Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé 3 tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ

Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?...

Soạn bài Thánh Gióng – Chân trời sáng tạo. Trả lời câu hỏi trước khi đọc văn bản trang 20 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

1. Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

2. Theo em, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì qua việc xây dựng hình ảnh ấy?


Trả lời:

1. Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

2. Hình ảnh cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành tránh sĩ đại diện cho sức mạnh của nhân dân, sức mạnh đoàn kết của dân tộc đã hóa thành sức mạnh phi thường đứng lên chiến đấu, vùi chôn quân giặc, bảo vệ nước nhà.


    Bài học:
  • Bài 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình [Chân trời sáng tạo]
  • Soạn bài Thánh Gióng [Chân trời sáng tạo]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo


Bài trướcÔn tập học kì 1 – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức trang 131
Bài tiếp theoSự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Soạn bài Thánh Gióng [Chân trời sáng tạo]

Soạn bài Thánh Gióng sách Chân trời sáng tạo với hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 20. 21. 22 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Hướng dẫn Soạn bài Thánh Gióng [Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình] trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 1 nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Chuẩn bị đọc

Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

=> Lời giải
Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

2. Từ “chú bé” được thay bằng từ “tráng sĩ” khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

3. Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh GIóng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

=> Lời giải

1. Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường.

2. Từ một “chú bé” ra đời trong hoàn cảnh kì lạ, có những biểu hiện khác thường thì khi đất nước lâm nguy, có giặc ngoại xâm, chú bé ấy bỗng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành “tráng sĩ”. Cụm từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Qua lối kể đó, thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết.Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.

3.Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân. Đồng thời cũng giải thích được các sự kiện, địa điểm lịch sử [ đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy]

Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

Video liên quan

Chủ Đề