Four paws là gì

Đa số người dân Việt Nam không muốn chấp nhận nạn buôn bán thịt chó và mèo như một phần của Việt Nam.

Hãy tham gia chiến dịch của chúng tôi và gửi thư điện tử đến Phó Thủ tướng Việt Nam, Ông Vũ Đức Đam, đề nghị ông ủng hộ việc chấm dứt nạn buôn bán này như một vấn đề ưu tiên.

FOUR PAWS cam kết chấm dứt nạn buôn bán thịt chó và mèo tàn ác ở Đông Nam Á thông qua việc hợp tác với chính phủ, nhưng chúng tôi cần sự ủng hộ của bạn. Chúng tôi cần bạn lên tiếng.

Ngày 28/3, đoàn đại diện tổ chức Four Paws [Cộng hòa Liên bang Đức] do ông Helmut Dungler, Chủ tịch, người sáng lập tổ chức Four Paws làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại Ninh Bình. Tại UBND tỉnh, đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn đại diện tổ chức Four Paws.

Đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với ông Helmut Dungler, Chủ tịch, người sáng lập tổ chức Four Paws.

Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ sự vui mừng khi tổ chức Four Paws đến thăm và làm việc tại Ninh Bình và giới thiệu khái quát về Dự án công viên động vật hoang dã Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng tại tỉnh Ninh Bình.

Dự án công viên động vật hoang dã là dự án có quy mô lớn, được Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng đặc biệt quan tâm. Với điều kiện về tự nhiên, địa hình của tỉnh hiện nay rất khó xây dựng một mô hình công viên hoang dã hoàn toàn, do đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh hy vọng qua chuyến thăm và làm việc lần này, tổ chức Four Pawr sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng công viên và bảo tồn động vật hoang dã để Ninh Bình lựa chọn được mô hình phù hợp.

Đồng chí khẳng định, Dự án công viên động vật hoang dã ra đời và đi vào hoạt động sẽ thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình ngày càng nhiều, góp phần thúc đẩy du lịch của địa phương ngày càng phát triển.

Phát biểu tại buổi làm việc, Ông Helmut Dungler, Chủ tịch tổ chức Four Pawr đã cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của mảnh đất và con người Ninh Bình.

Qua chuyến thăm khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, đoàn công tác đánh giá cao công tác quản lý, công tác bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã của địa phương và của tỉnh.

Để công tác bảo tồn được thực hiện tốt hơn nữa, ông Helmut Dungler cho rằng tỉnh Ninh Bình cần mở rộng các mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức trên thế giới, trong đó có tổ chức Four pawr.

Hiện nay với điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Bình thì việc xây dựng công viên động vật hoang dã theo hình thức bán hoang dã là phù hợp và ông cũng đã chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm trong việc xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã, bán hoang dã mà tổ chức Four Pawr đã thực hiện tại Nam Phi.

Cùng ngày, tổ chức Four Fawr đã có buổi làm việc với Ban quản lý [BQL] dự án công viên động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình, bàn về vấn đề thu hút đầu tư vào dự án xây dựng công viên động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình.

Tại buổi làm việc, BQL dự án công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình đã giới thiệu tổng quan về dự án, một số hạng mục mà tổ chức Four Fawr có thể nghiên cứu đầu tư. Theo đó, dự án công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình là một trong những dự án trọng điểm quốc gia nằm trong kế hoạch của chính phủ với tổng diện tích hơn 1.155 ha, tổng vốn đầu tư trên 7.367 tỷ đồng [trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm trên 28,7%, còn lại là vốn xã hội hóa].

Dự án được chia làm 3 giai đoạn và thời gian thực hiện từ 2012 đến năm 2025. Mục tiêu của dự án nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm; nghiên cứu, phát triển nhân giống cung cấp, trao đổi thú cho các khu bảo tồn, các vườn thú; giáo dục về thiên nhiên môi trường; gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên; cung cấp dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí; thúc đẩy phát triển kinh tế.

Dự án được chia thành nhiều phân khu chức năng khác nhau: Phân khu động vật hoang dã; phân khu dịch vụ; phân khu vui chơi giải trí; phân khu chăm sóc, nghiên cứu, phát triển; phân khu tái định cư và nhà công vụ; phân khu cây xanh sinh thái; vùng cây xanh cách ly ven ranh giới.

BQL Dự án cũng đã đề xuất một số nội dung có thể hợp tác với tổ chức Four Fawr: Hợp tác trong mục tiêu bảo tồn động vật hoang dã; hợp tác trong việc xây dựng quy trình, kỹ thuật nuôi và chăm sóc con thú; Hợp tác trong công tác nghiên cứu và chăm sóc phát triển; hợp tác trong việc phòng ngừa rủi ro và hạn chế các tác động bất lợi.

Tại buổi làm việc, các thành viên của tổ chức Four Fawr đã tập trung trao đổi với BQL dự án để làm rõ một số vấn đề như: hình thức triển khai xây dựng dự án; ngân sách đầu tư xây dựng dự án; việc phân chia các khu vực chức năng; sau khi dự án được hoàn thành, cơ chế hoạt động của các khu vực và việc quản lý nguồn thu từ công viên động vật hoang dã, chi cho công tác bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã được triển khai như thế nào; các vấn đề xung quanh khu bảo tồn gấu...

Hồng Giang - Đức Lam

Phát động chiến dịch lớn tại Việt Nam nhằm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó và mèo

[ĐCSVN] - Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu [FOUR PAWS] kêu gọi người dân Việt Nam thể hiện thái độ phản đối nạn buôn bán thịt chó, mèo và đồng lòng đề xuất Chính phủ Việt Nam chấm dứt nạn buôn bán này.

Phát động chiến dịch khắp Việt Nam [Ảnh: BTC]

Cụ thể, FOUR PAWS đã phát động một chiến dịch mang tên “Đây không phải Việt Nam”, thể hiện sự phản đối của người Việt Nam đối với việc buôn bán chó, mèo để lấy thịt một cách tàn nhẫn và dã man. Một phần trong chiến dịch, mỗi người dân sẽ gửi một thông điệp ngắn tới Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam để bày tỏ thái độ mong muốn chấm dứt ngay tình trạng buôn bán thịt chó, mèo đang diễn ra tràn lan. Công chúng sẽ gửi thông điệp này thông qua website: thisisnotvietnam.org.

Dịp này, FOUR PAWS kêu gọi người dân Việt Nam gửi thông điệp mong muốn chấm dứt ngay tình trạng buôn bán thịt chó mèo thông qua website: thisisnotvietnam.org.

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu năm 2021 của FOUR PAWS trên khắp Việt Nam, phần lớn người dân muốn chính phủ hành động. Có tới 91% người tham gia khảo sát cho rằng nên cấm hoặc không khuyến khích việc buôn bán và 88% người dân ủng hộ lệnh cấm buôn bán thịt chó, mèo.

Bên cạnh đó, 95% đối tượng khảo sát khẳng định rằng tiêu thụ thịt chó, mèo không phải là một phần của văn hóa Việt Nam.

Quyết tâm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó, mèo ở Việt Nam [Ảnh: BTC]

Tiến sĩ Karan Kukreja, Giám đốc chiến dịch về Động vật đồng hành tại Đông Nam Á [Companion Animals], cho biết, “Chiến dịch này diễn ra vào thời điểm quan trọng với một đất nước vẫn còn tồn tại một bộ phận người dân ăn thịt chó, mèo. Nhận thức của người dân và hình ảnh một Việt Nam buôn bán thịt chó mèo đang thay đổi và đây chính là cơ hội để chính phủ hành động ngay bây giờ. Một thế hệ công dân Việt Nam mới đang sát cánh cùng chúng tôi, họ yêu cầu đoạn tuyệt với quá khứ và đảm bảo quyền lợi động vật phải là trọng tâm của quá trình chuyển đổi của Việt Nam. Bề ngoài, quá trình này có vẻ chậm nhưng thực tế ở Việt Nam, thay đổi đang diễn ra nhanh hơn mọi người nghĩ. Mới đây, nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương và FOUR PAWS, Hội An đã trở thành thành phố đầu tiên của cả nước quyết tâm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó, mèo.”

“Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức được vẫn còn nhiều việc phải làm. Mục đích của FOUR PAWS là kêu gọi ban hành, bổ sung và thực thi luật bảo vệ động vật nhằm chấm dứt nạn buôn bán tàn bạo này. Điều này sẽ không chỉ bảo vệ động vật mà cả con người khỏi các nguy cơ sức khỏe cộng đồng. Đại dịch COVID-19 là một thực tế rõ ràng về sự nguy hiểm của việc buôn bán động vật sống để lấy thịt, bao gồm cả chó và mèo. Thông qua bảo vệ động vật, chúng ta còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Phòng ngừa cần được đặt lên hàng đầu.” - TS Karan Kukreja nói.

FOUR PAWS quyết tâm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó và mèo tàn ác ở Đông Nam Á [Ảnh: BTC]

Hiện tại, bản kiến nghị của FOUR PAWS gửi đến chính phủ Việt Nam, Campuchia và Indonesia yêu cầu hành động để chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo đã có hơn 1,4 triệu chữ ký, trong đó có gần 250.000 người Việt Nam.

FOUR PAWS quyết tâm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó và mèo tàn ác ở Đông Nam Á thông qua sự hợp tác của chính phủ, hỗ trợ các chương trình chăm sóc động vật hoang dã tại địa phương, tiến hành cứu hộ và đóng cửa lò mổ, đồng thời nâng cao nhận thức về rủi ro của nạn buôn bán này.

Hàng năm, ước tính có khoảng 10 triệu cá thể chó và mèo bị bắt, vận chuyển và giết mổ để lấy thịt ở Campuchia, Việt Nam và Indonesia. Phần lớn những con vật này là vật nuôi bị đánh cắp hoặc động vật đi lạc được bắt từ đường phố để cung cấp cho việc buôn bán. Với quy mô lớn và sự tàn bạo, nạn buôn bán này đã trở thành một trong những vấn đề phúc lợi vật nuôi nghiêm trọng nhất ở châu Á, nếu không muốn nói là toàn thế giới. Khảo sát năm 2019 của FOUR PAWS cho thấy chỉ có 6% người Việt Nam thường xuyên tiêu thụ thịt chó, mèo. Khảo sát năm 2021 cũng đưa ra kết quả tương tự. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ không ủng hộ việc tiêu thụ thịt vật nuôi vì ngày càng có nhiều người nuôi thú cưng. Hơn thế nữa, các cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 cho thấy phần lớn người dân ở Việt Nam, Campuchia và Indonesia đều ủng hộ lệnh cấm buôn bán thịt chó, mèo. Không dừng lại ở đó, FOUR PAWS còn hỗ trợ các tổ chức phúc lợi động vật và cộng đồng địa phương với các chương trình chăm sóc động vật hoang dã nhân đạo và bền vững. FOUR PAWS cũng là thành viên của một số liên minh vì quyền lợi động vật: Indonesia Không có Thịt chó [DMFI], Liên minh Bảo vệ Mèo ở Châu Á [ACPA] và Liên minh Cats Matter Too, chung tay vận động chống buôn bán thịt chó và mèo ở Đông Nam Á, và Liên minh Châu Á vì Động vật, hoạt động nhằm cải thiện phúc lợi của tất cả các loài động vật trên khắp Châu Á.

PV

Video liên quan

Chủ Đề