Dung dịch NH 3 không có khả năng tạo phức chất với hiđroxit của kim loại nào

Câu hỏi: Tính chất hóa họcAmoniac [NH3]

Lời giải:

a. Tính bazơ yếu

- Tác dụng với nước:

- Tác dụng với dung dịch muối [muối của những kim loại có hidroxit không tan]:

- Tác dụng với axit→ muối amoni:

b. Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

c. Tính khử

- Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại [Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2].

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Amoniac nhé!

I. Amoniac là gì?

Amoniacbắt nguồn từ tiếng Pháp ammoniac và được phiên dịch ra tiếng việt là a-mô-ni-ắc. Đây là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử là NH3. Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền.

Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp, với nguyên tử nitơ ở đỉnh liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử hidro ở đáy tam giác. Do nitơ có ba electron độc thân nên có thể tạo 3 liên kết cộng hóa trị trên với hidro [Ba liên kết N – H đều là liên kết cộng hóa trị có phân cực: Ở N có dư điện tích âm, ở các nguyên tử H có dư điện tích dương].

II. Các tính chất của amoniac [NH3]

1. Tính chất vật lý củaAmoniac

- Trong điều kiện chuẩn khí NH3 là chất khí không màu, có mùi hăng và dễ hóa lỏng

-Khối lượng phân tử tương đối: 17.031 g/mol

-Mật độ amoniac trong điều kiện tiêu chuẩn là 0,771g / l

-Điểm nóng chảy: -77,7 oC

-Điểm sôi: -33,5 oC

-Độ hòa tan: dễ dàng hòa tan trong nước [1: 700]

-Mật độ tương đối trong nước: 0,82 [-79℃]

-Mật độ tương đối trong không khí: 0,5971

Amoniaccó độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hoá lỏng.

Dung dịch Amoniaclà dung môi hoà tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong NH3 lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.

2. Tính chất hóa họcAmoniac

a. Tính bazơ yếu

- Tác dụng với nước:

NH3+ H2O⇋ NH4++ OH-

⇒ Dung dịch NH3là một dung dịch bazơ yếu.

- Tác dụng với dung dịch muối [muối của những kim loại có hidroxit không tan]:

AlCl3+ 3NH3+ 3H2O→Al[OH]3↓ + 3NH4Cl

Al3++ 3NH3+ 3H2O→Al[OH]3↓ + 3NH4+

- Tác dụng với axit→ muối amoni:

NH3+ HCl→ NH4Cl [amoni clorua]

2NH3+ H2SO4→ [NH4]2SO4[amoni sunfat]

b. Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu[OH]2:

Cu[OH]2+ 4NH3→ [Cu[NH3]4][OH]2[màu xanh thẫm]

* Với AgCl:

AgCl + 2NH3→ [Ag[NH3]2]Cl

Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

c. Tính khử

- Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại [Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2].

- Tác dụng với oxi:

- Tác dụng với clo:

2NH3+ 3Cl2→ N2+ 6HCl

NH3kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl

- Tác dụng với CuO:

III. Amoniac có nguồn gốc từ đâu?

Amoniac cũng được sinh ra trong trong tự nhiên thông qua:

-Con người : Cơ quan thận cũng sản sinh ra một lượng nhỏ khí NH3, chính vì vậy mà nước tiểu thường có mùi khai đặc trưng của khí amoniac.

-Sinh vật : Được hình thành từ xác động vật hay thực vật sau một thời gian phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật tạo thành khí NH3.

Amoniac còn được điều chế trong công nghiệp và phòng thí nghiệm. Cách điều chế sẽ được đề cập dưới đây.

IV. Điều chế NH3 như thế nào?

NH3được điều chế theo 2 cách đó là

* Trong phòng thí nghiệm:

Có 2 cách để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm gồm:

-Cách 1:Sử dụng muối amoni tác dụng với dung dịch natri hiđroxit

NH4Cl + NaOH → NaCl + H2O + NH3.

-Cách 2:Nhiệt phân muối amoni

NH4Cl → HCl + NH3

* Trong công nghiệp :

Tổng hợp từ nitơ và hiđro

- Nhiệt độ: 450 – 500oC.

- Áp suất cao từ 200 – 300 atm.

- Chất xúc tác: sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O, ...

Làm lạnh hỗn hợp khí bay ra, NH3hóa lỏng được tách riêng.

V. Ứng dụng của khí NH3

Nó được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất phân bón, sản phẩm tẩy rửa và trong công nghiệp.

Sản xuất phân bón

Khoảng 90 phần trăm amoniac sản xuất được sử dụng trong phân bón, để giúp duy trì sản xuất lương thực cho hàng tỷ người trên thế giới.

Sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh

Amoniac có thể được sử dụng để làm sạch nhiều bề như bồn tắm, bồn rửa và nhà vệ sinh đến mặt bàn và nhà bếp và gạch. Amoniac cũng có hiệu quả trong việc làm sạch vết bẩn từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật, chẳng hạn như dầu mỡ nấu ăn và vết rượu vang. Bởi vì amoniac bay hơi nhanh, nó thường được sử dụng trong các dung dịch lau kính để giúp tránh vệt.

Sử dụng trong công nghiệp

-Khi được sử dụng làm khí làm lạnh và trong các thiết bị điều hòa không khí, amoniac có thể hấp thụ một lượng nhiệt đáng kể từ môi trường xung quanh.

-Amoniac có thể được sử dụng để làm sạch nguồn cung cấp nước và là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhựa, chất nổ, vải, thuốc trừ sâu và thuốc nhuộm.

-Được sử dụng trong xử lý chất thải và nước thải, kho lạnh, cao su, bột giấy và các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống như một chất ổn định, trung hòa và là nguồn nitơ. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất dược phẩm.

Thưa thầy, cho em hỏi là: - Phức là gì ạ? - Tại sao NH3 lại tạo phức được với các Kim loại Cu, Ag,...

Em cảm ơn thầy.

Phức chất là tập hợp các nguyên tử gồm: nguyên tử hay ion được gọi là hạt trung tâm và các phân tử, ion liên kết hoá học với hạt trung tâm đó [phối tử] +Hạt trung tâm - Nguyên tử hay cation mà phân tử, ion khác liên kết với nó để tạo ra các phân tử phức chất được gọi là trung tâm +Phối tử - Phân tử hay anion liên kết hoá học trực tiếp với hạt trung tâm được gọi là phối tử - Phối tử có đôi e riêng - Số đôi e riêng của phân tử hay ion có thể tham gia liên kết với hạt trung tâm được gọi là số răng của phối tử

* Các ion kim loại Cu2+, Ag+ có khả năng tạo phức chất vì có có obitan d còn trống có khả năng liên kết với các phối tử

Phức chất là tập hợp các nguyên tử gồm: nguyên tử hay ion được gọi là hạt trung tâm và các phân tử, ion liên kết hoá học với hạt trung tâm đó [phối tử] +Hạt trung tâm - Nguyên tử hay cation mà phân tử, ion khác liên kết với nó để tạo ra các phân tử phức chất được gọi là trung tâm +Phối tử - Phân tử hay anion liên kết hoá học trực tiếp với hạt trung tâm được gọi là phối tử - Phối tử có đôi e riêng - Số đôi e riêng của phân tử hay ion có thể tham gia liên kết với hạt trung tâm được gọi là số răng của phối tử

* Các ion kim loại Cu2+, Ag+ có khả năng tạo phức chất vì có có obitan d còn trống có khả năng liên kết với các phối tử

Vậy thầy cho em hỏi các ion Cu2+ và Ag+ có tạo phức với amin không ạ.

Các thầy trả lời giúp em với ạ .

trả lời

tạo phức là dd các hidroxit hay các muối ít tan của các cation Ag+, Cu2+, Zn2+ ... giải thích: là do sự tạo thành các phức tan xảy ra do các p tử NH3 kết hợp với các cation Ag+, Cu2+, Zn2+ = các l kết cho nhận giữa các cặp e chưa sử dụng của n tử nitơ với obitan trống của cation k loại Các ion kim loại Pứ với Amin tương tự như NH3, tuy nhiên ta ko dùng chữ tạo phức mà tạo kết tủa VD FeCl3 +CH3NH2+H20=>Fe[OH]3 kết tủa

Tương tự các ion kim loại khác như Al3+,Cu2+

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề