào đúng dịp thái tử quyết định rời bỏ gia đình, từ bỏ vị trí người kế thừa ngai vàng cùng đời sống xa hoa thế tục để lên đường tìm đạo.

Chủ Đề