Em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào năm 2024

Giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu không được nghỉ ngơi hợp lý và có chế độ ăn uống khoa học thì sẽ không thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển của trẻ. Vậy chị em nên ăn gì để an thai trong 3 tháng đầu?

1. Mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, vẻ bề ngoài của mẹ bầu vẫn chưa có nhiều thay đổi nhưng đây lại là thời điểm rất quan trọng. Lúc này, phôi thai bắt đầu bám vào tử cung và hình thành một số cơ quan như sau:

Em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào năm 2024

Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ rất quan trọng

- Túi ối: Có chứa chất lỏng, bao quanh và bảo vệ thai nhi.

- Dây rốn: Phần dây rốn của thai nhi sẽ được kết nối với nhau thai. Vì thế, máu của mẹ và thai nhi sẽ được trao đổi qua động mạch và tĩnh mạch, từ đó cơ thể của mẹ có thể cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

- Nhau thai: Vận chuyển chất dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tốt.

2. Dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần được bổ sung một số dưỡng chất như sau:

- Acid folic: Chị em nên bổ sung loại vi chất này từ khi lên kế hoạch mang thai và cả trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, để phòng ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào năm 2024

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều axit folic trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

- Chất đạm: Trung bình mẹ bầu cần khoảng 75g đạm/ngày.

- Canxi: Thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ để đảm bảo cho sự phát triển hệ thống xương và răng của trẻ. Do đó, nếu mẹ không cung cấp đủ canxi thì rất dễ dẫn đến tình trạng loãng xương sau này.

- Sắt: Trong thai kỳ, thể tích tuần hoàn tăng lên để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường. Đây cũng là loại khoáng chất giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, đồng thời phòng tránh được nguy cơ sảy thai, sinh non hay nhiễm trùng hậu sản.

- Vitamin C: Bổ sung vitamin C để đảm bảo xương và mô ở thai nhi được phát triển tốt. Vitamin C cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn.

- Kali: Tác dụng của kali là kết hợp với Natri để giúp mẹ bầu duy trì sự cân bằng chất lỏng và cũng điều chỉnh huyết áp.

- DHA: Loại axit béo Omega 3 này rất quan trọng, giúp cải thiện tâm trạng của mẹ bầu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính, nguy cơ tiền sản giật,... Đối với thai nhi, DHA giúp thai nhi phát triển cả về trí tuệ và thể chất.

3. Ăn gì để an thai trong giai đoạn 3 tháng đầu?

Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm sau để giúp an thai trong 3 tháng đầu tiên:

- Rau lá xanh: Những loại rau lá xanh có chứa nhiều vitamin như vitamin A, B, C, E, K và các chất chống oxy hóa, chất xơ, kẽm, sắt, canxi, magie,...

- Các loại rau củ khác chẳng hạn như rau cần tây, súp lơ trắng, bí đao, măng tây,... Tất cả những loại rau củ này đều có chứa nhiều loại vitamin quan trọng, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của em bé trong bụng.

Em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào năm 2024

Mẹ bầu có thể bổ sung quả bơ trong thai kỳ

- Protein lành mạnh: Đây chính là nguồn năng lượng cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là phát triển của tim và não ở thai nhi. Một số thực phẩm có chứa nhiều protein mà mẹ bầu có thể bổ sung như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, bơ, đậu phộng, đậu phụ,... Đặc biệt trong thịt bò còn có chứa nhiều sắt, vitamin B và Choline... rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.

- Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống, bột yến mạch,... là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều chất xơ, chất sắt, vitamin B, Acid folic...

- Các loại trái cây như chuối, táo, dâu tây, cam, lê, bơ, lựu, xoài,.. Đây là nguồn bổ sung các loại vitamin quan trọng cho cơ thể. Lưu ý, chỉ nên ăn trái cây tươi, không nên uống nước ép trái cây có đường.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng rất cần thiết trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, cần đảm bảo uống sữa đã tiệt trùng trước khi dùng. Nếu cơ thể mẹ bầu không dung nạp Lactose, cần ưu tiên dùng loại sữa chua không đường.

- Dầu cá có chứa nhiều Omega 3, các loại vitamin D, vitamin A... rất cần thiết cho sự phát triển trí não và xương của trẻ. Do đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung dầu cá vào chế độ ăn uống trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

4. Một số thực phẩm cần tránh trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai

Để đảm bảo an thai, tránh xảy ra những vấn đề đáng tiếc trong 3 tháng đầu tiên, chị em cần tránh ăn những thực phẩm sau đây:

- Những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, pizza...

Em bé trong bụng mẹ ăn như thế nào năm 2024

Mẹ bầu không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn

- Các loại gan động vật.

- Các loại rau ngải cứu, rau răm, rau ngót, rau sam,...: Mẹ bầu không nên ăn những loại rau này vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, rau ngót và rau sam có thể làm cơ cơ trơn của tử cung và gây sảy thai.

- Không nên ăn đu đủ xanh, quả nhạn trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên vì nó có thể gây nóng trong người, co thắt tử cung táo bón,... thậm chí có thể dẫn tới lưu thai, sảy thai.

- Hạn chế chất kích thích như bia rượu, đồ uống có gas, hay các loại đồ uống chứa nhiều đường.

Như vậy, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo an thai. Đồng thời cần khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt cần sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai nhi để có biện pháp xử trí kịp thời nếu có bất thường.

Nếu có nhu cầu đặt lịch thăm khám thai, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn chi tiết.

Em bé trong bụng mẹ lấy dinh dưỡng từ đầu?

Khi còn trong bụng mẹ, em bé sẽ nhận dưỡng chất từ mẹ thông qua nhau thai để nuôi sống cơ thể mình. Do đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Người mẹ cần được cung cấp phong phú, đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất.

Em bé trong bụng mẹ như thế nào?

Trong bụng mẹ, thai nhi nhận được lợi ích từ hơi thở của mẹ, bao gồm oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này cho thấy thai nhi sống nhờ hơi thở, oxy và chất dinh dưỡng truyền từ người mẹ. Dây rốn và nhau thai được kết nối từ người mẹ đến em bé sẽ đảm đương chức năng như phổi của thai nhi.

Làm sao để em bé trong bụng hết nấc cụt?

Có cách nào khiến thai ngừng nấc cụt không?.

Nằm nghiêng về bên trái..

Sử dụng 1 cái gối mềm kê dưới bụng để giảm bớt áp lực lên bụng và cột sống..

Áp dụng chế độ ăn đa dạng và lành mạnh..

Thường xuyên tập các bài hể dục nhẹ hoặc yoga..

Uống đủ nước..

Nên có một giấc ngủ ngắn ban ngày và đi ngủ đúng giờ..

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào?

Có lẽ trong bụng mẹ, điều bé thích làm nhất là ngủ. Như vậy giấc ngủ của một con người đã bắt đầu ngay từ khi mới thành hình trong bụng mẹ. Thậm chí, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt).