Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?

Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?
Cách bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân trên không gian mạng. (Ảnh: TTXVN)

(Stxdd.thanhuytphcm.vn) - Theo báo cáo tổng quan ngành digital tại Việt Nam của WeAreSocial và Hootsuite, vào tháng 1/2021, nước ta có 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm 73,7% dân số. Hiện chỉ cần vài thao tác đơn giản, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ thông tin lên mạng xã hội. Tuy nhiên, sự thuận tiện này cũng có thể trở thành mối lo khi thực tế nhiều người tự ý chia sẻ thông tin cá nhân của người khác khi chưa được sự đồng ý, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp.

Thông tin cá nhân có thể hiểu là họ tên, ngày sinh, hình ảnh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ nhà, thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu... Những thông tin thuộc bí mật cá nhân có thể kể hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng… và những tài liệu mang tính riêng tư khác.

Gần đây, nhiều vụ việc đăng tải thông tin cá nhân gây bức xúc trong dư luận. Thí dụ, đoạn video một công nhân ở Khánh Hòa bị phạt với lý do “bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm” lan truyền trên mạng xã hội, mà clip do người trong nhóm cán bộ phường quay lại và đăng tải không có sự đồng ý của anh công nhân. Hay mới đây, 8 số điện thoại được chia sẻ rộng rãi trên mạng vì được cho là số của người chạy xe cấp cứu chở miễn phí bệnh nhân Covid-19 tới các bệnh viện tại TPHCM; trên thực tế chỉ có 4 trong các số đó xác nhận vẫn đang thực hiện việc vận chuyển. Việc lan truyền số điện thoại cá nhân này gây ra nhiều rắc rối cho chủ nhân của số điện thoại trong khi chính các bệnh nhân có thể không được chuyển đến bệnh viện kịp thời vì phải mất thời gian gọi các số không đúng. Thậm chí có người còn bị lấy tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại để ngụy tạo thành một phiếu xác nhận tiêm một loại vaccine ngừa Covid-19 hiện chưa được triển khai tiêm tại TPHCM khiến dư luận “dậy sóng” còn bản thân anh thì chịu nhiều phiền toái...

Dù vô tình hay cố ý, việc công khai thông tin cá nhân lên mạng xã hội là không nên nếu chưa có sự đồng ý, bởi vì có thể gây ra nhiều hệ lụy. Chẳng hạn, việc đăng tải thông tin cá nhân của các bệnh nhân Covid-19 (ở các đợt dịch đầu) khiến cho nhiều người bị cô lập, xa lánh; hay có hiện tượng “đào lại” đời tư của bệnh nhân để bêu riếu, xúc phạm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các bệnh nhân. Hay trường hợp đăng video rõ mặt từng người rồi tung lên mạng xã hội với lời lẽ không hay của cán bộ, công chức đối với người dân dù phải gắn với hoàn cảnh cụ thể nhưng có thể phần nào đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước, ít nhiều ảnh hưởng xấu đến công cuộc phòng, chống dịch.

Xét ở góc độ pháp luật, Tiến sĩ Nguyễn Thái Cường, Trường ĐH Luật TPHCM, cho biết, việc lan truyền thông tin cá nhân lên mạng xã hội là có thể xâm phạm đến bí mật đời tư. Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Hay Luật An ninh mạng năm 2018 cũng có quy định về bảo vệ bí mật cá nhân. Ngoài ra, theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì mức phạt cho hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, hành vi đăng tải thông tin cá nhân lên mạng xã hội mà gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Hiện nay, mức xử phạt đã có nêu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, song Tiến sĩ Nguyễn Thái Cường cũng lưu ý, sẽ có những trường hợp ngoại lệ, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, tức là không có hành vi xâm phạm từ việc sử dụng thông tin cá nhân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. Dĩ nhiên, điều quan trọng là việc xác định chủ thể đưa thông tin là ai, mục đích như thế nào, mức độ cân bằng lợi ích của người có liên quan và lợi ích xã hội ra sao… Điều này cần được làm rõ để tránh lạm dụng.

Bên cạnh đó, việc đăng tải những thông tin cá nhân trên không gian mạng còn có thể trở thành “miếng mồi béo bở” cho những kẻ xấu. Tiến sĩ Ngô Tấn Vũ Khanh, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, chỉ rõ, kẻ xấu sẽ “biến” người dùng thành đối tượng trung gian phục vụ lừa đảo bằng cách tạo niềm tin giả từ chính thông tin, hình ảnh của người dùng. Đó là chưa kể sẽ có người trục lợi về tài chính khi sử dụng thông tin cá nhân đăng ký vay mượn tín dụng, hoặc làm các hợp đồng thuê mướn… Lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều vụ việc cũng đã xảy ra, chẳng hạn như các đối tượng xấu gọi điện thông báo chủ nhân số điện thoại bị nhiễm Covid-19 và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, sổ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tài khoản ngân hàng… Hay có thể mạo danh nhân viên y tế gửi thư điện tử với tập tin đính kèm hoặc các liên kết dẫn đến nội dung cập nhật tình hình dịch Covid-19; nếu nhấp vào các liên kết hoặc mở tập tin, người dùng sẽ bị tấn công bởi các mã độc. Khi thông tin cá nhân bị lộ, người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều chiêu trò lừa đảo nguy hiểm.

Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?
Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân bảo vệ thông tin cá nhân.

Trên thực tế, việc đăng tải thông tin cá nhân của người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý có nhiều tình huống khác nhau. Về động cơ, không phải trường hợp nào đều xuất phát từ mục đích xấu; nhiều khi việc chia sẻ là vô ý, khi cho rằng điều đó có thể vô hại hoặc đã thấy nhiều người khác làm rồi mà không lường hết hệ lụy. Có khi, điều đó lại bắt nguồn từ lòng tốt, muốn giúp đỡ mọi người (như trường hợp chia sẻ số điện thoại người chở bệnh nhân Covid-19 đi cấp cứu…) nhưng không xác định rõ thông tin mình dẫn lại có chính xác không, có gây ra hệ quả hay hậu quả gì không... Thậm chí, có người dùng thông tin cá nhân của người khác để phục vụ mục đích sai trái nào đó, rồi người khác không rõ lại vô tư chia sẻ (như một người cung cấp lên mạng xã hội một số điện thoại cho rằng đây là số của người sẵn sàng nhận giúp đỡ người khác, nhưng kỳ thực là nhằm làm cho người đó bị gọi liên tục, để trả đũa cá nhân). Do đó, dù với mục đích gì, chúng ta cũng không nên chia sẻ thông tin cá nhân của người khác trên mạng xã hội nếu chưa được đồng ý.

Để là người sử dụng mạng xã hội văn minh, mỗi cá nhân cần ý thức rằng, thông tin cá nhân, bí mật đời tư của người khác được pháp luật bảo vệ và không ai có quyền xâm phạm. Chính vì thế, không nên và không được chia sẻ những thông tin cá nhân của bất kỳ ai nếu chưa được sự đồng ý của người đó (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác). Với những thông tin về hình thức mang tính cộng đồng (chẳng hạn, tên tuổi cá nhân, kể có địa chỉ hay số điện thoại, được cho là đang tham gia công tác xã hội - từ thiện; hoặc những thông tin mang tính cảnh báo, cảnh giác, như thông tin về người nào đó được cho là kẻ lừa đảo, phạm pháp…), chúng ta cần xác minh lại tính chính xác của thông tin, tránh trường hợp chia sẻ thông tin không có kiểm chứng. Hay nói cách khác, chúng ta nên “chia sẻ có trách nhiệm” đối với bất kỳ thông tin gì.

Đặc biệt, các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước cần có giải pháp định hướng, quán triệt cho đảng viên, cán bộ, công chức nắm rõ các quy định về thông tin cá nhân và bảo vệ thông tin cá nhân. Thông qua các kênh tuyên truyền, cán bộ, đảng viên cần góp phần thúc đẩy việc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội để giúp người dân có nhận thức đúng đắn về thông tin cá nhân cũng như những hệ quả từ việc làm lộ thông tin cá nhân của người khác. Dĩ nhiên, công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm cần được thực hiện nghiêm minh, mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa.

Hồng Diễm

Tin liên quan

Một số vấn đề cần lưu ý khi chia sẻ trực tuyến

21/09/2020 09:08 SA Xem cỡ chữ

Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?
Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?
Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?
Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?

(Mic.gov.vn) -

Mạng xã hội đã trở thành một trong những phương tiện chính để kết nối với gia đình, bạn bè và những người xung quanh, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bạn không nên chia sẻ quá nhiều thứ trên Facebook, Instagram… để tránh những rủi ro không đáng có.


Đăng tải thông tin cá nhân lên Internet - Hãy thận trọng

Nghiên cứu mới nhất từ công ty an ninh mạng Kaspersky cho thấy mạng xã hội là hoạt động hàng đầu của người dùng trực tuyến ở Đông Nam Á trong những tháng đầu năm 2020. Được thực hiện vào tháng 5/2020 với 760 người tham gia, nghiên cứu chỉ ra 80% phụ huynh tại khu vực Đông Nam Á dành nhiều thời gian cho các ứng dụng mạng xã hội khác nhau trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?

"Chúng ta có thể thấy rằng ranh giới giữa vai trò làm cha mẹ và công việc chuyên môn đã bị xóa nhòa rất nhiều vì nhà riêng của chúng ta giờ đây đóng vai trò như văn phòng và trường học mở rộng. Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp nền tảng để các bậc phụ huynh có thể giải trí, cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần và lời khuyên từ các nhóm trên mạng xã hội", ông Stephan Neumeier, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết.

"Mặc dù mạng xã hội có thể mang đến nguồn kiến thức và sự trợ giúp hữu ích cho các bậc cha mẹ, nhưng phụ huynh cũng cần lưu ý rằng các thành phần nguy hiểm trên thế giới trực tuyến cũng đang ẩn náu khắp nơi. Phụ huynh cần cẩn thận với thông tin đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của mình vì thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội có thể được khai thác và sử dụng bởi rất nhiều người lạ, bao gồm cả tội phạm mạng, và điều này cực kỳ nguy hiểm", ông cho biết thêm.

Mọi thứ mà cha mẹ hoặc con trẻ đăng tải trực tuyến đều có thể được sử dụng để chống lại họ - cho dù đó là một bức ảnh thân mật hay cập nhật về cuộc sống cá nhân của họ. Bởi vậy, điều quan trọng cần lưu ý cho bản thân và con trẻ là trước khi nhấp vào nút "Đăng", hãy dừng lại một chút và suy nghĩ về bất kỳ điều bất lợi nào có thể phát sinh trong tương lai từ bài đăng. Thông tin này có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân của bạn hoặc người khác không? Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ gì nếu họ nhìn thấy bài đăng này? Ai đó có thể sử dụng thông tin này để theo dõi bạn hoặc con bạn trong thế giới thực hay không? Ai sẽ có thể xem bài đăng này?

Một số vấn đề cần lưu ý khi chia sẻ thông tin trực tuyến

Chia sẻ thông tin cá nhân với người lạ là một việc nguy hiểm. Trong thời đại số hóa, chúng ta có thể dễ dàng biết được thông tin về một người chỉ từ trang cá nhân của họ trên các mạng xã hội, đấy là còn chưa kể đến việc thông tin người dùng bị các công ty khai thác. Có thể nói rằng, quyền riêng tư của con người đang ngày càng bị xâm phạm, nếu chúng ta không tự bảo vệ mình thì không ai có thể làm giúp điều đó. Vì thế, trước khi đăng tải bất kỳ điều gì lên mạng xã hội, hãy thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng.

Đối với các bậc phụ huynh và con trẻ cần lưu ý không nên đăng tải những thông tin:

Thứ nhất là địa chỉ nhà riêng hoặc trường học. Nếu biết được thông tin này, những tên trộm, kẻ ấu dâm, hoặc những thành phần xấu có thể dễ dàng xác định vị trí của bạn hoặc con bạn. Trẻ em hiếm khi đăng địa chỉ nhà của mình lên mạng xã hội, nhưng rất thường xuyên nêu tên trường mà mình theo học. Cần lưu ý là ngoài việc không đăng thông tin này trực tiếp thì bạn còn không nên chia sẻ thông tin thông qua việc bình luận hoặc đăng hình ảnh gián tiếp cho biết con bạn đang theo học trường nào.

Thứ hai là số điện thoại. Với trẻ em, điện thoại là phương thức liên lạc mà đôi khi bạn bè cùng trang lứa có thể dùng để bắt nạt và người lớn có thể dùng cho những mục đích nguy hiểm hơn. Đối với tội phạm mạng, thông tin này là một trong những dữ liệu có giá trị nhất mà chúng có thể lấy được. Ví dụ: ít nhất kể từ năm 2016, tội phạm mạng đã bắt đầu thu thập số điện thoại của người dùng mạng xã hội và sử dụng thông tin đánh cắp để đăng ký lại dịch vụ ngân hàng trực tuyến và giành quyền truy cập vào tài khoản của nạn nhân.

Thứ ba là vị trí hiện tại (Check-in). Thông tin gia đình vắng nhà là tín hiệu hấp dẫn thành phần xấu và cũng giúp tội phạm dễ dàng theo dõi ai đó hơn. Ngoài ra, những trạng thái như "địa điểm yêu thích của tôi" có thể gây nguy hiểm cho bạn ngay cả khi bạn không ở đó vào hiện tại - điều đó cho kẻ xấu biết rằng có thể dễ dàng tìm thấy bạn ở một nơi nào đó.

Thứ tư là anh và video nhạy cảm. Những bức ảnh có vẻ là thú vị đối với thanh thiếu niên có thể khiến họ gặp rắc rối nếu được công bố trên Internet. Ví dụ, có rất nhiều trang web thu thập hình ảnh khiêu dâm của các cô gái tuổi teen mà họ tự đăng và xuất bản dưới dạng nội dung "nóng".

Thứ năm là thông tin về cuộc sống cá nhân. Thông tin cá nhân luôn có thể được sử dụng để chống lại bạn, ví dụ được sử dụng để đoán mật khẩu của một tài khoản trực tuyến, để thực hiện một trò lừa đảo hoặc làm quen với con bạn. Việc đăng tải nội dung phàn nàn hoặc thông tin cá nhân của những người thân còn có thể làm hỏng mối quan hệ của bạn với mọi người.

Thứ sáu là những phát biểu, chỉ trích về các chủ đề nhạy cảm. Cả bạn và con bạn đều được phép có ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, khi nói đến các vấn đề gây tranh cãi như tôn giáo, chính trị, khuynh hướng tình dục, v.v., tốt hơn hết là bạn không nên chia sẻ ý kiến của mình trên Internet. Điều này có thể gây ra xung đột từ thế giới ảo sang thế giới thực hoặc làm hỏng hình ảnh của bạn trong mắt tổ chức giáo dục tiềm năng hoặc nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, hình ảnh khi còn bé của con bạn hay hình ảnh những món quà đắt tiền cũng không nên được đăng tải.

Để giảm thiểu những rủi ro khi chia sẻ thông tin trực tuyến, bố mẹ nên khuyến cáo cho con những thông tin không nên được công bố trên Internet và lý do tại sao, giải thích rằng tất cả thông tin nhạy cảm chỉ có thể được chia sẻ qua tin nhắn riêng và chỉ với những người con bạn quen biết ngoài đời.

Việc tạo tài khoản trên cùng mạng xã hội và kết bạn với con cũng rất cần thiết, nhằm giúp bạn có thể xem các bài đăng của con và nhanh chóng ngăn chặn mọi hành vi thiếu cẩn trọng hoặc thoải mái quá mức.

Nếu con bạn còn nhỏ, cần nhớ rằng tài khoản mạng xã hội đầu tiên của con bạn phải được tạo cùng với cha mẹ. Trong trường hợp này, bạn có thể giải thích cho con tất cả các quy tắc và thiết lập các biện pháp an toàn mạng giúp con.

Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng các ứng dụng kiểm soát như Kaspersky Safe Kids, giúp bảo vệ con bạn khỏi nội dung không phù hợp và thông báo cho bạn về những thay đổi đối với hồ sơ mạng xã hội và danh sách bạn bè, cũng như bất kỳ bài đăng có thể gây nguy hiểm cho con.

theo ictvietnam.vn

Lượt truy cập: 2704

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT( 0)

Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?
Em nên chia sẻ thông tin gì trên mạng xã hội? tại sao?

Họ và tên:*

Email:*

Nội dung:*

Mã Captcha:

(Tích chọn để xác nhận bạn là bạn đọc, không phải là người máy tự động)

TIN KHÁC

  • Tin tặc tấn công trường đại học để đánh cắp nghiên cứu virus corona- 21/09/2020
  • Google xử lý hiện tượng cờ bạc với ứng dụng fintech hàng đầu của Ấn Độ- 21/09/2020
  • Bộ Xây dựng sẽ cung cấp 20 dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020- 21/09/2020
  • Tập đoàn Công nghệ CMC ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC CA- 21/09/2020
  • Bắc Ninh ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử- 21/09/2020

Xem theo ngày