Em bé gò nhiều có tốt không
Nhiều mẹ gặp trường hợp thai 38 tuần gò nhiều mà không biết liệu có phải đang có dấu hiệu sắp sinh hay không. Vậy hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của ECO Pharmalife. Show
Nguyên nhân thai 38 tuần gò nhiềuĐến gần ngày bé chào đời mẹ hay gặp các cơn gò hay co thắt, các cơn gò này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến khiến thai 38 tuần gò nhiều có thể kể đến như: Cơn gò Braxton Hicks (cơn gò sinh lý)Cơn gò Braxton Hicks hay còn được gọi là cơn gò sinh lý. Đây là những cơn co thắt ở bụng, giúp cho tử cung của người mẹ chuẩn bị cho việc sinh nở. Chúng khiến cho cơ ở tử cung được săn chắc hơn. Các cơn gò sinh lý này không phải là gây chuyển dạ và cũng không phải là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ. Cơn gò sinh lý xảy ra ngay từ đầu thai kỳ nhưng chúng rất nhẹ nên người mẹ không cảm nhận được. Cơn gò chuyển dạNhiều mẹ thắc mắc rằng thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh? Các cơn gò xảy ra nhiều và dày đặc hơn cuối thai kỳ và câu trả lời là có khả năng cơ gò đó có thể là dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ. Khi em bé sắp chào đời thì tử cung của người mẹ sẽ co thắt, nhiều mẹ còn cảm thấy gò cứng bụng hơn bình thường. Không giống như những cơn gò trước, cơn gò này sẽ đau hơn và khó chịu hơn. Sự mở rộng của tử cungĐến thời kỳ cuối, thai nhi đã phát triển rất lớn, tử cung mở rộng hơn để phù hợp với kích thước của bé hơn. Lúc này việc tử cung mở rộng sẽ ảnh hưởng đến không gian trong khoang bụng, khiến bụng căng cứng và khó chịu. Có thể bạn quan tâmMẹ bị táo bónNhư đã nói ở trên khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép lên các bộ phận trong khoang bụng, trong đó có ruột. Nhất là trong giai đoạn cuối của thai kỳ, ruột càng bị chèn ép nhiều hơn sẽ khiến cho việc tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến táo bón. Lúc này hormone progesterone trong cơ thể nhiều lên, khiến cơ trơn của đường tiêu hóa dãn ra, làm thức ăn di chuyển chậm và gây ra tình trạng táo bón. Khi bị táo bón thì các mẹ sẽ thấy căng cứng vùng bụng. Hiện tượng thai máyThai 38 tuần đạp nhiều bởi đến giai đoạn này thai nhi đã phát triển đến kích thước mà tử cung của người mẹ đang chật chội đối với bé. Bé sẽ thường xuyên đạp chân đạp tay, thay đổi vị trí hay tư thế, muốn xoay người và với không gian chật chội người mẹ sẽ cảm thấy rõ con mình đang đạp. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng thai máy, hiện tượng này xảy ra từ rất sớm. Tuy nhiên đến gần thời gian sắp sinh, khi bé xoay hay đạp người có thể dẫn đến bụng mẹ bị gò cứng lên. Tâm lý của người mẹKhi mang thai thì người mẹ nào cũng mang tâm trạng lo lắng, càng về gần ngày sinh nở thì sự lo lắng này càng rõ hơn. Việc tâm lý của mẹ không ổn định sẽ khiến bé cũng ảnh hưởng theo bởi lượng hormone tiết ra. Bé sẽ gồng và xoay người, đạp nhiều hơn, hay còn gọi là thai máy nhiều hơn. Do vậy bụng của người mẹ sẽ căng cứng theo, khiến mẹ đau và khó chịu. Mẹ ăn quá nhiềuGiai đoạn cuối thai kỳ nhiều mẹ không có chế độ ăn hợp lý, thậm chí ăn nhiều với mong muốn tốt cho con. Nhưng thực ra như vậy không tốt, do cuối thai kỳ đường tiêu hóa bị ảnh hưởng lớn, mà ăn quá nhiều sẽ khiến việc tiêu hóa càng khó khăn hơn. Việc tiêu hóa khó khăn càng làm tình trạng căng cứng bụng nghiêm trọng hơn, mẹ sẽ càng cảm thấy khó chịu. Nhau thai tách rờiKhi sinh thì nhau thai tách rời khỏi tử cung, tuy nhiên có nhiều bà mẹ xuất hiện tình trạng nhau thai tách rời sớm. Do vậy người mẹ sẽ cảm thấy bụng gò và căng cứng lên. Phân biệt giữa cơn gò Braxton Hicks, cơn gò chuyển dạ và thai máy?Mang thai tháng cuối bụng căng cứng do bị gò nhiều, các mẹ thấy hoang mang không biết phân biệt như thế nào. Với những đặc điểm riêng biệt của từng loại mà mẹ có thể biết được mình đang ở tình trạng nào. [caption id="attachment_2724" align="alignnone" width="950"] Đặc điểm của cơn gò Braxton Hicks (cơn gò sinh lý)
Đặc điểm của cơn gò chuyển dạ - dấu hiệu sắp sinhThai 38 bụng căng cứng và gặp những dấu hiệu này cho thấy bạn sắp sinh:
Đặc điểm của thai máyThai nhi 38 tuần đạp nhiều và mẹ rất dễ dàng thấy và cảm nhận được:
So với cơn gò sinh lý hay cơn gò chuyển dạ thì thai máy xảy ra nhiều hơn, và thời gian một lần thai máy sẽ lâu hơn. Mang thai 38 tuần gò cứng bụng liên tục mẹ nên làm gì?Thai 38 tuần gò cứng bụng khiến mẹ cảm thấy khó chịu, các cơn gò sinh lý không cần phải điều trị, tuy nhiên có thể thử các cách sau để thoải mái hơn: [caption id="attachment_2722" align="alignnone" width="950"]
Thực hiện các biện pháp này khiến cho cả cơ thể và tâm lý của người mẹ được thả lỏng hơn, lúc này các cơn gò sẽ tự động biến mất. Bạn cũng có thể sử dụng những cơn gò này để tập thở như đang trong cuộc đẻ, việc này sẽ rất hữu ích khi người mẹ đẻ thật. Đối với thai máy, việc xảy ra hết sức bình thường cho thấy sức khỏe của con bạn đang rất tốt. Tuy nhiên tâm lý của mẹ không ổn định có thể khiến thai máy nhiều bất thường. Do vậy các mẹ phải giữ tâm lý thoải mái bằng việc thực hiện các biện pháp như đối với con gò sinh lý. Với cơn gò chuyển dạ thì hãy lập tức đến gặp bác sĩ ngay để chuẩn bị cho việc sinh nở. Khi nào thì gặp bác sĩ?Thai 38 tuần gò cứng bụng liên tục có thể không nguy hiểm gì đối với người mẹ. Tuy nhiên khi gặp bất cứ dấu hiệu nào không chắc chắn thì mẹ hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Như đã nói ở trên nếu bạn gặp các dấu hiệu của cơn gò chuyển dạ thì đến bệnh viện là điều cần thiết hay chỉ đơn giản là gặp một trong các dấu hiệu sau:
Các tình trạng này cho thấy thai nhi đang có dấu hiệu bất thường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bé hoặc đơn giản là có thể sắp sinh, do vậy hãy đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời. Tài liệu tham khảo:
Xem thêm: https://ecopharmalife.vn/bai-viet/thai-39-tuan-ra-dich-nhay-mau-trang/ https://ecopharmalife.vn/bai-viet/dau-hieu-sap-sinh-truoc-1-2-ngay/ Em bé gò như thế nào là bình thường?Cơn gò sinh lý chỉ là cơn gò nhẹ, diễn ra trong 30-60 giây, mỗi ngày vài lần; Cơn gò không gây đau đớn nhưng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó chịu. Nó thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, cũng có thể sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục hay khi bàng quang căng đầy nước.
Cơn gò tử cung như thế nào là nguy hiểm?Dù vậy, mẹ vẫn nên chú ý theo dói, bởi cơn gò tử cung có thể trở nên nguy hiểm nếu đi kèm những dấu hiệu sau: – Tần suất và cường độ của cơn gò tăng dần và xuất hiện thường xuyên. – Cơn gò không giảm dù mẹ đã thay đổi tư thế và nghỉ ngơi. – Cơn gò tần suất thường xuyên ở giai đoạn giữa của thai kỳ.
Em bé gò là làm gì trong bụng?Khoảng từ tháng thứ 4, khung xương của bé sẽ phát triển và dài ra, khi cơ thể bé di chuyển có thể tạo ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ. Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này ở mẹ bầu. Khi hệ tiêu hóa phải làm việc căng thẳng sẽ gây ra những tác động nhất định đối với tử cung.
|