Ghi nhan thue gtgt khi chưa có hóa đơn năm 2024

Việc quá hạn thanh toán có thể tác động đến vấn đề khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT). Vậy hóa đơn chưa thanh toán có được khấu trừ thuế GTGT không? Dưới đây là câu trả lời.

Hóa đơn chưa thanh toán có được khấu trừ thuế GTGT?

Những hóa đơn chưa thanh toán (có giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên) do mua trả chậm, trả góp vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT nếu chưa đến ngày thanh toán như trong hợp đồng.

Thậm chí, đến thời điểm thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì vẫn được khấu trừ.

Chỉ phải điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ khi doanh nghiệp đã thực hiện việc thanh toán nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Kỳ kê khai giảm thuế GTGT được khấu trừ là kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán thực tế.

Ghi nhan thue gtgt khi chưa có hóa đơn năm 2024
Hóa đơn chưa thanh toán có được khấu trừ thuế GTGT không? (Ảnh minh họa)

Cụ thể, căn cứ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC:

c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).

Như vậy, khi mua hàng hóa, dịch vụ trả chậm, trả góp:

- Doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ khi chưa thanh toán.

- Vẫn có thể kê khai và khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà không cần chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng.

- Đến thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng Doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (do chưa thanh toán) thì doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và chưa phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã kê khai khấu trừ.

- Tuy nhiên, khi thanh toán thực tế bằng tiền mặt và không có chứng từ qua ngân hàng, doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ tương ứng với phần giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ vào kỳ tính thuế.

Xuất hóa đơn trước hay sau khi thanh toán?

Việc xuất hóa đơn không phụ thuộc vào việc thanh toán hay chưa. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

* Thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa

Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

* Thời điểm xuất hóa đơn khi cung cấp dịch vụ

Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: Kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; tư vấn giám sát; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; lập dự án đầu tư xây dựng).

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Thuế VAT hạch toán như thế nào? Nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) là nghĩa vụ mà mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện nên mọi kế toán doanh nghiệp cần nắm vững nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT theo đúng quy định. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế GTGT được khấu trừ - phải nộp.

Ghi nhan thue gtgt khi chưa có hóa đơn năm 2024
Hướng dẫn hạch toán thuế VAT.

1. Hạch toán thuế VAT là gì?

Trong quá trình mua bán, giao dịch hàng hóa, đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, doanh nghiệp cần kê khai thuế GTGT theo phương thức thanh toán và phương pháp áp dụng. Hạch toán nộp thuế GTGT sẽ giúp doanh nghiệp nắm được và kiểm soát các khoản chi phí tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

2. Sử dụng tài khoản nào để hạch toán thuế VAT?

2.1. Tài khoản 133 hạch toán thuế GTGT đầu vào

Đối với hạch toán thuế GTGT đầu vào, kế toán sử dụng TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán TK 133, kế toán cần tuân thủ nguyên tắc: - TK 133 ghi nhận số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ trong kỳ. - Hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, trường hợp không tính riêng thì phải thể hiện số thuế đầu vào trong TK 133. - Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định. Thuế đầu vào không được khấu trừ tùy trường hợp được tính vào giá trị tài sản mua, giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh. Kết cấu và nội dung TK 133: - Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ. - Bên Có: + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. + Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. + Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá. + Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: - TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, vật tư mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh. - TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khi mua sắm bất động sản đầu tư. \>> Tham khảo: Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT nhanh chóng.

Ghi nhan thue gtgt khi chưa có hóa đơn năm 2024
Sử dụng TK 133 và TK 3331 để hạch toán thuế VAT.

2.2. Tài khoản 3331 hạch toán thuế GTGT đầu ra

Theo Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC, được bổ sung tại Điều 16, Thông tư 155/2015/TT-BTC, khi hạch toán TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, kế toán lưu ý các nguyên tắc: “a) Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.

  1. Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn…
  2. Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác. …
  3. Đối với các khoản thuế được hoàn, được giảm, kế toán phải phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm là thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán và thực hiện theo nguyên tắc: - Đối với số thuế đã nộp ở khâu mua được hoàn lại (ví dụ trong giao dịch tạm nhập – tái xuất, các khoản thuế TTĐB, thuế NK, thuế BVMT đã nộp được hoàn lại khi tái xuất…), kế toán ghi giảm giá trị hàng mua hoặc giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. Riêng thuế GTGT đầu vào được hoàn ghi giảm số thuế GTGT được khấu trừ; - Đối với số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng nhập khẩu không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, khi tái xuất được hoàn thì kế toán ghi giảm khoản phải thu khác (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp của hàng nhận gia công được hoàn lại khi tái xuất…); - Đối với số thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn, kế toán ghi nhận vào thu nhập khác (ví dụ hoàn thuế xuất khẩu, giảm số thuế TTĐB, GTGT, BVMT phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ). đ) Nghĩa vụ đối với NSNN trong giao dịch ủy thác xuất – nhập khẩu: - Trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu (hoặc các giao dịch tương tự), nghĩa vụ đối với NSNN được xác định là của bên giao ủy thác - Bên nhận ủy thác được xác định là bên cung cấp dịch vụ cho bên giao ủy thác trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết toán với NSNN (người nộp thuế hộ cho bên giao ủy thác). - TK 333 chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác với vai trò trung gian chỉ phản ánh số thuế phải nộp vào NSNN là khoản chi hộ, trả hộ trên TK 3388 và phản ánh quyền được nhận lại số tiền đã chi hộ, trả hộ cho bên giao ủy thác trên TK 138. Căn cứ để phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của bên giao ủy thác như sau: Khi nhận được thông báo về số thuế phải nộp, bên nhận ủy thác bàn giao lại cho bên giao ủy thác toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thông báo của cơ quan có thẩm quyền về số thuế phải nộp làm căn cứ ghi nhận số thuế phải nộp trên TK 333. Căn cứ chứng từ nộp tiền vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm số phải nộp NSNN.
  4. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.” Kết cấu và nội dung TK 3331: - Bên Nợ: + Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ. + Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào Ngân sách Nhà nước. + Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp. + Số thuế GTGT hàng hóa giảm giá, bị trả lại. - Bên Có: Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. + TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
  • TK 33311: Thuế GTGT đầu ra.
  • TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

3. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Tùy theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán cần hạch toán thuế VAT đầu vào như thế nào đảm bảo đúng quy định.

3.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào

Căn cứ hạch toán dựa trên các chứng từ sau:

  • Hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào.
  • Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
  • Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

Hạch toán thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán hạch toán: - Nợ TK 152, 153, 156, 211, 242, 641, 642,...: Giá chưa thuế GTGT. - Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ. - Có TK 111, 112, 331…: Số tiền phải trả nhà cung cấp.

Ghi nhan thue gtgt khi chưa có hóa đơn năm 2024
Hướng dẫn hạch toán thuế VAT được khấu trừ.

Hạch toán thuế VAT đầu vào không được khấu trừ

Căn cứ theo Khoản 9, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh sẽ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính nguyên giá tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Kế toán hạch toán: - Nợ TK 152, 153, 156, 211, 242, 641, 642,...: Giá chưa thuế + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Có TK 111, 112, 331,...: Số tiền phải trả nhà cung cấp. Trường hợp thời điểm phát sinh giao dịch mà chưa xác định được số thuế GTGT đầu vào này có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan: - Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. - Nợ TK 641, 642: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán. - Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

3.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra

Bút toán hạch toán thuế GTGT đầu ra sử dụng tài khoản 3331, căn cứ vào hóa đơn đầu ra, kế toán ghi: - Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán. - Có TK 511, 515, 711: Giá chưa có thuế GTGT. - Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

3.3. Hạch toán thuế GTGT cuối kỳ

Cuối kỳ, kế toán cần xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra trong kỳ, ghi: - Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Lưu ý: Tùy theo doanh nghiệp đang áp dụng kê khai thuế kỳ theo tháng hay theo quý, kế toán cũng cần kết chuyển đầu ra - đầu vào theo tháng hoặc theo quý. Nguyên tắc thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là lấy theo số nhỏ hơn. Các bước như sau: Bước 1: Tập hợp hết số thuế GTGT đầu vào:

  • Số dư nợ TK 133 nếu trường hợp kỳ trước còn số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (TK 133 dư nợ kỳ trước đầu vào > đầu ra).
  • Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh tăng bên Nợ của TK 133: Có được khi mua hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
  • Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh tăng bên nợ của TK 133: Do phát sinh các khoản thuế GTGT không được khấu trừ hoặc phát sinh các khoản điều chỉnh như giảm giá hàng bán, khuyến mại,...

Như vậy: Tổng 133 = 133 dư nợ (Nếu có) + 133 phát sinh tăng trong kỳ - 133 phát sinh giảm trong kỳ (Nếu có). Bước 2: Tập hợp tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ:

  • Phát sinh tăng bên có TK 3331.
  • Phát sinh giảm ghi bên nợ TK 3331: Do phát sinh các khoản như chương trình khuyến mại, giảm giá hàng bán,...

Như vậy: Tổng 3331 = 3331 phát sinh tăng - 3331 phát sinh giảm (nếu có). Bước 3: So sánh giữa Tổng 133 và Tổng 3331 Sau khi so sánh, giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì kế toán đưa giá trị đó vào bút toán: - Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Lưu ý: Kế toán cần so sánh đối chiếu với tờ khai thuế GTGT:

  • Nếu TK 133 còn số dư bên Nợ (Nghĩa là Tổng 133> Tổng 3331): Kế toán so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT. Nếu TK 3331 còn số dư bên Có (Nghĩa là Tổng 133 < Tổng 3331): Kế toán so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT.